Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thả olu ận
4.1. Sự lưu hành PCV2 ở lợn nuôi tại Việt Nam
4.1.3. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PCV2 ở đàn lợn thuộc các lứa tuổi
Nhằm mục đích đánh giá các giai đoạn phát triển của lợn có ảnh hưởng lớn
đến sự lưu hành bệnh do PCV2 ở lợn nuôi tại 14 tỉnh nghiên cứu, chúng tôi đã
tiến hành đánh giá tỷ lệ mẫu dương tính PCV2 ở các lứa tuổi lợn bao gồm: lợn nái, lợn thịt và lợn con theo mẹ. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PCV2 ở đàn lợn theo từng lứa tuổi được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PCV2 ở các lứa tuổi lợn
TT Nguồn gốc mẫu Tổng số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ(%) dương tính (95%CI) 1 Lợn con theo mẹ 96 38 39,58 (29,75 – 50,08) 2 Lợn thịt 186 84 45,16 (37,87 – 52,61) 3 Lợn nái 68 22 32,35 (21,51 – 44,79) Tổng hợp 350 144 41,14
Mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PCV2 ở bất cứ nhóm tuổi nào, tỷ lệ dương tính thấp nhất là lợn nái đạt 32,35% (dao động từ 21,51-44,79% ở độ tin
cậy 95%); thấp hơn so với hai lứa tuổi lợn con theo mẹ và lợn thịt lần lượt là 39,58% (dao động từ 29,75-50,08% ở độ tin cậy 95%) và 45,16% (dao động từ 37,87-52,61% ở độ tin cậy 95%). Tuy tỷ lệ dương tính với PCV2 ở các lứa tuổi lợn có vẻ khác nhau lớn (45,16% ở lợn thịt so với 39,58% ở lợn con theo mẹ và
32,35% ở lợn nái) nhưng kiểm định χ2 cho biết trên phương diện thống kê, các tỷ
lệ này khơng khác nhau vì trị số p = 0,4704 > 0,05.
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Lâm Thị Thu
Hương và cs. (2005) cho thấy tỷ lệ nhiễm PCV2 ở nhóm tuổi 8-12 tuần tuổi
(80,88%), kế đến nhóm 4-7 tuần tuổi (56,79%) và thấp nhất là nhóm trên 12 tuần tuổi (42,86%). Theo Lê Tiến Dũng (2006) nhóm lợn từ 8-12 tuần tuổi có biểu hiện
còi do PCV2 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,79%), kế đến là nhóm lợn 6-8 tuần tuổi
(33,33%), nhóm lợn trên 12 tuần tuổi (31,25%). Opriessnig et al. (2005) cũng cho rằng hội chứng PMWS thường gặp ở lợn từ 5-18 tuần tuổi nhưng tập trung chủ yếu là 6-10 tuần tuổi.
Kết quả công bố của Kathleen et al. (2008) sử dụng phản ứng PCR cũng
cho thấy có thể có mối liên hệ giữa sự hiện diện của PCV2 trong phân lợn nái
cho con bú và tăng PCV-2 ở lợn con và đối với hầu hết các giai đoạn sản xuất, có
thể phát hiện được DNA của virus trong tất cả hoặc gần như tất cả các mẫu phân. Allan et al. (2007) cũng cho rằng tỷ lệ mắc PMWS ở các lứa tuổi khác nhau là do
liên quan đến kháng thể mẹ truyền chống lại PCV2. Nếu kháng thể mẹ truyền
cao sẽ giúp bảo vệ lợn con 6 tuần đầu sau sinh, ngược lại lợn con chỉ được bảo vệ trong 2-3 tuần đầu.
Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng chiến lược vacxin
phòng bệnh. Vacxin cần phải được tiêm cho lợn mẹ giúp truyền kháng thể thụ
động cho lợn con, bảo hộ cho con những tuần đầu sau khi sinh. Khi lợn được trên
3 tuần tuổi, hàm lượng kháng thể thụ động giảm, cần phải tiêm vacxin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con vật. Segalés (2009) cũng cho biết khi lợn nái bị nhiễm PCV2 hoặc có hiệu giá kháng thể kháng PCV2 trong huyết thanh thấp sẽ làm tăng
19 ngày, và lượng kháng thể thụ động này sẽ khơng cịn ở các độ tuổi lợn khác
nhau tùy thuộc vào lượng kháng thể thụ động từ mẹ (từ 4 – 6 tuần tuổi nếu ít
kháng thể thụ động; từ 6 – 10 tuần nếu lượng kháng thể thụ động ở mức trung bình và 8,5 – 13,5 tuần nếu nhiều kháng thể thụ động). Lợn con theo mẹ (< 4 tuần tuổi)
thường khơng có triệu chứng lâm sàng do được bảo hộ bởi kháng thể thụ động
(Gillespie et al., 2009).
