Mèo bị bệnh giảm bạch cầu

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 58 - 61)

Điều trị

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phịng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Điều trị: Bệnh do vi rút khơng có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngun tắc điều trị nâng cao sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng chống bệnh kế phát.

Phòng ngừa

Dùng vacine phòng bệnh giảm bạch cầu mèo thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.

2. Một số bệnh nội khoa xảy ra trên chó, mèo 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày ruột do trúng độc thức ăn, hóa chất hay do kế phát từ bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng. Bệnh làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách ruột, làm cho cả lớp tổ chức dưới niêm mạc bị viêm, do đó làm cho vách dạ dày và ruột bị sung huyết, xuất huyết, hóa mủ, hoại tử mà còn gây nên nhiễm độc và bại huyết. Bệnh tiến triển nhanh và gây tỷ lệ chết cao.

Nguyên nhân

Do chăn nuôi không đúng phương pháp, thức ăn không đúng phẩm chất (thức ăn thối, mốc, lên men) cho uống nước bẩn.

Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh

Do trúng độc các loại hóa chất (photpho, thủy ngân, chì, axit mạnh, kiềm mạnh) gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa

Do nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa: Salmonella, E.coli… Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn này phát triển gây bệnh.

Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán…)

Triệu chứng

Con vật kém ăn hoặc bỏ ăn, uể oải, khát nước. Khi bệnh nặng con vật ủ rũ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh. Biểu hiện thường thấy là con vật đi phân lỏng như nước, màu đen thối khắm, có khi có lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột tróc ra), Do ỉa chảy mạnh, hố mắt trũng sâu, khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khơ, mất đàn tính, lơng xù. Khi ỉa chảy nhiều, đến giai đoạn cuối cơ vịng hậu mơn bị liệt nên phân tự động chảy ra ngồi, con vật nằm liệt.

Kiểm tra nước tiểu có albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng.

Kiểm tra máu: số lượng hồng cấu, hàm lượng hemoglobin tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Nếu viêm dạ dày và ruột nhẹ, bệnh kéo dài từ 1 – 2 tuần, chữa tích cực con vật có thể khỏi nhưng lâu hồi phục và thường hay chuyên sang thể mãn tính. Nếu gia súc nhiễm ở thể nặng con vật có thể chết sau 2 – 3 ngày do mất nước và chất điện giải, nếu bệnh gây nên do nguyên nhân trúng độc con vật chết sau 24 giờ.

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng như con vật sốt, phân lỏng như nước, có màu đen thối khắm, có màng giả. Khơng có hoặc ít triệu chứng ói.

Điều trị

Nguyên tắc: Thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men để đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.

- Hộ lý: Bệnh súc nhịn ăn 1 – 2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu.

- Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau đây: Magie sunfat, natri sunfat cho uống.

- Bảo vệ niêm mạc ruột

- Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột như: Sulfat guanidin, Streptomycin, Kanamycin, Gentamycin, Neomycin…

- Bổ sung nước và chất điện giải: Dùng orezol hòa với nước cho vật bệnh uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch mặn – ngọt đẳng chương.

- Giảm đau: Cho uống Belladon, dùng nước ấm thụt rửa ruột, tiêm dưới da Atropine.

Phòng bệnh

- Đảm bảo vệ sinh thú y: vệ sinh chuồng cũi sạch sẽ, đảm bảo chuồng cũi ấm áp về mùa đơng và thống mát về mùa hè. Sử dụng nguồn nước sạch và đảm bảo vệ sinh ăn uống, cho gia súc ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, không cho ăn thức ăn ơi thiu, mốc, lên men.

- Tiêm phịng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như Carê, Parvo… - Định kỳ tẩy giun sán cho chó mèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Bệnh viêm bàng quang

Có khoảng 25% trong các trường hợp trục trặc đường tiết niệu là do nhiễm trùng. Hầu hết những trường hợp nhiễm trùng có liên quan đến bàng quang.

Nguyên nhân

Sự nhiễm trùng bàng quang có thể do vi trùng xâm nhập từ máu hay bạch huyết chúng có thể lên từ đường thoát tiểu. Đây thường là dạng thứ phát do những tổn thương gây ra từ sỏi hay do dùng ống thông hoặc do sự căng cứng bàng quang. ở chó thường do những vi khuẩn gram âm như Proteus mirabills, E. Coli và Pseudomonas spp. Những vi khuẩn gram dương Streptococcus spp, Staphylococcus spp thì ít thấy

hơn. Ở mèo có thể thấy các vi khuẩn như E.coli, Proteus spp, Streptococcus spp hay Staphylococcus spp.

Triệu chứng

Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu nổi bật nhất. Ở một số con khác thì tiểu khó, bồn chồn, cịn những dấu hiệu đau hoặc tiểu khó thì khơng rõ lắm. Sốt, nôn, tiêu chảy, biếng ăn và lừ đừ, bàng quang cóc thể sờ thấy được. Nước tiểu có màu sẫm hoặc có máu và thường có mùi ammoniac mạnh. Nếu nước tiểu nhỏ giọt quá nhiều thì cơ quan sinh dục bên ngồi bị viêm, lơng bết đầy nước tiểu. Bệnh thường xảy ra dạng cấp tính và diễn biến ngắn trừ khi có khối u hay sỏi thì bệnh thường mãn tính.

Chẩn đốn

Chẩn đoán xác định bệnh bằng cách xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn, tế bào bạch cầu, hồng cầu có trong nước tiểu.

Điều trị

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn và qua việc nuôi cấy vi khuẩn của nước tiểu và làm kháng sinh đồ.Viêm bàng quang nên được điều trị sớm để ngăn cản bệnh gây ra ở thận. Trong các trường hợp bình thường ta có thể dùng một số thuốc sau đây để điều trị nhiễm trùng:

Penicillin 300.000UI/chó/ngày và Streptomycin 10mg/kg/12h Cephalexin 30mg/kg/8h

Enrofloxacin 5mg/kg/24h Sulfadimethoxine 12mg/kg/24h

Ngoài ra, với bệnh viêm đường niệu này trong lúc trị kháng sinh, ta kết hợp thêm thuốc lợi tiểu và cho chó uống nước thật nhiều.

3. Một số bệnh kí sinh trùng trên chó, mèo 3.1. Bệnh ngoại kí sinh trùng 3.1. Bệnh ngoại kí sinh trùng 3.1. Bệnh ngoại kí sinh trùng

Có nhiều lồi ve ký sinh trên chó, thường thấy nhất là loài ve Rhipicephalus sanguineus, hình quả lê và màu nâu đen, chiều dài ve từ 3 – 4,5 mm (khi chưa hút

máu), khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần.

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 58 - 61)