Chính sách trợ cấp, phụ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ của chính quyền huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 42)

Thương binh và người hưởng chính sách thương binh 1.68

2.1.2.1. Chính sách trợ cấp, phụ cấp

a) Chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng

Đây là chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ, chính sách đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người có cơng, ổn định cuộc sống của họ. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi thương binh, liệt sỹ được quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Chính sách trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng thực hiện từ năm 2019 đến năm 2021 được thực hiện theo các Nghị định: Trước ngày 01/7/2019 thực hiện theo Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018; từ ngày 01/7/2019 thực hiện theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ; từ ngày 01/7/2021 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng.

+ Đối với thương binh

Thương binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 21% trở lên đều được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh, bệnh binh không phải là người hưởng lương và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được hưởng thêm chế độ phụ cấp khu vực. Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi thương binh, liệt sỹ là 1.318.000 đồng, thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21% mức trợ cấp là 888.000 đồng, thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 100% mức trợ cấp là 4.226.000 đồng. Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 81% sống tại gia đình thì người phục vụ thương binh được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 1.318.000 đồng. Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 81% sống tại gia đình có vết thương đặc biệt nặng thì người phục vụ thương binh được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 1.693.000 đồng (Xem bảng số liệu

thể hiện mức trợ cấp ưu đãi đối với đối tượng thương binh từ ngày 01/07/2019, đính kèm Phụ lục 3).

+ Đối với bệnh binh

Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của bệnh binh được căn cứ vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật. Bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% sống tại gia đình thì người phục vụ bệnh binh được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 1.318.000 đồng. Bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% sống tại gia đình có bệnh tật đặc biệt nặng thì người phục vụ bệnh binh được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 1.693.000 đồng. Ngoài ra bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp 661.000 đồng, có bệnh tật đặc biệt nặng được hưởng phụ cấp 1.318.000 đồng.

+ Đối với liệt sỹ

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sỹ được áp dụng theo Phụ lục I Nghị định 58/2019/NĐ-CP như sau:

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sỹ là 1.624.000 đồng - Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sỹ là 3.248.000 đồng

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sỹ trở lên là 4.872.000 đồng - Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.624.000 đồng

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng.

b) Chế độ trợ cấp mai táng phí

Khi thương binh, bệnh binh (khơng phải là người hưởng lương và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí chế độ mai táng bằng 10 lần mức chuẩn, đồng thời đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp hiện hưởng. Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát thì được cơng nhận là liệt sỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ của chính quyền huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w