Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thả olu ận
4.3. Hiện tượng đồng nhiễm PCV2 với một số virus
4.3.2. Kết quả nghiên cứu hiện tượng đồng nhiễm PCV2 với một số virus
Mặc dù cơ chế sinh bệnh của các virus sử dụng trong nghiên cứu này chưa thực sự sáng tỏ nhưng một điều được nhiều nhà khoa học khẳng định đó là hiện
tượng đồng nhiễm của chúng có thể gây thành các bệnh/hội chứng liên quan ở
lợn. Điều dễ dàng nhận thấy là nếu chỉ gây nhiễm PCV2 rất ít khi lợn biểu hiện triệu chứng lâm sàng (Okuda et al., 2003). Trong hầu hết các trường hợp lợn có triệu chứng lâm sàng rõ khi được gây nhiễm đồng thời với một số mầm bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm (Rovira et al., 2002). Kết quả phân tích hiện tượng đồng nhiễm của PCV2 với các virus trong nghiên cứu này từ các mẫu
dương tính với PCV2 được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quảxác định sựđồng nhiễm virus trong mẫu bệnh phẩm
Đồng nhiễm Số loại virus Số mẫu dương tính Tổng hợp dương tính (%)Tỷ lệ PCV2-PPV-TTV-PRRSV 4 4 4 2,78 PCV2-PPV-TTV 3 36 49 34,03 PCV2-PPV-PCV3 6 PCV2-PPV-PRRSV 6 PCV2-TTV-PRRSV 1 PCV2-PPV 2 51 91 63,19 PCV2-TTV 19 PCV2-PRRSV 11 PCV2* 10
Ghi chú: (*) nhiễm ghép với các virus khác.
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: mẫu đồng nhiễm 02 loại virus chiếm tỷ lệ
63,19%; số mẫu đồng nhiễm 03 virus chiếm tỷ lệ 34,03%, số mẫu đồng nhiễm 04 virus chỉ chiếm tỷ lệ 2,78%, và khơng có mẫu nào đồng nhiễm cả 5 virus (PCV2,
Điểm đặc biệt trong cơ chế sinh bệnh của PCV2 là hiện tượng đa nhiễm hoặc bội
nhiễm với nhiều loại mầm bệnh khác. Pallarés et al. (2002) khi nghiên cứu trên
484 mẫu bệnh phẩm từ các ca bệnh PMWS chỉ xác định 1,9% số mẫu đơn nhiễm
PCV2; 51,9% số mẫu nhiễm kép PRRSV; 35,5% nhiễm kép với M.
hyopneumoniae; 5,4% nhiễm kép với virus cúm lợn và 15% nhiễm kép với PPV.
Hu et al. (2017) cho thấy trong tổng số 49 mẫu lâm sàng ở lợn được kiểm tra thì
đồng nhiễm với hai hoặc ba virus là 25 mẫu (51%). Đối chiếu với nhiều nghiên
cứu trên thế giới, kết quả về hiện tượng đồng nhiễm với PCV2 trong nghiên cứu này là phù hợp. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này góp phần khẳng định hiện
tượng đồng nhiễm virus với PCV2 là phổ biến.
Kết quả ở bảng 4.7 còn được tổng hợp theo số loại virus đồng nhiễm. Kết
quả đồng nhiễm 02 loại virus cho biết tỷ lệ đồng nhiễm PCV2 với PPV, TTV,
PRRSV cũng đáng được quan tâm, cụ thể đồng nhiễm PCV2/PPV là 51/144 mẫu
(35,42%), PCV2/TTV là 19/144 mẫu (13,19%), PCV2/PRRSV là 11/144 mẫu
(7,64%). Kết quả đồng nhiễm 03 loại virus cho biết tỷ lệ đồng nhiễm PCV2 với các virus PPV, TTV là cao nhất là 36/144 mẫu (25%), PCV2/PPV/PCV3 là 6/144 mẫu (4,17%), PCV2/PPV/PRRSV là 6/144 mẫu (4,17%), PCV2/TTV/PRRSV là 1/144 mẫu (0,69%). Kết quả đồng nhiễm 04 loại virus cho biết tỷ lệ đồng nhiễm
PCV2 với các virus là không đáng kể, đáng lưu ý nhất là trong các mẫu đồng
nhiễm 04 virus có 04 mẫu có đồng nhiễm đồng thời với cả PCV2, PRRSV là
4/144 mẫu (2,78%).
