IV. CÁC KIẾN NGHỊ
4.2. Những vấn đề bảo đảm thi hành Luật
4.2.1. Tuyên truyền phổ biến Luật
Đây là Luật mới và đặc thù vớinguyên tắc tự nguyện được xuyên suốt từ đầu đến hết quy trình hịa giải, đối thoại. Các biện pháp tuyên truyền thực hiện trong thí điểm đã thể hiện rất hữu ích và cần được phát huy, trong đó nhấn mạnh vai trị tun truyền của chính các Hịa giải viên, Đối thoại viên khi tiếp nhận và xử lý các vụ việc. Cách tuyên truyền này sát thực và có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến cộng đồng. Bên cạnh đó, cần phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân từ cơ sở (từ cấp xã) để hỗ trợ và phối hợp tốt hơn trong quá trình thực hiện cơng tác hịa giải, đối thoại.
61
4.2.2. Tuyển chọn và bồi dưỡng Hòa giải viên, Đối thoại viên
Thứ nhất, các Tòa án cần tiến hành công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Hòa giải viên, Đối thoại viên ngay khi Luật được thông qua để bảo đảm đội ngũ Hòa giải viên, Đối thoại viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngay khi Luật có hiệu lực, trong đó nên huy động đội ngũ Hịa giải viên, Đối thoại viên đã tham gia cơng tác thí điểm tiếp tục làm Hòa giải viên, Đối thoại viên.
Thứ hai, việc tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại cần được chú trọng, trong đó kỹ năng nhận diện tâm lý đương sự, đặc biệt là tâm lý trẻ em cần được đưa vào chương trình bồi dưỡng của Học viện Tòa án và các trường đào tạo Luật tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Hòa giải viên,
Đối thoại viênnhư ở Biểu đồ 17 dưới đây:
Biểu đồ 17: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Hòa giải viên, Đối thoại viên
Sự nhận diện chính xác tâm lý các bên tạo điều kiện giúp cho Hòa giải
viên, Đối thoại viên đưa ra phương án hòa giải, đối thoại phù hợp với mong
muốn, nguyện vọng của các bên, từ đó tăng cơ hội hòa giải thành, đối thoại thành cũng như rút ngắn thời gian hịa giải, đối thoại. Kinh nghiệm từ thí điểm đã cho thấyđiều này. Tuy nhiên, hiện nay, các trường đại học luật của Việt Nam chưa có chương trình đào tạo về lĩnh vực này.
Thứ ba, cần tập huấn pháp luật cho Hòa giải viên, Đối thoại viên để kịp thời cập nhật những quy định pháp luật mới và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng.
Ngồi ra, có thể tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các
Hoà giải viên, Đối thoại viên, giúp tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cơng tác hồ giải, đối thoại.
62
4.2.3. Huy động sự trợ giúp từ các cơ quan, tổ chức có liên quan
Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế góp phần tích cực tạo nên thành cơng của cơng tác thí điểm. Do vậy, cần huy động các nguồn lực này tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt trong việc truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hòa giải, đối thoại cho Hòa giải viên, Đối thoại viên.
4.2.4. Xây dựng trung tâm hòa giải, đối thoại trong tương lai
Thành lập các trung tâm hòa giải tại Tòa án là xu hướng chung của các quốc gia, trong đó có những nước điển hình của Châu Á như Ấn Độ, Singapore,
Philipin, Malaysia. Mỗi nước có mơ hình riêng nhưng việc thành lập các trung
tâm thể hiện sự chuyên biệt trong hoạt động hòa giải, tách biệt với hoạt động tố tụngvà thuận tiện cho người dân liên hệ.
Việt Nam có thể sử dụng mơ hình trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tòa án
như đã được thí điểm vì thực tiễn đã mang lại hiệu quả, theo đó, các trung tâm được thành lập tại các Tòa án cấp huyện và tỉnh, lãnh đạo Tòa án là người đứng
đầu Trung tâm giúp thuận lợi trong việc quản lý, điều hành, như phân công và
hỗ trợ Hòa giải viên, Đối thoại viên; kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc trong cơng tác hịa giải, đối thoại.
4.2.5. Những vấn đề khác
Để đảm bảo hiệu quả thi hành Luật, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm
ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể về cơng tác hịa giải,
đối thoại. Đồng thời, cần đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng
chính sách thù lao phù hợp để khuyến khích và tạo tâm lý n tâm cơng tác cho
Hịa giải viên, Đối thoại viên; xây dựng mơ hình phịng hịa giải thân thiện, phù hợp với tâm lý trẻ em và thuận lợi cho người khuyết tật.
Kết luận:Hòa giải, đối thoạilà hoạt động mang tính xã hội, tính nhân văn cao, tác động tích cực đến sự ổn định xã hội. Hòa giải gắn với Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp với nhiều ưu điểm, đã và đang được ưu tiên lựa chọn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Hoạt động thí điểm hịa giải, đối thoại tại Tòa án Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Q trình thí điểm đã huy động được nguồn nhân lực chất lượng cao như Thẩm phán, các chức danh tư pháp đã nghỉ hưu, luật sư, chuyên gia…, đồng thời cho thấy vai trị hỗ trợ tích cực của Tòa án
trong hòa giải, đối thoại.Trong bối cảnh tinh giản biên chế hiện nay, hòa giải, đối thoại giúp giảm đáng kể các vụ việc phải xét xử, giúp Tòa án tập trung nâng cao chất lượng xét xử những vụ việc có tính chất phức tạp. Vì vậy, việc ban hành
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thực thi hiệu quả Luật này là đòi hỏi bức thiếtở Việt Nam./.