Một số nội dung của dự án Luật

Một phần của tài liệu DỰ THẢO báo cáo ĐÁNH GIÁ mô HÌNH THÍ điểm về hòa GIẢI, đối THOẠI tại tòa án VIỆT NAM (Trang 55 - 60)

IV. CÁC KIẾN NGHỊ

4.1. Một số nội dung của dự án Luật

4.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật hòa giải, đối thoại tại

Tòa án

Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số cơ chế hịa giải, đối thoại ngồi

Tòa án và cơ chế hòa giải trong tố tụng. Tuy nhiên, Tòa án vẫn đang đối mặt

với sự quá tải về công việc do số lượng tranh chấp ngày càng gia tăng. Hơn nữa, tinh thần chung là càng tạo nhiều cơ hội để các bên tham gia hòa giải, đối thoại càng tốt. Do đó, phạm vi, đối tượng áp dụng của Luật mới được giới hạn với các loại tranh chấp, khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án đã được khởi kiện tại Tòa án và thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ việc là phù hợp. Cơ chế này cũng độc lập và không mâu thuẫn, chồng chéo, thay thế cơ chế hòa giải, đối thoại hiện hành.

4.1.2. Chủ thể tiến hành hòa giải, đối thoại

Thứ nhất, nguồn Hòa giải viên, Đối thoại viên

Kết quả thí điểm và kinh nghiệm các nước cho thấy, chủ thể tiến hành hòa giải, đối thoại nên tách biệt với chủ thể xét xử. Do đó, Thẩm phán đã tiến hành hòa giải, đối thoại tranh chấp, khiếu kiện thì khơng nên tham gia xét xử vụ việc đó nếu hịa giải, đối thoại không thành, trừ trường hợp các bên đồng ý. Hơn nữa, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu Thẩm phán do chính sách tinh giản biên chế thì rõ ràng chủ thể hịa giải, đối thoại không thuộc biên chế là lựa chọn phù hợp. Các Thẩm phán, những người cán bộ về hưu được q trình thí điểm minh

chứng là họ có năng lực và tâm huyết; thực tiễn từ các nước trên thế giới cũng cho thấyđiều đó. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, tâm lý của Thẩm phán và cán bộ về hưu là mong muốn được tiếp tục cống hiến cho xã hội trong những hoạt động mang tính xã hội và nhân văn cao. Do đó, hoạt động hịa giải, đối thoại rất phù

hợp đối với họ. Bên cạnh đó, Việt Nam có đặc thù là người dân hiểu biết pháp luật chưa cao và ít sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, Hòa giải viên, Đối thoại

viên có vai trị quan trọng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Kết quả thí

điểm cũng cho thấy, Thẩm phán và những cán bộ địa phương về hưu được tín nhiệm cao, tạo sự tin tưởng và thiện cảm đối với người dân. Như vậy, nên quy định Thẩm phán, những người có chức danh tư pháp và cán bộ về hưu là nguồn Hòa giải viên, Đối thoại viên chính.

Ngồi ra, Hịa giải viên vụ việc, Hòa giải viên của các Trung tâm hòa giải

thương mại được thành lập theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ,

56

dân cư cũng là nguồn Hòa giải viên, Đối thoại viên tốt.

Thứ hai, tiêu chuẩn Hòa giải viên, Đối thoại viên

Một trong các yếu tố quan trọng đối vớiHòa giải viên, Đối thoại viênlà kỹ năng hịa giải, đối thoại. Trong q trình thí điểm, bên cạnh sự tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hòa giải, đối thoại do Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án địa phương tổ chức, cộng với sự giúp đỡ của các chun gia hịa giải thì các Hịa giải viên, Đối thoại viêncịn vận dụng kinh nghiệm hòa giải, đối thoại trong tố tụng khi họ còn là Thẩm phán đương nhiệm. Tuy nhiên, khi Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án

được ban hành và thi hành một cách hiệu quả thì Thẩm phán sẽ ít tiến hành hịa giải, đối thoại mà chuyên tâm vào hoạt động xét xử và do đó, họ ít kinh nghiệm về hịa giải, đối thoại. Bên cạnh đó, bồi dưỡng kỹ năng một cách bài bản, khoa học giúp nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại mà các nước trên thế giới đã thực hiện. Ngoài ra, Thẩm phán và cán bộ khác về hưu cũng cần được bồi dưỡng và cập nhật kiến thức pháp luật thường xuyên. Do vậy, tham gia khóa bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại nên được quy định là điều kiện bắt buộc trước khi bổ nhiệm Hòa giải viên, Đối thoại viên. Tòa án nhân dân là cơ quan tuyển chọn, bổ nhiệm Hịa giải viên, do đó, nên quy định Học viện Tòa án là cơ quan tổ chức và thực hiện các khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hịa giải, đối thoại và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại.

