BINH, LIỆT SỸ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách
hiệu lực chính sách
3.2.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Căn cứ vào hạn chế rút ra trong đánh giá thực trạng đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách: “Hệ thống thơng tin phải hồi chính
sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ trên địa bàn huyện được xây dựng chỉ dừng lại ở thu thập thông tin qua báo cáo từ cơ sở, phản hồi từ cán bộ tổ chức thực thi, qua hội nghị, hội thảo... Cơng tác kiểm sốt, đánh giá chính sách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số lượng các cuộc thanh tra, giám sát giảm xuống từng năm dẫn đến kết quả phát hiện vi phạm cũng bị hạn chế.”
Đồng thời bài học kinh nghiệm và phương hướng mục tiêu hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi thương binh, liệt sỹ của chính quyền huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến năm 2025 đã xác định:
“Đối với giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu quả, hiệu lực chính sách:
Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, rà sốt việc xác nhận thương binh, liệt sỹ, kiến nghị xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh;
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong q trình lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách, thương binh, liệt sỹ. Cùng với đó giữa các cấp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, để từ xã đến huyện đều nắm được kế hoạch thực hiện, nắm bắt đối tượng như chăm sóc sức khoẻ, cơng việc, từ đó có chương trình chăm sóc phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của từng gia đình chính sách. Và việc
đơn đốc, kiểm tra thường xuyên từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn cơng tác xã hội hố ưu đãi thương binh, liệt sỹ cũng địi hỏi phải có sự kết hợp, làm việc thường xuyên giữa các ban ngành trong huyện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ. Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể và nhân dân tham gia giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách; kịp thời kiến nghị với cấp uỷ và cơ quan nhà nước các cấp giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của thương binh, liệt sỹ.”
3.2.3.2. Nội dung giải pháp
Tác giả đề xuất giải pháp cụ thể như sau:
Tăng cường công tác kiểm tra, tiếp tục phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tiến hành tổng rà sốt việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ, theo đúng tiến độ đề ra để giải quyết chế độ chính sách kịp thời, đúng đối tượng, không để lặp lại việc xảy ra những trường hợp làm sai, thụ hưởng chính sách khơng đúng đối tượng. Đồng thời, tích cực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của cử tri. Phát huy tinh thần, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ.
Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ một cách đầy đủ và đúng đắn như tính hiệu lực, hiệu quả, cơng bằng và tác động của chính sách đến các đối tượng hưởng lợi từ chính sách. Việc đánh giá này cần có sự tham gia của tất cả các thành phần xã hội như người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp nhằm đảm bảo sự minh bạch trong thực thi và rút kinh nghiệm cho những năm kế tiếp.
Hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ, ln thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế, bổ sung như:
- Văn bản hướng dẫn xác nhận, thực hiện ưu đãi người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi
nghĩa 19/8/1945;
- Văn bản xác nhận thương binh, liệt sỹ trong điều kiện hoàn cảnh mới (đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh, dũng cảm cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, thương binh chết do vết thương tái phát…)
- Một số chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, chế độ trợ cấp…. cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để việc ưu đãi xã hội đồng bộ, đầy đủ và có tính khoa học hợp lý hơn….
- Hiện nay theo quy định của Bộ LĐ-TBXH và Bộ Tài chính, thì đối tượng điều dưỡng luân phiên hàng năm mới chỉ thực hiện ở 10 nhóm đối tượng (theo quy định của Bộ, có 13 nhóm đối tượng cụ thể), trong đó bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 80% trở xuống và một số đối tượng thương binh, liệt sỹ khác chưa được điều dưỡng hàng năm.
Vì vậy, để hồn thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hưng Nguyên tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc thương binh, liệt sỹ đạt hiệu quả, đề nghị Bộ LĐ-TBXH mở rộng thêm đối tượng điều dưỡng luân phiên hàng năm cho đối tượng thương binh, bệnh binh và các nhóm đối tượng thương binh, liệt sỹ khác. Đồng thời tăng mức kinh phí điều dưỡng hàng năm cho huyện để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và ổn định tinh thần cho thương binh, thân nhân liệt sỹ; bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn xác nhận, thực hiện ưu đãi thương binh, liệt sỹ ở các giai đoạn khác nhau.
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu đều tăng và nhu cầu của thương binh, gia đình liệt sỹ thay đổi, ngày càng đa dạng thì mức trợ cấp ưu đãi hiện nay đối với thương binh, liệt sỹ vẫn cịn thấp.
Vì vậy, chính quyền huyện Hưng Nguyên cần kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An có những chế độ ưu tiên, ưu đãi hơn nữa với thương binh, liệt sỹ để từ đó nâng cao mức sống thương binh, thân nhân liệt sỹ so với mặt bằng chung của dân cư.
Giải pháp này được đưa ra trong trường hợp những chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ cũ đang gây nên những bất cập trong quá trình tổ chức thực thi và
khơng cịn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Do đó, việc điều chỉnh và đổi mới chính sách trong trường hợp này là cần thiết và cần phải được thực hiện sớm để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực thi đã được triển khai trước đó.
Ngồi ra, việc điều chỉnh và đổi mới chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ cũng giúp cho các cơ quan tổ chức thực thi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, được trao nhiều quyền hơn trong việc tổ chức thực thi nhưng đồng thời cũng có nhiều trách nhiệm hơn, chủ động hơn với đích đến cuối cùng là giải quyết tốt vấn đề hơn so với chính sách cũ.