III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HÒA GIẢI, ĐỐ
3.2. Thành tựu của hoạt động thí điểm
3.2.3. Năng lực của Hòa giải viên, Đối thoại viên
Hòa giải viên, Đối thoại viên bao gồm Thẩm phán, cán bộ Tịa án đã về hưu; những người có chức danh tư pháp khác và cán bộ địa phương đã về hưu; luật sư, luật gia và các chuyên gia khác. Số lượng Hòa giải viên, Đối thoại viên của từng địa phương được thể hiện qua biểu đồ 7 sau đây:
Biểu đồ 7: Đội ngũ Hòa giải viên, Đối thoại viên104
Biểu đồ trên cho thấy, Thẩm phán, cán bộ Tòa án đã về hưu chiếm tỷ lệ cao nhất (Nghệ An chiếm tới 72% - 13/18 người). Đây là nguồn Hòa giải viên,
Đối thoại viênổn định tại địa phương, có trình độ chun mơn, uy tín, có bề dày kinh nghiệm hòa giải (từ 20 năm đến 30 năm làm cơng tác xét xử và hịa giải trong tố tụng). Nguồn thứ hai là những người có chức danh tư pháp khác và cán bộ địa phương đã về hưu, bao gồm: Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thanh tra viên,
cán bộ các Sở, ban, ngành địa phương đã về hưu. Đây là đội ngũ có uy tín cao tại địa phương, đặc biệt là uy tín đối với các cơ quan hành chính địa phương. Do vậy, họ là nguồn đối thoại hành chính rất hiệu quả.
Ngồi ra cịn có luật sư và các chun gia khác như: cán bộ hội phụ nữ, cán bộ trung tâm trợ giúp pháp lý, giảng viên đại học luật. Lực lượng này thường tập trung ở các thành phố lớn(tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ nguồn này cao nhất), họ có thế mạnh ở khả năng phân tích tình huống, nắm bắt tâm lý
và thuyết phục, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế.
Nhìn chung, đội ngũ Hịa giải viên, Đối thoại viên đều là những người có
104Số liệu được tổng hợp từ các quyết định thành lập các Trung tâm Hòa giải, đối thoại của các Tòa án tại Hà Nội, Hải Phịng, Nghệ An và Hồ Chí Minh.
42
năng lực, trình độ chun mơn cao, giàu kiến thức văn hóa xã hội và tín nhiệm cao trong xã hội.Đâylà nền tảng căn bản tạo nên thành cơng của thí điểm.