Thứ ba, quản lý Hòa giải viên, Đối thoại viên

Khi thủ tục hòa giải, đối thoại đơn giản và linh hoạt thì đồng nghĩa với việc quyền chủ động và kết quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và đạo đứccủa đội ngũ Hòa giải viên và Đối thoại viên. Do đó, Việt Nam nên ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của Hịa giải viên, Đối thoại viên, có thể tham khảo quy tắc của một số nước, điển hình như Bộ quy tắc ứng xử Hòa giải viên của Châu Âu,

Singapore, Ấn Độ và một số Trung tâm trọng tài thương mại của Việt Nam, như

Trung tâm VMC110, Trung tâm Trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh111.

Đồng thời nên đưa các quy định liên quan tới Quy tắc ứng xử của Hịa giải viên,

ví dụ như: các quy định về cơ quan có thẩm quyền ban hành và quản lý việc thực hiện Quy tắc ứng xử; nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc của Hòa giải viên, Đối thoại viên… vào Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

110 http://www.viac.vn/hoa-giai-(menu)/quy-tac-dao-duc-cua-hoa-giai-vien-trung-tam-hoa-giai-viet-nam- a1489.html/, truy cập ngày 10-2-2020.

57

Thứ tư, phạm vi hoạt động của Hòa giải viên, Đối thoại viên

Phạm vi hoạt động của Hòa giải viên, Đối thoại viên cũng là một vấn đề được đặt ra trong Luật Hòa giải, đối thoạitại Tòa án, tức là một Hòa giải viên, Đối thoại viêncó thể tham gia hịa giải, đối thoại tại một hay nhiều Trung tâm Hòa giải, đối thoại. Điều này phụ thuộc vào cách tuyển chọn, quản lý Hòa giải viên. Trường hợptuyển chọn Hòa giải viên, Đối thoại viên không hạn chế số lượng và quản lý theo số lượng vụ việc thì các Hịa giải viên, Đối thoại có thể tham gia hịa giải, đối thoại tại nhiều Trung tâm Hòa giải, đối thoại. Nếu tuyển chọn số lượng Hòa giải

viên, Đối thoại viên theo số lượng vụ việc của từng Trung tâm Hòa giải, đối thoại

và quản lý thời gian làm việc của Hòa giải viên, Đối thoại viên thì Hịa giải viên,

Đối thoại viênchỉ tham gia hòa giải, đối thoại tại Trung tâm Hòa giải, đối thoại đã bổ nhiệm họ. Đây là giải pháp đã được thực hiện trong q trình thí điểm và cho thấy sự hiệu quả. Giải pháp này cũng phù hợp với giai đoạn đầu thực hiện cơ chế mới, giúp thuận lợi hơn cho Tòa án trong việc quản lý Hòa giải viên, Đối thoại viên.

Tòa án nơi thực hiện thí điểm có thể lập danh sách Hịa giải viên, Đối thoại viên

của Tịa án mình để phân cơng tiến hành hịa giải, đối thoại theo cách luân phiên, ngẫu nhiên.

Thứ năm, thù lao Hòa giải viên, Đối thoại viên

Trên thế giới hiện nay có hai phương thức trả thù lao cho Hịa giải viên phổ biến, đó là trả theo vụ việc và trả theo tháng. Cách trả thù lao theo vụ việc thường áp dụng đối với các trường hợp Hòa giải viên là cộng tác viên của Tòa án, làm việc bán thời gian, và do đó, Tịa án thường bổ nhiệm không hạn chế số lượng Hịa giải viên. Hàn Quốc là điển hình của phương thức trả thù lao theo vụ việc. Nếu Việt Nam lựa chọn cơ chế làm việc tồn thời gian của Hịa giải viên,

Đối thoại viên và bổ nhiệm hạn chế số lượng Hòa giải viên, Đối thoại viên thì

nên lựa chọn cách trả thù lao theo tháng kết hợp với theo vụ việc, tức là thêm

mức thưởng đối với vụ việc hòa giải thành, đối thoại thànhnhư đã thực hiện thí điểm là phù hợp. Hơn nữa, qua khảo sát, đa số các Hòa giải viên, Đối thoại viên lựa chọn phương thức tính thù lao này (xem Biểu đồ 16 dưới đây).

