huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thươngbinh, liệt sỹ của một số địa phương binh, liệt sỹ của một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của chính quyền huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Can Lộc có hơn 3.500 thương binh và 14.000 liệt sỹ. Việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ được chính quyền huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách:
Chính quyền huyện Can Lộc tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ khá chặt chẽ với Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) và Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội. Việc tập huấn cán bộ diễn ra thường xuyên với 7 đợt/01 năm cho 73 lượt cán bộ, cơng chức. Dự tốn kinh phí thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ được xây dựng với sự thẩm định của Phịng Tài chính - Kế hoạch và trình HĐND phê duyệt chặt chẽ.
Thứ hai, đối với giai đoạn tổ chức triển khai thực thi chính sách:
Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ bám sát kế hoạch đã xây dựng, đưa chính sách vào thực tiễn thơng qua việc xây dựng các chương trình, hành động cụ thể: Xây dựng các chương trình ưu đãi thương binh, liệt sỹ; Cơng tác tun truyền; Một số hình thức khác, như: lồng ghép hoạt động ưu đãi thương binh, liệt sỹ vào việc triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo; chăm sóc, bảo quản, tơn tạo các cơng trình ghi cơng liệt sỹ.
Dựa trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thơng tư của Bộ, phịng LĐ-TBXH huyện hướng dẫn, triển khai tới các xã, thị trấn để thụ lý hồ sơ, đề nghị cấp trên xét duyệt cho người tham gia hoạt động kháng chiến ở chiến trường trước 30/4/1975; người tham gia hoạt động kháng chiến có Hn, Huy chương khơng hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp nào khác được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh; chế độ ưu đãi cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Thứ ba, đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách:
Để thực hiện tốt giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ, chính quyền huyện Can Lộc đã xây dựng được hệ thống kiểm soát bao gồm: Các chủ thể kiểm sốt; Cơng cụ kiểm sốt; Các hình thức kiểm sốt. Sau đó tiến hành thu thập thơng tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân và cả những người là đối tượng thương binh, thân nhân liệt sỹ.
Tiếp theo là đánh giá hiệu lực của chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ để biết được hiệu quả của chính sách và trả lời được các câu hỏi: Tác động, ảnh hưởng của chính sách là tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng thương binh, liệt sỹ? Chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ có tương tác với các chính sách khác khơng? Trong q trình thực thi chính sách có những hạn chế gì? Qua đó để đưa ra được những kiến nghị điều chỉnh chính sách, điều chỉnh nguồn lực, hệ thống văn bản để quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của chính quyền huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Thứ nhất, đối với giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách:
Chính quyền huyện Tân Kỳ chủ động hoạch định bộ máy thực thi chính sách. Phịng LĐ-TBXH huyện Tân Kỳ là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong q trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ tại huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ủy ban Nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Tân Kỳ.
Chính quyền huyện cũng tập trung xây dựng hệ thống thơng tin chun ngành về chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ: UBND, phòng LĐ-TBXH huyện ban hành những Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn, Công văn... gửi tới tất cả các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện, vận động các đơn vị tham gia đóng góp vào cơng tác chăm sóc các đối tượng chính sách như nhận chăm sóc thương binh hạng nặng, nhận đỡ đầu con liệt sỹ mồ cơi, đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”...
Thứ hai, đối với giai đoạn tổ chức triển khai thực thi chính sách:
Huyện ủy, HĐND, UBND, Phịng LĐ-TBXH phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện để thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính
sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ trên địa bàn huyện. Các hoạt động tiêu biểu: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quan điểm, chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi xã hội đối với người có cơng. Tổ chức các buổi mít tinh kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7, các hoạt động tri ân liệt sỹ...
Cùng với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách thường xuyên, hàng tháng và các chế độ ưu đãi khác. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân, các dân tộc trong huyện tạo mọi điều kiện để người có cơng trên địa bàn huyện có cuộc sống ổn định, có mức sống trung bình trở lên; ổn định thương tật, ổn định tư tưởng chính trị, lạc quan phấn khởi, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền huyện nhà.