Ở một khía cạnh khác, một số nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ lưu hành PCV2 qua đánh giá về kết quả dương tính kháng thể khi kiểm tra huyết thanh bằng phản ứng ELISA cho thấy tỷ lệ cao hơn đáng kể khi sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện
PCV2 trong huyết thanh. Điều này được giải thích đây có thể là kháng thể thụ động hoặc do ảnh hưởng của thời gian nhiễm nên virus khơng cịn tồn tại trong máu, vì vậy khơng phát hiện được khi tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR. Tuy nhiên, các kết quả kiểm tra sự hiện diện của PCV2 trong bệnh phẩm của lợn đều cho phép khẳng định PCV2 lưu hành ở tất cả các giai đoạn nuôi ởđàn lợn. Một số nghiên cứu kiểm tra huyết thanh bằng phản ứng ELISA như:
Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs. (2012) cho thấy so sánh với kết quả dương tính kháng thể khi kiểm tra huyết thanh bằng phản ứng ELISA (70,57%) thì tỷ lệ phát hiện được PCV2 trong huyết thanh bằng kỹ thuật nested PCR (18,32%) thấp hơn
đáng kể với P<0,001. Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2008) tuy khơng kiểm tra tỷ
lệ huyết thanh dương tính với kháng thể PCV2 ở các lứa tuổi nhưng cho biết hiệu giá kháng thể này của lợn con (sinh ra từ lợn mẹ khơng được tiêm phịng vacxin PCV2) đã bị giảm dần và âm tính theo thời gian tại các thời điểm kiểm tra là 20,
50, 110 và 170 ngày tuổi. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với khả năng tỷ lệ
huyết thanh dương tính với kháng thể PCV2 giảm dần ở các lứa tuổi đã nêu. Tác giả cũng cho biết kháng thể kháng PCV2 được kiểm tra lúc 20 ngày tuổi là kháng thể thụ động. Theo McKeown et al., (2005) cho rằng hiệu giá kháng thể thụ động cao sẽ bảo hộ (nhưng khơng hồn tồn) lợn chống lại việc nhiễm PCV2, cịn hiệu giá kháng thể thụ động thấp thì chắc chắn lợn sẽ bị nhiễm PCV2. Kháng thể thụ
động từ mẹ truyền giảm gần như âm tính hồn tồn nên lợn con trở nên mẫn cảm
với PCV2, do đó PMWS tác động chủ yếu trên lợn 7 tuần tuổi. Các loại vacxin
nhược độc cũng có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất khi tiêm cho lợn trên 7 – 8 tuần
Chen et al. (2007) khi kiểm tra tỷ lệ huyết thanh dương tính với PCV2 ở đàn
lợn nuôi tại các vùng khác nhau tại Zhejiang (Triết Giang), Trung Quốc. Với tổng số 2062 mẫu huyết thanh lấy từ 44 trại, tỷ lệ huyết thanh dương tính kháng thể kháng PCV2 ở lợn nái là cao nhất (59,38%) (Zhou et al., 2006); và với 2255 mẫu kiểm tra thì tỷ lệ huyết thanh dương tính của lợn nái hậu bị là 98,0%, nái sinh sản 88,5% (Chen et al., 2007). Khi lợn nái dương tính với kháng thể kháng PCV2 thì lợn con theo mẹ cũng có kháng thể (có thể được truyền qua sữa) khiến cho tỷ lệ huyết thanh
dương tính của đàn lợn con cũng cao. Điều đặc biệt các tác giả nhận ra là lợn nái
càng già có tỷ lệ huyết thanh dương tính càng giảm, có thể liên quan đến việc loại thải những con nái bị ốm hoặc có sức sản xuất kém của những trang trại được điều tra. Vì vậy, trong chăn ni các trang trại cần lưu ý đến công tác loại thải những nái bệnh, giúp hạn chế sự lưu hành các loại mầm bệnh nói chung cũng như với PCV2 nói riêng.
Nghiên cứu của Jiangbing et al. (2007) với 1779 mẫu huyết thanh của các
nhóm lứa tuổi được kiểm tra, lợn con theo mẹ có tỷ lệ huyết thanh dương tính thấp nhất (173/519; 33,3%); thấp hơn rõ rệt so với lứa tuổi sau cai sữa (233/412;
54,1%) và lợn thịt (423/848; 49,9%) (P<0,01). Zhou et al. (2006); Chen et al.
(2007) cho biết tỷ lệ huyết thanh dương tính của lợn thịt cao hơn lợn con theo mẹ.
Điều này có thể giải thích do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm PCV2 như quy mô đàn, yếu tố đồng nhiễm, giống, tính biệt...
Như vậy, PCV2 lưu hành ở bất cứ nhóm tuổi lợn nào, tỷ lệ lưu hành lợn thịt,
lợn con theo mẹ và lợn nái tương ứng lần lượt là 45,16%, 39,58% và 32,35%. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định đây là điều kiền cần để bệnh do PCV2 phát sinh và lây lan do đó cũng rất cần được quan tâm trong ngành chăn nuôi lợn.