Chó suy kiệt

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 53 - 56)

Dạng tim: Thường thấy ở chó từ 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim.

Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan sưng, túi mật sưng - các biểu hiện ở ruột khơng rõ dàng - chó chết nhanh.

Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa chảy

nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh (chỉ sau 24h chó sẽ chết).

Chẩn đốn

Chẩn đốn bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng, xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm chủng đề loại trừ.

Triệu chứng: Ói nhiều, tiêu chảy máu, tanh,…

Chẩn đoán phân biệt

Rất khó phân biệt giữa bệnh Carê và bệnh Parvovirus, bởi vì cả 2 bệnh này đều xảy ra ở chó con và ỉa chảy ra máu, nhưng 2 bệnh này có một số đặc điểm khác nhau: Trong bệnh Carê phân thường có màu cà phê, cịn ở bệnh Parvovirus phân có màu hồng. Ở nước ta bệnh carê xảy ra nhiều ở chó Becgiê hay lai Becgiê, cịn bệnh Parvovirus xảy ra nhiều ở chó cảnh. Bệnh Carê có dấu hiệu thần kinh và các mụn mủ ở da.

Chẩn đoán phịng thí nghiệm

Lấy mẫu phân để làm phản ứng ELISA: các phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh.

Xét nghiệm máu: Giảm bạch cầu hoặc lympho bào thường biểu hiện trong hầu hết các chó bị bệnh này. Trong đó, giảm bạch cầu là một gợi ý quan trọng. Ngoài ra hạ albumine, natri, kali và Clo máu cũng có thể biểu hiện.

Điều trị

Việc đ iều trị chỉ có kết quả khi chó mới ốm.

Chăm sóc: cơng tác hộ lý đóng vai trị quyết định (giảm thức ăn có nhiều mỡ

và thức ăn tanh, thu dọn những chất thải và phân đem ủ sinh học và tẩy uế chuồng trại.

Dùng thuốc

- Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể : tiêm tĩnh mạch nước sinh lý hay sinh lý mặn ngọt, hoặc dung dịch Ringerlactat để chống hiện tượng suy sụp do ỉa chảy, trợ sức bằng Vitamin B1

- Dùng thuốc chống nôn bằng Atropinsunfat 0,1%.

- Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bền vững thành mạch để chống chảy máu: tiêm Canxichlorua 10% và Vitamin C vào tĩnh mạch kết hợp tiêm Vitamin K vào bắp.

- Thụt rửa ruột bằng thuốc tím lỗng (0,1%) để thải chất độc ra ngồi.

- Chống vi khuẩn bội nhiễm bằng kháng sinh như Biseptol, Norfloxaxin, Enrofloxaxin.

Phòng bệnh

Dùng vắc xin phịng bệnh Parvovirus tiêm cho chó. Cần lưu ý là khác với

nhiều loại vắc xin khác, vắc xin Parvovirus chó khơng có hiệu lực cao. Vì vậy để nâng cao hiệu lực của vắc xin, cần chăm sóc ni dưỡng chó tốt, đặc biệt là chế độ vệ sinh ăn uống.

1.2. Bệnh Carê

Carê là bệnh truyền nhiễm chủ yếu là ở chó con (do vậy, bệnh cịn có tên gọi là bệnh sài sốt ở chó con), với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và các nốt sài ở chỗ da mỏng.

1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh carê do vi rút họ Paramyxoviridae, giống Morbillivi rút gây ra. Bệnh gây chết với tỷ lệ cao trên lồi ăn thịt, đặc biệt là lồi chó. là một loại vi rút có khả năng lây nhiễm thơng qua đường hơ hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính tồn cầu, chó ở mọi lồi, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm..

Sức đề kháng của vi rút yếu khi ra điều kiện ngoại cảnh. Ở điều kiện thường, ánh sáng môi trường, vi rút bị diệt sau vài giờ. Ở 550C/1h + 600C/30 phút +100 trong vòng 35 ngày. Trong xác chết lên men thối nó chỉ sống được 38h. Các chất sát trùng thơng thường NaOH, focmon có thể tiêu diệt được vi rút dễ dàng.

1.2.2. Loài mắc bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các giống chó đều mắc. nhưng bệnh thường xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó con từ 3-4 tuổi, tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và tỷ lệ chết 90- 100%, chó nhập nội hay mắc bệnh. Chó con theo mẹ ít gặp bệnh carê do có kháng thể truyền từ mẹ. Chó trưởng thành nhiễm virrus nhưng khơng phát bệnh mà ở thể mang trùng.

1.2.3. Triệu chứng

Biểu hiện bệnh rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc, ni dưỡng, độc lực của mầm bệnh.

Đầu tiên ở chó xuất hiện các triệu chứng chung: chó mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, khơng thích vận động, lồng xù, sau đó chó sốt (thân nhiệt tăng lên 40 - 40,50C trong 24 - 48 giờ). Lúc sốt, chó bỏ ăn, mắt đỏ, có khi khơng ăn. Sau đó cơn sốt giảm xuống, thân nhiệt trở lại bình thường, chó ăn một ít tuy vẫn mệt, 3 - 4 ngày sau xuất hiện đợt sốt thứ 2 (Cơn sốt thứ 2 kéo dài hơn, thường kéo dài 3 - 4 ngày), chó rất mệt. Lúc này nhịp thở tăng rõ, chó rất mệt, mắt có dử, gương mũi khơ, niêm mạc mũi, miệng, đường hô hấp viêm cata. Hiện tượng viêm phổi và viêm ruột thể hiện rõ (chó thở khị khè, ỉa chảy, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột bị bong ra, làm cho phân có mùi tanh khẳm rất khó chịu và phân có màu cà phê). Do chó khơng ăn và ỉa chảy, vì vậy chó bị gầy sút nhanh chóng, hố mắt trũng sâu, bụng hóp, lơng xơ xác, chó đi xiêu vẹo hay chỉ nằm một chỗ. Mắt nhắm nghiền, hậu môn bẩn.

Một dấu hiệu khác thường thấy là sự xuất hiện các mụn mủ ở bụng, ngực, háng, trong đùi. Các mụn mủ thường bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ, sau bội nhiễm nên mềm ra, có mủ. Khi vỡ ra, các mụn mủ làm lông bết, ướt. Nếu chó chết sớm, thường không thấy dấu hiệu thần kinh. Nếu bệnh kéo dài khoảng 10 ngày, chó xuất hiện triệu chứng thần kinh, chó bị co giật hoặc đâm sầm vào tường. Khi đụng phải vật cản, chó nổi cơn co dật, có khi sùi cả bọt mép.

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 53 - 56)