Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thả olu ận
4.3. Hiện tượng đồng nhiễm PCV2 với một số virus
4.3.1. Kết quả xác định sự có mặt của một số virus đồng nhiễm
Tiến hành phân tích từ 144 mẫu dương tính với PCV2, chúng tôi đã xác
định được sự có mặt của một số virus bao gồm: PRRSV, PPV (PPV1, PPV2,
PPV3, PPV4), Torque teno virus TTV (TTV1 và TTV2) và PCV3. Kết quả PCR phát hiện virus đồng nhiễm được minh họa ở hình 4.14.
(-) M 1 2 3 4 5 6 7 8 (+) M (-) M 1 2 3 4 5 6 7 8 (+) M B: TTV1 C: PPV1 (-) M 1 2 3 4 5 6 7 8 (+) M A: PCV2
M: 100 bp DNA marker; 1-8 là các mẫu xét nghiệm dương tính với PCV2 (A) sau đó lần lượt được kiểm
tra đồng nhiễm với TTV1 (B) và PPV1 (C)
Trong kết quả minh họa ở hình 4.14, 8 mẫu xét nghiệm được xác định dương tính với PCV2, với vạch sản phẩm PCR có đậm độ khác nhau (phản ánh lượng virus nhiều/ ít); trong đó có mẫu số 7 dương tính yếu. Kết quả kiểm tra đồng nhiễm TTV1 cho thấy có 4/8 mẫu dương tính. Kết quả kiểm tra đồng nhiễm
PPV1 có 2/8 mẫu dương tính. Trong ví dụ kể trên, đồng nhiễm 2 loại virus có ở 6/8 mẫu là 1, 3, 4, 5, 6 và 8; trong đó 4/8 mẫu đồng nhiễm PCV2-TTV1 và có 2/8 mẫu đồng nhiễm PCV2-PPV1.
Kết quả PCR và realtime RT-PCR phát hiện đồng nhiễm ADN và ARN
virus được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quảxác định sự có mặt của virus đồng nhiễm
Virus Số mẫu dương tính Tỷ lệ mẫu dương tính (%)
(95%CI) PRRSV_NA type 8 5,56 (2,43 – 10,65) HP-PRRSV 14 9,72 (5,42 – 15,77) PPV1 9 6,25 (2,90 – 11,53) PPV2 54 37,50 (29,58 – 45,95) PPV3 25 17,36 (11,56 – 24,55) PPV4 15 10,42 (5,95 – 16,60) TTV1 14 9,72 (5,42 – 15,77) TTV2 46 31,94 (24,43 – 40,22) PCV3 6 4,17 (1,54 – 8,85)
Sử dụng các cặp mồi đặc hiệu với các virus đã nêu ở trên đều phát hiện
được sự hiện diện của các ADN virus (PPV, TTV, PCV3) và ARN virus
(PRRSV) trong mẫu bệnh phẩm. Kết quả cho thấy ngoài dương tính với PCV2 các mẫu cũng đồng thời dương tính với các virus khác, điều này một lần nữa khẳng định mẫu bệnh phẩm lợn nuôi tại các điều kiện thực địa tại các tỉnh nghiên cứu có tồn tại các mầm bệnh khác nhau. Đối với các ADN virus, tỷ lệ phát hiện
được mẫu dương tính với PPV2, PPV3, PPV4, PPV1 theo thứ tự lần lượt là
37,5%, 17,36%, 10,42%, 6,25%); tiếp đến TTV1 là 9,72%, TTV2 là 31,94%), thấp nhất là PCV3 (4,17%). Đối với ARN virus tỷ lệ mẫu dương tính với PRRSV khá thấp, đặc biệt các chủng virus PRRS được phát hiện gồm hai cluster là PRRSV_NA (nhóm chủng virus có nguồn gốc Bắc Mỹ) và HP-PRRSV (nhóm chủng virus có nguồn gốc Trung Quốc) với tỷ lệ lần lượt là 5,56% và 9,72%.
