Thức ăn chó

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 30 - 34)

2.1. Các loại nguyên liệu làm thức ăn chó Nhóm thức ăn cung cấp protein Nhóm thức ăn cung cấp protein

Thức ăn protein động vật lấy từ thịt các loại gia súc gia cầm, cá các loại, trứng sữa,… các loại được chế biến trong công nghệ thực phẩm như : bột cá, bột thịt, bột xương, sữa bánh khô,… Trong các loại thức ăn là protein động vật chứa nhiều loại acid amin thiết yếu (nghĩa là cơ thể chó không thể tự tổng hợp được).

Sữa là loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng cần thiết cho chó, nhất là chó mẹ nuôi con và các loại chó con hàng ngày mỗi con cần bổ sung thêm 0,5 lít sữa tươi.

Những thức ăn protein động vật vừa kể trên, dùng nuôi chó rất tốt. Chó dễ tiêu hóa, hấp thu nhưng thực tế hoàn cảnh nước ta không hợp lý, vì loại thức ăn như thế giá thành cao.

Thức ăn protein thực vật : có nhiều ở trong các loại hạt nhất là loại hạt họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đỗ các loại ; protein trong số trong đậu cao gấp 2 lần thịt bò. Ở nước ta vấn đề sử dụng đậu tương vào chăn gia súc là vấn đề đang được khuyến khích. Ngày nay người ta dùng đậu tương để chế biến các món ăn giàu protein cho người và gia súc. Khả năng nuôi chó bằng đậu tương thay một phần thịt động vật là hợp lý.

Thịt heo: mỡ không dùng để nuôi chó, song thịt nạc, các loại phủ tạng, đầu, chân có thể dùng nuôi chó tốt. Các loại thịt nạc tươi, ướp lạnh, thịt đóng hộp, thịt khô, thịt xay ; các loại cá đảm bảo vệ sinh thú y đều có thể dùng nuôi chó. Khi nuôi chú ý cần bổ sung các loại rau xanh hợp lý, và bổ sung các loại vitamin cần thiết như A, B, C, D, E…

Ở những vùng nhiều cá có thể nuôi chó bằng cá, cá không những giàu chất protein mà còn giàu vitamin,chất khoáng… Về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Tuy nhiên, để chó phát triển bình thường cần cho chó ăn không quá 70% các chất protein từ cá và 30% chất protein từ nguồn khác. Chú ý khi cho chó ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín, bổ sung thêm vitamin B1 và khi chó con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá. Bột cá là thực phẩm bổ sung khá tốt để nấu thức ăn cho chó. Với chó, bột cá có hàm lượng chất beó 10% là thích hợp nhất. Bột cá không chỉ chứa các chất protein mà con chứa nhiều nguyên tố khác nhưng lại chứa ít vitamin. Do vậy, để thay thế hoàn toàn chất protein về mùa đông và mùa hè bằng bột cá chất lượng cao trong khẩu phần ăn của chó trưởng thành cần bổ sung thêm vitamin A, D, B1 và men. Khi chó ăn thức ăn hỗn hợp bột cá sẽ tăng nhu cầu về nước uống.

Nhóm thức ăn cung cấp glucid

Thường dùng các loại gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn nhưng gạo và bột mì có giá trị tốt nhất. Khoai tây cũng cung cấp protein và tinh bột.

Nhóm thức ăn cung xanh

Chó, mèo ăn được mọi loại rau như là các loại rau như bắp cải, đậu đỗ, giá đỗ, xà lách… nhằm tăng chất độn và bổ sung một số loại vitamin, nhất là vitamin C và

vitamin E. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho chó ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.

Nhóm thức ăn bổ sung

Các chất khoáng: Các chất khoáng và vitamin không phải lúc nào cũng có đủ trong thức ăn nên cần bổ sung chúng dưới dạng ăn thêm. Có thể sử dụng các thức ăn sau có bán sẵn ở các hiệu thuốc : gluconat canxi, glixero photphat, đường lacto canxi+ glixero phophat can xi, … Bột xương là nguồn bổ sung canxi và photphat rất tốt cho chó, cần bổ sung bột xương vào khẩu phần ăn của mỗi bữa ăn. Hiện nay có một số hãng cung cấp nhiều sản phẩm dành cho chó con như pedigree; BIO, budy ( sữa cho chó nhỏ), Pfizer (viên canxi) để bổ sung thêm khoáng, vitamine vào khẩu phần của chó, mèo.

2.2. Cách chế biến thức ăn cho chó

Tất cả các loại thực phẩm chế biến cần phải theo trình tự sau : - Kiểm tra vệ sinh thú y

- Rửa sạch

- Thịt lọc hết xương thái miếng khoảng 0,5 -0,7g, nếu ướp lạnh thì phải làm tan đá.

- Gạo cần phải kiểm tra loại bỏ mốc, sạn và trấu.