58

4.1.3. Vai trò của Tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại

Vai trò của Tòa án là tuyển chọn, bổ nhiệm được đội ngũ Hòa giải viên,

Đối thoại viênđáp ứng yêu cầu; bảo đảm sự độc lập của Hòa giải viên, Đối thoại

viên khi tiến hành hòa giải, đối thoại. Đồng thời, Tòa án hỗ trợ, tạo điều kiện

thuận lợi để Hòa giải viên, Đối thoại viên thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, như phân công vụ việc phù hợp với năng lực của Hòa giải viên, Đối thoại viên;

tổ chức bồi dưỡng kỹ năng Hòa giải viên, Đối thoại viên; hỗ trợ trong việc gửi giấy mời cho các bên tham gia hịa giải, đối thoại; bảo đảm thù lao, kinh phí và

cơ sở vật chất. Tòa án cũng thực hiện việc khen thưởng và xử lý vi phạm một cách xứng đáng và kịp thời.

4.1.4. Trình tự, thủ tục hịa giải, đối thoại

Trước hết, cần tách bạch riêng quy trình hịa giải, đối thoại ra khỏi quy trình tố tụng để phát huy tính linh hoạt và đơn giản hóa thủ tục hịa giải, đối thoại; đồng thời đảm bảo tính bảo mật của q trình hịa giải, đối thoại.

Thứ hai, vấn đề đặt ra là có nên hỏi ý kiến đương sự trước khi chuyển vụ việc sang q trình hịa giải, đối thoại hay không. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa pháp lý, trình độ dân trí, mức độ hiểu biết của người dân đối với cơ chế hòa giải, đối thoại. Hàn Quốc là nước sử dụng hòa giải rất linh hoạt và đa dạng loại hình đã chỉ ra kinh nghiệm rằng Tòa án nên tự động chuyển sang hịa giải

vì mối quan hệ của các bên tranh chấp thường rất căng thẳng, nếu ngay từ khi nhận đơn mà hỏi người khởi kiện về ý muốnhịa giải thì câu trả lời thường là khơng. Tuy nhiên, với tâm huyết và năng lực của Hòa giải viên, sẽ giúp họ dần chia sẻ, cảm thông và đi đến hịa giải thành cơng. Thậm chí, Hàn Quốc cịn có cơ chế khuyến khích hịa giải, theo đó Thẩm phán sẽ ra quyết định khuyến khích hịa giải ngay cả đối với những vụ việc mà các bên chưa bày tỏ rõ ý kiến về phương án hòa giải, nhưng cũng khơng tỏ ra phản đối (có thể do họ cịn chút lưỡng lự hoặc giữ thể diện),

trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mà khơng bên nào phản đối thì quyết định đó có hiệu lực. Kết quả là, hịa giải thành do Tịa án ra quyết định khuyến khích hịa giải có tỷ lệ cao hơn quyết định do các bên thống nhất được toàn bộ tranh chấp ngay từ đầu112. Việt Nam đang bắt đầu cơ chế hòa giải, đối thoại mới, nhiều người dân chưa có hiểu biết đầy đủ vềcơ chế này. Do vậy,có thể lựa chọn việc chuyển sang hịa giải, đối thoại mà khơng cần thủ tục hỏi ý kiến đương sự, tạo sự chủ động cho Hòa giải viên, Đối thoại viên, giúp tăng cơ hội hòa giải, đối thoại thành như kinh nghiệm của Hàn Quốc, cũng nhưkinh nghiệm từ thí điểm của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn cơ chế này thì cần bảo đảm quyền tự quyết của các bên, tức là bất cứ khi nào nhận được đề nghị khơng tiến hành hịa giải, đối thoại của một trong hai

bên thì Hịa giải viên, Đối thoại viên cần chuyển ngay hồ sơ vụ việc để Tòa án tiến

112Thông tin được cung cấp bới Thẩm phán Park Hyun Soo – Giám đốc dựán tăng cường năng lực Tòa án – Văn phòng KOICA Việt Nam.