Ở Canada năm 1990, người ta đã phát hiện bệnh Viêm phổi hoại tử và tăng
sinh ở lợn (PNP – Proliferative and Necrotizing Pneumonia). Người ta đã xác
định 2 tác nhân chính của bệnh này là PRRSV và PCV2. Trong một nghiên cứu
về bệnh PNP (Grau-Roma and Segalés, 2007) đã phát hiện thấy hiện tượng đồng nhiễm PRRSV và PCV2 chiếm tới 40,5% số ca bệnh. Rovira et al. (2002) cho rằng khi lợn bị nhiễm cả hai tác nhân PRRSV và PCV2 thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Nếu gây bệnh riêng rẽ PRRSV và PCV2 thì lợn có thể khơng chết, nhưng khi gây đồng nhiễm thì lợn sẽ mắc bệnh nặng hơn và có thể chết. Lợn bị nhiễm PRRSV thì cũng tăng khả năng nhiễm virus PCV2.
lệ nhiễm TTV ở lợn mắc PCV2 nhưng hiện tượng đồng nhiễm TTV có thể là yếu tố nguy cơ khiến cho lợn có biểu hiện bệnh PCVAD. Kết quả nghiên cứu của
Altherr et al. (2003) cũng khẳng định khi xét nghiệm 279 mẫu thai lợn chết lưu
trong đó tỷ lệ dương tính với PPV (23,3%), PCV2 (4,3%), đặc biệt tỷ lệ đồng
nhiễm PCV2-PPV là 2,2%.
Nghiên cứu hồi cứu của Rocha et al. (2010) vế sự có mặt của PCV2 và PPV bằng phương pháp PCR ở 147 thai lợn chết lưu từ năm 2006-2008 tại Brazil cho thấy 53,3% mẫu dương tính với PCV2, khơng có mẫu dương tính chỉ với PPV, và 6,2% mẫu dương tính cả với PCV2-PPV. PPV cũng được xác định là ngoài
nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở lợn cịn góp phần khiến cho lợn nhiễm
PCV2 mắc PMWS (Krakowka, 2000; Opriessnig, 2004).
Nghiên cứu của Hoàng Văn Năm (2012) cho thấy khi lợn bị đồng nhiễm cả 2 loại virus PRRS độc lực cao và PCV2, lợn sẽ ốm nặng khi bị cả 2 loại virus tấn cơng, tuy nhiên có thể lợn sẽ khơng chết. Đây là điều kiện của thí nghiệm, có thể ngồi thực tế sự có mặt của một số loại mầm bệnh khác sẽ làm cho mức độ của bệnh phức tạp hơn. Các triệu chứng rõ nhất là hô hấp và hiện tượng xuất huyết
dưới da. Khi mổ khám thấy hiện tượng hạch lympho sưng to, xuất huyết; phổi có
hiện tượng sưng, xuất huyết và nhục hóa.
Trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu nghiên cứu của đề tài, mặc dù chưa đánh giá được hết các tác nhân đồng nhiễm virus đồng nhiễm với PCV2, các kết
quả trình bày trên đây cho thấy sự phổ biến của hiện tượng đồng nhiễm. Kết quả tóm tắt sự hiện diện của các virus đồng nhiễm ở các tỉnh nghiên cứu được mơ tả
ở hình 4.16, tại Hà Nội và Hưng Yên đều có sự xuất hiện các virus PCV2, TTV,
PPV, PCV3. Tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tiền Giang có mặt các virus PCV2, TTV, PPV, PRRSV. Tại Bắc Ninh, Hải Dương, Hịa Bình, Thái Ngun, Hải Phịng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Vĩnh Long có sự xuất hiện của PCV2, TTV, PPV.
Hình 4.16 cho thấy, đàn lợn nuôi tại 14 tỉnh, thành phố nghiên cứu đều xuất hiện 04 virus trong nghiên cứu này. Các phân tích chỉ ra rằng PCV2, PPV, TTV
được phân bố hầu hết trong các trang trại lợn ở các địa phương. Ngược lại, loài
vậy, kết quả phát hiện nhiều loại virus đồng nhiễm với PCV2 (PPV, TTV, PRRSV, PCV3) trong nghiên cứu này là những ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam, phù hợp với nghiên cứu khác trên thế giới.