Thứ ba, đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách:
Hệ thống tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ tại phòng LĐ-TBXH huyện Tân Kỳ bao gồm:
Các chủ thể tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách: Huyện ủy, HĐND, UBND, phịng LĐ-TBXH huyện Tân Kỳ, Sở LĐ-TBXH tỉnh Nghệ An.
Công cụ và hình thức tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng của Sở LĐ-TBXH Nghệ An gửi Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐ-TBXH huyện; Các văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ thị, quyết định của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về thực hiện chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ đến các xã, thị trấn trong huyện; Các báo cáo về tình hình thực hiện chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội đối với người có cơng trên địa bàn huyện của Phịng LĐ-TBXH trình lên Huyện ủy, HĐND, UBND, Sở LĐ-TBXH tỉnh Nghệ An.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện tiến hành thu thập thơng tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân và cả những người là đối tượng thương binh, thân nhân liệt sỹ.
sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ là đánh giá hiệu lực của chính sách để biết được hiệu quả của chính sách là tương đối cao thơng qua các kết luận.
Trong q trình thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ tại phịng LĐ- TBXH huyện Tân Kỳ, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn có những hạn chế nhất định. Và qua những hạn chế đó, đưa ra những kiến nghị điều chỉnh chính sách, điều chỉnh nguồn lực, hệ thống văn bản để q trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãithương binh, liệt sỹ thương binh, liệt sỹ
Từ kinh nghiệm trong việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ của chính quyền huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Có thể rút ra bài học như sau:
Thứ nhất, đối với giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách:
Tiếp tục ban hành các văn bản, quyết định, chỉ thị phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, thị trấn tránh sự chồng chéo, bất hợp lý trong việc chăm sóc người có cơng với cách mạng. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐ-TBXH trong quá trình xây dựng kế hoạch và tập huấn nhân lực tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ. Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm cơng tác chính sách của phịng và xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn cần có các cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác xã hội đặc biệt trong việc ưu đãi thương binh, liệt sỹ.
Thứ hai, đối với giai đoạn tổ chức triển khai thực thi chính sách:
Tiếp tục duy trì cơng tác tuyền truyền, vận động bằng nhiều hình thức thường xuyên sâu rộng trong nhân dân về việc ưu đãi thương binh, liệt sỹ. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hố cơng tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có cơng với cách mạng.
Tổ chức thêm nhiều mơ hình chăm sóc khác từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các đồn thể, cá nhân trong huyện khi đó nguồn lực trong cộng đồng sẽ phát huy hết tác dụng vào việc chăm sóc đời sống người có cơng.
Phát triển mạnh việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở tất cả các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện, khuyến khích tạo điều kiện để các gia đình chính sách có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật, tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ mới. Ưu đãi hỗ trợ về vốn, giống, đất đai, thuế đồng bộ và phù hợp cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ để họ và gia đình thuận lợi trong việc làm ăn, sản xuất, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, tập trung xây dựng quê hương đất nước.
Thứ ba, đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách:
Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, rà sốt việc xác nhận thương binh, liệt sỹ, kiến nghị xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh;
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong q trình lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách, thương binh, liệt sỹ. Cùng với đó, giữa các cấp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, để từ xã đến huyện đều nắm được kế hoạch thực hiện, nắm bắt đối tượng như chăm sóc sức khoẻ, cơng việc, từ đó có chương trình chăm sóc phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của từng gia đình chính sách. Và việc đôn đốc, kiểm tra thường xuyên từ huyện đến cơ sở; cơng tác xã hội hố ưu đãi thương binh, liệt sỹ cũng địi hỏi phải có sự kết hợp, làm việc thường xuyên giữa các ban ngành trong huyện.
CHƯƠNG 2