II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HÒA GIẢI GẮN VỚI TÒA Á N
2.3. Các đặc điểm của hòa giải gắn với Tòa án
2.3.3. Tiêu chuẩn và tuyển chọn Hòa giải viên
Tạm thời khơng bàn về vai trị của Thẩm phán trong hòa giải hoặc phương
thức ADR khác, trong việc xây dựng hệ thống hòa giải gắn với Tòa án, một vấn
đề cần xác định là ai được tiến hành hòa giải và họ cần năng lực gì. Thơng
thường các hệ thống hịa giải gắn với Tịa án tín nhiệm các Thẩm phán đã về hưu và các chuyên gia pháp lý khác tham gia làm Hòa giải viên, nhưng nhiều hệ
thống rất linh hoạt, đã mở rộng ra một loạt các chuyên gia thuộc các lĩnh vực
chun mơn khác cũng có thể làm Hịa giải viên. Xét về tiêu chuẩn, mơ hình hịa giải gắn với Tịa án của hầu hết các nước xem xét các yếu tố như:trình độ học vấn, đào tạo bước đầu, phát triển nghề nghiệp liên tục và kinh nghiệm liên quan. Trong việc xây dựng hệ thống hòa giải, các quốc gia cũng phải xem xét về
việc xây dựng cơ chế tuyển chọn và duy trì đội ngũ Hịa giải viên có chất lượng. Nếu có một hệ thống danh sách, thì việc lựa chọn và bổ nhiệm các Hịa giải viên thường sẽ được thực hiện một cách ngẫu nhiên (bảng phân công), hoặc luân phiên. Tuy nhiên, một số Tịa án có thể có danh sách Hịa giải viên ưu tiên, dựa trên kinh nghiệm trước đó tại Tịa án đó hoặc tại các Tịa án khác, hoặc dựa trên
trình độ của Hịa giải viên.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy Hòa giải viên cần một số tiêu chuẩn cơ
bản. Tại Hoa Kỳ, tùy từng Bang khác nhau, nhưng nhiều Bang yêu cầu Tòa án
chỉ định Hòa giải viên đã đáp ứng số giờ đào tạo theo quy định. Để đưa vào
danh sách Hòa giải viên, một Bang cũng có thể u cầu Hịa giải viên phải đã
tiến hành một số cuộc hòa giải tư. Yêu cầu vềtrình độ học vấn là khác nhau giữa các Bang. Bằng cấp về luật thường không bắt buộc đối với Hòa giải viên, nhưng
họ phải tốt nghiệp đại học. Về các vấn đề tranh chấp liên quan tới Luật Gia đình
thì bằng cấp trong một lĩnh vực cụ thể như tâm lý học, công tác xã hội hoặc tư
vấn là yêu cầu bắt buộc đối với Hòa giải viên. ỞĐức, Đạo luật Hòa giải Đức chỉ đưa ra các hướng dẫn chung. Theo Đạo luật này, Hòa giải viên là những người
độc lập và vơ tư, khơng có quyền ra quyết định, họhướng dẫn các bên liên quan theo thủ tục hòa giải. Tiếp cận với cơng việc hịa giải là khơng bị hạn chế. Theo
quy định, các Hòa giải viên được đào tạo về kiến thức và thủ tục cơ bản và bất kỳ người nào được đào tạo cơ bản đều có thể trở thành Hịa giải viên.85 Trong
khi đó, Italia quy định chi tiết hơn. Một Hòa giải viên phải có bằng cấp tốt nghiệp tương đương ít nhất với hệ đại học 03 năm; hoặc là một thành viên của
84 Romualdi, at 58.
85“EU-EAA Legislation on Mediation”, International Mediation Institute.
30
một hiệp hội hoặc tổ chức nghề nghiệp và đã hoàn thành ít nhất khóa học bồi
dưỡng hai năm bởi tổ chức được Bộ Tư pháp cấp phép đào tạo. Trong khóa đào
tạo hai năm đó, họ phải tham gia thực tập tiến hành hịa giải ít nhất 20 vụ việc86.
Trong phạm vi nhất định, có thể lĩnh hội những kinh nghiệm quý về cơ
chế hòa giải gắn với Tòa án, như một số tiêu chuẩn cơ bản về Hịa giải viên,
nhưng khơng hạn chế trong phạm vi quá hẹp, cho phép sự linh hoạt trong việc
xác định kinh nghiệm nghề nghiệp. Một tiêu chuẩn chung chung như bằng cử
nhân trong một lĩnh vực có liên quan (như công tác xã hội, tâm lý học, tư vấn,
luật, v.v.) là phổ biến. Có thể yêu cầu về việc tham gia một số khóa đào tạo về
hịa giải nhưng loại hình và chất lượng đào tạo của việc đào tạo đó tùy thuộc vào
thể chế trong mỗi quốc gia và những nguồn lực cung cấp cho các khóa đào tạo đó.