Các nghiên cứu cho thấy yếu tố đồng nhiễm như nhiễm đồng thời với các
tác nhân gây bệnh liên quan đến sự phát triển của PCVAD (Hasslung et al., 2005). Cụ thể, nhiễm ghép PRRS và PCV2 là một trong những đồng nhiễm phổ biến nhất liên quan đến bệnh lợn trong điều kiện thực nghiệm gần đây
(Changhoon et al., 2014). PPV đồng nhiễm với PCV2 cũng được chứng minh
PPV ngoài là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở lợn cịn góp phần khiến cho
lợn nhiễm Porcine circovirus type 2 (PCV2) mắc PMWS (Krakowka, 2000,
Opriessnig, 2004). Trong khi đó, TTV đồng nhiễm với PCV2 có thể là yếu tố
nguy cơ khiến cho lợn có biểu hiện bệnh PCVAD thêm trầm trọng (Lee et al.,
2010). Trong hầu hết các trường hợp lợn có triệu chứng lâm sàng rõ khi được gây nhiễm đồng thời với một số mầm bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm
(Rovira et al., 2002). Do đó PCV2 được coi là điều kiện cần nhưng chưa đủ để
gây thành bệnh (Tomás et al., 2008). Tại Việt Nam, đến nay mới có Hồng Văn
Năm (2012) đánh giá về tỷ lệ đồng nhiễm PRRRV và PCV2 ở lợn mắc PRRS,
Lâm Thị Thu Hương (2012) nghiên cứu một số vi khuẩn cộng nhiễm trên heo
mắc hội chứng gầy còm sau cai sữa.
Kết quả phát hiện các virus TTV, PPV, PCV3 và PRRSV từ các mẫu dương tính với PCV2 cho thấy có ba virus PCV2, PPV, TTV lưu hành phổ biến tại các
địa phương nghiên cứu và được mơ tả ở hình 4.15.
Từ các mẫu dương tính với PCV2, kết quả phát hiện TTV và PPV đều có sự
lưu hành ở tất cả các tỉnh nghiên cứu với tỷ lệ mẫu dương tính tương ứng lần lượt
là 41,67% và 71,53%. PCV3 chỉ xuất hiện ở 2 tỉnh phía Bắc là Hà Nội và Hưng Yên với tỷ lệ mẫu dương tính là 4,17%. PRRSV chỉ xuất hiện tại 3 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tiền Giang với tỷ lệ mẫu dương tính là 15,28%.
A B
C D
A: Các tỉnh có mẫu dương tính với TTV; B: Các tỉnh có mẫu dương tính với PPV; C: Các tỉnh có mẫu dương tính với PCV3; D: Các tỉnh có mẫu dương tính với PRRS
So sánh với các kết quả nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho kết quả tương đồng. Oliveira et al. (2012) kiểm tra trên 400 mẫu thận lợn thu thập từ lợn có triệu chứng viêm thận tại Brazil bằng phương pháp PCR cũng cho thấy tỷ lệ mẫu dương tính với PCV2, PPV, TTV1 và TTV2 lần lượt là 27,25%, 28,5%, 94% và 87,5%. Lee et al. (2010) cũng cho biết khơng có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ nhiễm TTV ở lợn mắc PCV2 nhưng hiện tượng đồng nhiễm TTV có thể là yếu tố nguy cơ khiến cho lợn có biểu hiện bệnh PCVAD. PPV được xác định
là ngoài nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở lợn cịn góp phần khiến cho lợn
nhiễm Porcine circovirus type 2 (PCV2) mắc PMWS (Krakowka et al., 2000;
Opriessnig, 2004). Hasslung et al. (2005) cho biết dấu hiệu lâm sàng có thể tăng lên khi PCV2 nhiễm với PPV. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy PPV, TTV đều là các yếu tố đồng nhiễm với PCV2 gây bệnh PCVAD.