- Khoai tây gọt sạch vỏ, cắt bỏ chỗ thối, rửa sạch cho vào nấu chín.

- Các loại thức ăn cho chó cần nấu kỹ, nhất là các loại xương phải nấu nhừ. - Sau khi nấu chín thức ăn cần để nguội khoảng 20 -25 rồi cho chó ăn là thích

hợp. Chó cần ăn ít nhất 2 bữa trong ngày, tùy loại chó mà cho ăn lượng nhiều hay ít khác nhau, chó trung bình hàng ngày cần 3 -5 lít thức ăn ( chó trọng lượng 15 -20kg).

Thức ăn chế biến sẵn bao gồm thức ăn thức ăn hạt, thức ăn đóng hộp. Các loại thức ăn sẵn có lợi ích cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ chất cho chó con; tiện lợi, không phải nấu nướng lỉnh kỉnh, cho ăn dễ dàng vì có định lượng tính sẵn; sạch sẽ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, không sợ bị ôi thiu… Tuy nhiên, khi sử dụng cần cho chó ăn thích nghi, làm quen dần và nhất thiết vẫn cho chó ăn thêm thức ăn thêm thức ăn tươi, ăn đổi bữa thì chó sẽ không bị ngán.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nhu cầu dinh dưỡng của chó.

2. Trình bày ưu và nhược điểm các loại thức ăn chó. 3. Nêu cách chế biến thức ăn chó.

Bài 4: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN MÈO Mục tiêu

- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng mèo - Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho mèo

Nội dung

1. Nhu cầu các chất 1.1. Nhu cầu protein

Protein là chất cấu tạo cơ bản cho tế bào, mô, cơ quan, enzym, hormone và kháng thể, và rất cần thiết cho sự tăng trưởng, duy trì, sinh sản. Protein có thể được lấy từ các loại thức ăn khác nhau. Trong đó, protein động vật có cấu hình axit amin hoàn chỉnh. Protein cũng có trong rau, ngũ cốc và đậu nành, nhưng chúng được coi là protein không hoàn chỉnh.

Mèo đòi hỏi mức protein cao hơn chó ở tất cả các giai đoạn phát triển. Mèo con khẩu phần nên chứa ít nhất 24 – 28% protein trong năng lượng chuyển hóa hay 30% protein trong chất khô (theo AAFCO) hoặc 45 g protein/1000 kcal ME (theo NRC). Mèo trưởng thành cần tương đương 20% protein trong năng lượng chuyển hóa hay 26% protein trong chất khô (theo AAFCO) hoặc 40 g protein/1000 kcal ME (theo NRC). Mèo đang lớn nhạy cảm với chất lượng protein và cân bằng axit amin hơn mèo trưởng thành. Thức ăn của mèo không thể thiếu protein từ động vật để bổ sung axit amin thiết yếu, phòng ngừa thiếu taurine đồng thời ngăn chặn bệnh thoái hóa võng mạc trung tâm và giãn cơ tim... Đặc biệt nhạy cảm tới sự thiếu hụt arginine, những acid amin chứa lưu huỳnh và taurine trong thức ăn . Taurine là acid amin quan trọng nhất có trong thịt, không có từ thực vật. Protein thích hợp cho mèo phải cung cấp được trên 500 mg taurine/1 kg chất khô.Thiếu taurine sẽ gây mù lòa và các bệnh tim mạch cho mèo. Arginine đóng vai trò quan trọng việc phân chia tế bào, chữa lành các vết thương, loại bỏ NH3 ra khỏi cơ thể, chức năng miễn dịch. Arginine mèo không tự tổng hợp được, mà phải lấy từ thức ăn.

Biểu hiện của thiếu protein hoặc tỷ lệ không cân đối giữa hàm lượng protein là mèo nhỏ, bệnh thiếu máu, sút cân, teo cơ, lông xơ xác, biếng ăn, các vấn đề về sinh sản, nhiễm kí sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn cấp thấp, giảm sức đề kháng, sút cân nhanh sau khi mắc bệnh hoặc bị thương.

1.2. Nhu cầu glucid

Mèo không cần nhiều chất glucid. Mèo tổng hợp glucose từ axit amin glucogenic và glycerol. Mèo chỉ cần khoảng 5% glucid, tuy nhiên trong thức chế biến sẵn có hàm lượng tinh bột cao hơn nhiều (30 -70%). Mèo có thể tiêu hóa glucid để tạo năng lượng nhưng khi ăn nhiều sẽ gây béo phì. Do đó, mèo già cần giảm lượng glucid để tránh các bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Chất xơ là loại carbohydrate có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên trong giai đoạn mèo con và đang trưởng thành thì cần hàm lượng chất xơ thấp. Khi hàmlượng chất xơ nhiều ảnh hưởng đến năng lượng trong thức ăn.

