Các bước thực hiện triệt sản chó,mèo cái

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 74 - 78)

4.1. Vật tư, dụng cụ

- Chó, mèo cái từ 4-6 tháng tuổi. - Bộ dụng cụ phẫu thuật, bàn mổ.

- Thuốc mê, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ, cầm máu.

4.2. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị thú

Thú nhịn ăn 8 giờ, nhịn uống 4 giờ. Bước 2: Phương pháp vô cảm

- Gây mê toàn thân.

- Tiêm Atropin + vitamin K trước gây mê 30 phút. - Tiêm thuốc mê.

Bước 3: Xác định vị trí mổ, vệ sinh, sát trùng

- Mổ ngay trên đường trắng, phía sau rốn khoảng 2-3 cm. - Cạo lông vùng bụng, sát trùng vùng mổ.

Bước 4: Tiến hành mổ thiến

- Mổ xoang bụng: mổ qua lớp da, mô liên kết và cơ, phúc mạc.

- Đưa tử cung, buồng trứng ra ngoài. Cắt phần dây treo buống trứng, làm lần lượt cả hai bên.

- Cắt phần thân tử cung.

- Đóng xoang bụng may 3 lớp: lớp phúc mạc, lớp cơ và mô liên kết, lớp da bên ngoài.

Bước 5: Băng vết mổ và hậu phẫu

- Hàng ngày rửa vết thương và chích thuốc chống nhiễm trùng - Sau 7-10 ngày cắt chỉ

Bước 6: Vệ sinh, thu dọn dụng cụ

Câu hỏi ôn tập

1. Mục đích triệt sản chó, mèo cái là gì? 2. Thực hiện triệt sản chó, mèo cái.

Bài 14: MỔ ĐẺ CHÓ, MÈO Mục tiêu

- Nêu được các trường hợp mổ đẻ - Trình bày tiến trình thực hiện mổ đẻ

- Nêu cách chăm sóc chó, mèo mẹ và con sau hậu phẫu Nội dung

1. Trường hợp mổ đẻ

Đẻ khó trên chó, mèo có nhiều biện pháp can thiệp như sử dụng thuốc kích thích tử cung co thắt trong trường hợp tử cung co thắt kém và thúc đẩy sự hiện diện thai kế tiếp tại khu vực xương chậu; Phương pháp trợ giúp bằng tay để xoay thai, đẩy thai ra ngoài. Và biện pháp cuối cùng là can thiệp bằng phẫu thuật khi các biện pháp khác không thực hiện được và thực hiện không có hiệu quả. Mổ đẻ được chỉ định khi chó, mèo mẹ rơi vào một trong những trường hợp sau:

- Can thiệp bằng tay hay oxytocine không hiệu quả - Dị tật hoặc có bệnh ở đường sinh dục

- Lực co bóp tử cung yếu, thiếu dịch nhờn,độ trơn láng kém

- Chó già yếu, chó sinh sản nhiều con ở 1 lứa nên bị kiệt sức, hoặc đã dùng biện pháp hỗ trợ nhưng không có kết quả

- Xương chậu và cổ tử cung không mở hoặc mở ít - Nhiều thai, thai quá lớn hoặc sai tư thế

- Quái thai, thai chết lưu, thai thối rữa - Chó có tiền sử đẻ khó

2. Tiến trình thực hiện mổ đẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Chuẩn bị vật tư, dụng cụ

- Chó, mèo chỉ định mổ đẻ. Cần kiểm tra sức khỏe để tiên lượng tình huống có thể xảy ra trong quá trình mổ đẻ.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật ngoại khoa

- Thuốc, bông, gạc, dụng cụ úm chó con,.. Bước 2: Cố định thú

- Cố định thú nằm ngửa trên bàn phẫu thuật. Bước 3: Vệ sinh, sát trùng vị trí vết mổ

- Cạo lông, sát trùng vùng mổ ở giữa bụng từ sụn mấu kiếm đến hết vùng bẹn. Sát trùng bằng cồn iod hoặc cồn 90 thực hiện 3 lần theo vòng xoắn ốc.