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng công
nghiệp bệnh tai xanh (PRRS) và hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS) do virus PCV2 gây ra là những bệnh được đặc biệt quan tâm. Người ta cho rằng khi lợn bị nhiễm cả hai tác nhân gây bệnh PRRSV và PCV2, thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn nhiều. Nếu gây bệnh riêng rẽ PRRSV và PCV2, lợn có thể khơng chết,
nhưng khi gây đồng nhiễm thì lợn mắc bệnh nặng hơn và có thể chết. Khi lợn bị
nhiễm PRRSV thì cũng tăng khả năng nhiễm virus PCV2. (Rovira et al., 2002). Kết quả cho biết tỷ lệ mẫu dương tính với PRRSV là 15,28%, trong đó các chủng virus PRRS được phát hiện gồm hai cluster là PRRSV_NA (nhóm chủng virus có nguồn gốc Bắc Mỹ) và HP-PRRSV (nhóm chủng virus có nguồn gốc
Trung Quốc) với tỷ lệ lần lượt là 5,56% và 9,72%. Điều đặc biệt là các mẫu
dương tính với PRRS chỉ xuất hiện ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tiền Giang, đây là các tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh tai xanh năm 2015 và năm 2016 trùng với
thời điểm lấy mẫu thực hiện nghiên cứu của đề tài. Theo Cục Thú y, dịch bệnh
PRRS năm 2017 đã được kiểm soát và khống chế. Tuy nhiên năm 2015 cả
nước đã xuất hiện 19 ổ dịch tai xanh tại 11 huyện của 06 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ. Năm 2016 cả nước đã xuất hiện 14
ổ dịch Tai xanh tại 08 huyện của 04 tỉnh là Quảng Trị, Hậu Giang, Nghệ An và Hà Tĩnh (Cục Thú y, 2016). Kết quả phân tích phả hệ dựa trên gen ORF5 cho
virus PRRS được phát hiện gồm 2 cluster là USA-like và Chinese-like (Cục Thú
y, 2016). Điều này cho thấy, virus PRRS phát hiện được từ các mẫu dương tính với PCV2 chỉ gồm PRRS_NA (chủng Bắc Mỹ) và PRRS_CN (chủng độc lực cao Trung Quốc) với tỷ lệ lần lượt là 5,56% và 9,72% là phù hợp.
Tô Long Thành và Nguyễn Văn Long (2008) cho biết năm 2008 số lượng
bệnh phẩm lợn mắc PRRS gửi đến Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương nhiều hơn năm 2007, khẳng định những mẫu bệnh phẩm dương tính với PRRS có sự bội nhiễm vi khuẩn, virus. Chủng virus độc lực cao của Việt Nam có sự tương đồng về cấu trúc gen với chủng virus độc lực cao của Trung Quốc đến 99%. Khi sử dụng virus PRRS gây bệnh tại Việt Nam cơng cho lợn thí nghiệm lợn khơng chết, huyễn dịch bệnh phẩm lấy tại ổ dịch của Việt Nam gây chết 100% lợn trong 72h. Điều này cho thấy vai trò của vi khuẩn, virus bội nhiễm.
Porcine circovirus 3 (PCV3) là một loài virus mới đã được phát hiện gần
đây ở lợn mắc hội chứng viêm da - thận và hội chứng rối loạn sinh sản. Hiện
nay, mặc dù PCV3 đã được phát hiện ở nhiều nước chăn nuôi lợn trên thế giới (Palinski el al., 2017). Sự xuất hiện của PCV3 hiện đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, với nhiều công bố về sự lưu hành của PCV3 ở các nước như: Mỹ (Palinski el al., 2017), Trung Quốc (Ku
et al cs., 2017), Hàn Quốc (Kwon el al., 2017b), Ba Lan (Stadejek et al.,
2017) và Italy (Faccini et al., 2017), v.v... nhưng chưa có đánh giá nào về ảnh
hưởng của sự đồng nhiễm với PCV3 ở lợn nuôi. Tại Việt Nam, đây là nghiên
cứu phát hiện và lưu hành đầu tiên về PCV3, các đánh giá đồng nhiễm cũng là
kết quả ban đầu chưa thể khẳng định tính gây bệnh của các chủng PCV3 lưu
hành ở Việt Nam.
Nghiên cứu này tiến hành đánh giá sự đồng nhiễm PCV2 với một số
virus PRRS, PPV, TTV, PCV3 trong điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự đồng nhiễm của PCV2 với các vi
khuẩn và các mẫu âm tính với PCV2 chưa được quan tâm đến, đây cũng là
hạn chế của nghiên cứu do chưa thể đánh giá được sự có mặt của các vi khuẩn và virus đồng nhiễm ngoài PCV2 và tần suất xuất hiện của chúng trong tất cả các mẫu nghiên cứu.