1.3. Nhu cầu chất béo

Khẩu phần ăn cho mèo đang lớn và mèo trưởng thành phải chứa tối thiểu 9% chất béo trong lượng chất khô, hoặc 22.5 g chất béo/1000 kcal ME, tương đương 4.7 g chất béo đối với mèo đang lớn và 2.2 g chất béo đối với mèo trưởng thành trên 1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể (theo NRC).

Chó và mèo có nhu cầu riêng với từng axit béo thiết yếu (EFA) cụ thể, bao gồm axit linoleic, một loại EFA có nhiều trong ngô và dầu đậu nành. Ngoài ra, mèo còn cần thêm axit arachidonic. Khác với chó, mèo không thể tự chuyển hóa axit linoleic thành axit arachidonic mà phải hấp thụ chúng từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cả axit linoleic và axit arachidonic đều là axit béo omega-6. Mèo con và mèo trưởng thành cần lần lượt 5 g và 0.2 g hai loại axit này trên 1 kg thực đơn hàng ngày.

1.4. Nhu cầu vitamin và khoáng

Chất khoáng được chia làm ba loại chính: khoáng đa lượng (natri, kali, canxi, photpho, magie) là khoáng chất cơ thể cần với lượng lớn, khoáng vi lượng thiết yếu (sắt, kẽm, đồng, iot, flo, selen, crom) là khoáng chất cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, và những khoáng chất vi lượng khác rất quan trọng với động vật dùng trong phòng thí nghiệm, nhưng lại có vai trò không rõ ràng trong dinh dưỡng của chó,vmèo (coban, molypđen, catmi, asen, silicon, vanađi, kền, chì, thiếc). Nếu thừa chất khoáng, lượng chất khoáng thừa sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất khoáng của ruột. Tránh bổ sung chất khoáng một cách bừa bãi bởi có thể gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.Thiếu chất khoáng thường rất hiếm gặp ở thú cưng có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Việc bổ sung khoáng chất trong thức ăn chủ yếu điều trị bệnh.

Ở mèo, nhu cầu canxi và photpho tăng lên trong quá trình sinh trưởng, mang thai và cho con bú. Ở mèo, tỷ lệ tối ưu của canxi/photpho nên từ xấp xỉ 1.2 – 1.4/1; tuy nhiên, theo Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Thú Cưng (AAFCO) tỷ lệ tối thiểu là 1/1 và tối đa là 2.1/1. Tỷ lệ càng cao thì lượng photpho càng ít, vì vậy việc cân bằng tỷ lệ hấp thụ hai loại chất khoáng này là rất cần thiết. Khẩu phần ăn thừa canxi (>3% lượng chất khô) gây ra những triệu chứng như hỏng xương sụn và giảm tái tạo xương, so với thực đơn có hàm lượng canxi thấp (1 – 3% chất khô).

Magie là đồng nhân tố thiết yếu của các con đường enzim chuyển hóa gian bào và hiếm khi thiếu trong một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh và cân bằng. Tuy nhiên, khi bị thừa canxi và photpho, những hợp chất khoáng không tan và không tiêu hóa sẽ hình thành trong ruột và làm giảm khả năng hấp thụ magie. Biểu hiện thiếu magie ở cún con là suy nhược cơ thể, hôn mê và yếu cơ. Magie thừa bị bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Ở mèo,nồng độ magie >0.3% (trong lượng chất khô) sẽ có hại cho cơ thể nếu thực đơn của chúng có tính kiềm cao.

Mèo con nếu thiếu iot sẽ có những biểu hiện tăng năng tuyến giáp giai đoạn đầu, kèm theo chứng dễ bị kích thích, tiếp tục dẫn tới tăng năng tuyến giáp và hôn mê. Sắt và đồng trong thịt có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, mèo ít khi thiếu hai chất này, trừ trường hợp chế độ ăn của chúng chỉ gồm chủ yếu là sữa và rau. Tình trạng thiếu sắt và đồng biểu hiện bằng bệnh thiếu máu và lông trắng sẽ chuyển màu đỏ nhạt.

Thừa mangan được chứng minh là gây bệnh bạch tạng ở giống mèo Xiêm; thiếu mangan ở những giống mèo khác là nguyên nhân của chứng rối loạn xương.

1.5. Nhu cầu về nước

Mèo cần 44ml - 66ml nước/kg thể trọng mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước uống hàng ngày của mèo phụ thuộc vào loại thức ăn, môi trường, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe. Độ ẩm trong thức ăn đóng hộp dao động từ 60 đến hơn 87%. Thức ăn khô chứa 3 - 11% nước, và thức ăn bán ẩm chứa 25 - 30% nước. Vì vậy, những thú cưng ăn chủ yếu bằng thức ăn đóng hộp nhìn chung sẽ cần nạp ít nước hơn thú cưng ăn thức ăn khô.

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)