- Vị trí mổ ngay trên đường trắng. Xác định vị trí rốn, đường mổ thực hiện phía sau rốn, kéo dài về phía sau. Tùy vào độ lớn của chó mèo mẹ và kích thước của chó mèo con mà đường rạch dài hay ngắn

- Sử dụng thuốc tê Novocain, Lindocain gây tê dọc theo 2 bên vị trí mổ đã được xác định.

Bước 5: Thực hiện mổ đẻ

Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo dài về phía sau qua da và mô dưới da để bộc lộ đường trắng. Dùng nhíp để gắp đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ chọc thủng một lỗ vào xoang bụng qua đường trắng phía trước nhíp, đưa cây hướng dẫn vào xoang bụng và lật ngửa lưỡi dao mổ để mở rộng vết mổ về hai phía dọc theo cây hướng dẫn, bộc lộ được tử cung chứa thai.

Dùng gạc chèn xung quanh vị trí vết mổ, dùng dao mổ rạch 1 đường ngay giữa thân tử cung để lấy thai ra. Lần lợt lấy hết thai ra ở mỗi bên sừng tử cung.

Khi lấy thai ra, chó, mèo con vẫn đang nằm trong túi thai. Cần nhanh chóng xé bọc thai, cột và cắt dây rốn, lau nhớt trong mũi miệng và ủ ấm chó,mèo con.

Lưu ý: Khi lấy thai ra, cần lấy luôn nhau. Tránh để sót nhau gây viêm nhiễm ảnh hưởng sức khỏe chó mẹ sau khi mổ đẻ.

May tử cung lại: may 3 lớp, lớp niêm mạc, lớp cơ tử cung sử dụng đường may liên tục, lớp phía ngoài cùng sử dụng đường may cuốn mép.

Đưa tử cung về xoang bụng, may đóng thành bụng. Bước 6: Vệ sinh, băng vết mổ

- Dùng cồn iod hoặc cồn 90 vệ sinh vết mổ. Sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng

3. Chăm sóc sau mổ đẻ

- Sau khi mổ xong 6h sau có thể cho ăn nhẹ, nên cho thú con bú mẹ ngay. Cần đủ ấm cho chó, mèo con và mẹ.

- Hàng ngày vệ sinh, sát trùng, thay băng và kiểm tra vết mổ.

- Thực hiện hậu phẫu từ 5-7 ngày. Sau đó 10 ngày cắt chỉ nếu vết thương tiến triển tốt.

Câu hỏi bài tập

1. Các trường hợp nào nên tiến hành mổ đẻ? 2. Trình bày tiến trình mổ đẻ trên chó, mèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Cang, 2010. Cẩm nang nuôi dạy chó. Nhà xuất bản lao động

2. Lê Thị tài, 2004. Bệnh thường gặp ở chó, mèo và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

3. Nguyễn Văn Biện, 2006. Bệnh chó mèo. Nhà xuất bản trẻ.

4. PGS. TS Nguyễn Văn Thanh, 2015. Bệnh chó mèo. Nhà xuất bản nông nghiệp 1 5. Trần Thanh Phong, 1997. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách

trường ĐH Nông lâm TP-HCM

6. Võ Văn Ninh, 2017. Dinh dưỡng và bệnh trên chó, mèo. Nhà xuất bản Nông

Nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Trương Thiện, 2008. Kỹ thuật nuôi Mèo. NXB Thanh Niên

8. Nguyễn Văn Thanh, 2005. Chó Béc giê Đức giống chó số một thế giới. NXB lao động xã hội.

9. Võ Tấn Đại, 2017. Sinh sản và bệnh sinh sản trên chó, mèo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

10. Nhóm Tri thức Việt, 2014. Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 74 - 78)