59

hành thụ lý vụ việc theo thủ tục chung. Ngược lại, phương án lấy ý kiến đương sự ngay từ đầu sẽ có ưu điểm là tạo sự chủ động hồn tồn cho đương sự, tránh nguy cơ dẫn đến áp đặtcác bên phải tham gia hòa giải, đối thoại.

Thứ ba, nên có quy định kéo dài theo sự thỏa thuận của các bên để bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên và tạo điều kiện cho các bên có cơ hội hịa giải thành, đối thoại thành.

Thứ tư, về xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờicủa các bên

(người khởi kiện nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kèm theo đơn khởi kiện; hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá

trình Hịa giải viên, Đối thoại viên tiến hành hòa giải, đối thoại). Xuất phát từ

việc các bên tự nguyện tham gia hòa giải, đối thoại; tự nguyện thỏa thuận, thống nhất phương án hịa giải, đối thoại, Tịa án khơng áp đặt các biện pháp có tính cưỡng chế trong q trình hịa giải, đối thoại. Luật Hịa giải, đối thoại cần quy định trường hợp một trong các bên yêu cầuáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nộp đơn khởi kiện hoặc trong quá trình hịa giải, đối thoại thì Tịa án khơng

tiến hành hịa giải và Tòa án chuyển sang giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Thứ năm, cần quy định về quyền, trình tự, thủ tục để Hịa giải viên, Đối thoại viên tiến hành xác minh trên thực tế, như xem xét thẩm định tại chỗ của Hòa giải viên, Đối thoại viên; mời các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia q trình hịa giải, đối thoại, đặc biệt là cơ quan quản lý về gia đình, trẻ em trong

tranh chấp về hơn nhân và gia đình.

Thứ sáu, việc hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là Uỷ

ban nhân dân cấp xã trong vấn đề gửi giấy mời các bên, hỗ trợ tổ chức phiên hòa

giải tại địa phương đã rất hiệu quả trong thời gian thí điểm. Do đó, cần quy định trong Luật Hòa giải, đối thoại về vai trị hỗtrợ của chính quyền địa phương.

Sau cùng, việc lập biên bản hịa giải, đối thoại nên có sự tham gia của Thẩm phán để nắm bắt nội dung vụ việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc Thẩm phán ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành. Đây cũng là kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc. Thẩm phán đã chỉ định Hịa giải viên,

Đối thoại viên có thể đồng thời là Thẩm phán tham gia chứng kiến việc lập biên bản hịa giải, đối thoạiđối với vụ việc đó.

4.1.5. Việc cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành

Kết quảhòa giải thành, đối thoại thành là sự tự nguyện của các bên, do đó các bên thường tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành vẫn rất cần thiết để bảo đảm tính pháp lý cho q trình thi hành. Với đặc trưng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Hòa giải viên, Đối thoại viên do Tòa án tuyển chọn, bổ nhiệm, phiên ghi nhận kết quả hịa giải, đối thoại có sự tham gia của Thẩm phán), thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành

60

ngồi Tịa án hiện hành để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Việc đơn giản hóa

thủ tục cần thể hiện ở việc rút ngắn thời gian và trình tự. Đồng thời việc cơng nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được thực hiện khi có yêu cầu của một trong các bêntham gia hịa giải, đối thoại.

Bên cạnh đó, Luật Hịa giải, đối thoại tại Tòa án cần quy định việc Tịa án

cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành một phần hoặc toàn bộ. Về

mặt lý thuyết, các bên có thể thống nhất được một phần tranh chấp, khiếu kiện, thực tiễn có thể ít xảy ra trường hợp này. Hơn nữa để thống nhất với quy định về hịa giải thương mại ngồi Tòa án, trong đó ghi nhận kết quả hịa giải thành một

Một phần của tài liệu DỰ THẢO báo cáo ĐÁNH GIÁ mô HÌNH THÍ điểm về hòa GIẢI, đối THOẠI tại tòa án VIỆT NAM (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)