Nhu cầu các chất

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 27 - 30)

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi cá thể chó, mèo. Mỗi giai đoạn của nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

1.1. Nhu cầu protein

Protein là thành phần thiết yếu cho mọi tế bào sống, nó có chức năng quan trọng như điều chỉnh sự biến dưỡng, là thành phần enzyme và hormon và có vai trò là cấu trúc thành tế bào và sợi cơ. Protein cấp acid amin đặc trưng mà cơ thể chó mèo không tự tổng hợp được. Protein cần thiết duy trì sự phát triển bình thường, mang thai và tiết sữa. Protein động vật tương đối cân bằng acid amin, với hàm lượng acid amin thiết yếu cao hơn và tiêu hóa tốt hơn protein thực vật. Nếu protein chó mèo sẽ chậm lớn, giảm cân, lông không bóng mượt, dễ mắc bệnh.

Đối với chó bình thường nhu cầu protein: 18% - 20%, đối với chó trưởng thành, chó mang thai, chó nuôi con thì cần 20% - 25% protein trong thức ăn. Nguồn cung cấp protein cho chó từ động vật như thịt bò, thịt heo, gà, cá biển, gan, tụy tạng... từ thực vật như các loại cây họ đậu.

1.2. Nhu cầu glucid

Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Khi oxy hóa giải phóng năng lượng giữ thân nhiệt, trao đổi vật chất tạo sữa, tạo mỡ, cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động, nhu cầu trung bình cho chó lớn 25 – 30kg trọng lượng trong một ngày đêm cần từ 350 – 380 gam (tương đương với 0,5 kg gạo).

1.3. Nhu cầu chất béo và chất xơ

Chất xơ là loại carbohydrate không hòa tan bao gồm : cellulose, tinh bột, pectin và chất kết dính. Đối với mèo chỉ cần một lượng rất nhỏ chất xơ rất tốt hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Một số chất xơ lên men trong đường tiêu hóa kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi tiêu hóa tốt trong ruột. Chó, mèo bổ sung chất xơ cho mình bằng cách thỉnh thoảng ăn cỏ.

Chất béo: chất béo giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào, ngoài ra nó là nguồn cung cấp năng lượng rất cao, mỡ luôn luôn được dự trữ trong cơ thể (dưới da và phân tán ở một số bộ phận) nguồn cung cấp năng lượng giúp chó chống lại giá lạnh, những chấn động và va đập các bộ phân trong cơ thể. Lượng mỡ cần hàng ngày của chó con là 1,1 g/kg thể trọng, chó trưởng thành cần khoảng 600 gam (trong bữa ăn: thịt, cá, cơm thì cần bổ sung 15 – 20 gam mỡ động vật là được.Tuy nhiên cần chú ý đối với chó còn nhỏ, chó bị bệnh nên hạn chế cho ăn chất béo, khó tiêu hóa, không tốt cho đường tiêu hóa.

Vitamin A: rất cần cho sức khỏe đặc biệt kéo dài tuổi thọ của chó, giúp sinh trưởng, chống nhiễm trùng, sáng mắt. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, sữa trứng, rau xanh.... Vitamin A rất cần cho chó con, mỗi ngày đêm cần 1mg, chó mèo cho con bú, chó cái mang thai phải gấp 3 lần. Khi thiếu vitamin A chó sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

Vitamin nhóm B1, B2, B12 rất cần thiết cho chó. Các vitamin nhóm B tham gia vào sự cấu tạo cơ thể và cần thiết cho việc tạo các tế bào mới thay thế tế bào cũ. Các vitamin B1 trong khẩu phần của chó sẽ dẫn đến tình trạng ngưng phát triển, sụt cân, sức khỏe kém. Vitamin B1 có tác dụng quan trọng về mặt dinh dưỡng, tham gia vào quá trình trao đổi chuyển hóa glucid (tinh bột) chống bệnh tê phù (Beriberi) ; tăng tính thèm ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, duy trì cơ năng sinh dục, chống nhiễm trùng. Nếu thiếu vitamin B1 chó gầy sút, kém ăn, táo bón, thần kinh bị viêm, chân co quắp, giảm sinh dục. Nhu cầu của chó ngày cần 3 - 30 mg/ ngày.

Vitamin C: còn gọi là vitamin chống sự hoại huyết, tham gia quá trình oxy hóa khử, cần thiết chuyển acid folic -> acid folinic làm bền vững các mạch huyết quản, tham gia sự cấu tạo thành hormone steroid. Thiếu vitamin C huyết quản dễ vỡ, viêm lợi và khả năng chống nhiễm trùng kém. Vitamin C không tích lũy trong cơ thể, mà hàng ngày được đưa vào cùng với thức ăn, hoặc các chế phẩm tổng hợp. Nhu cầu của chó cần từ 0,02 – 0,1g. Có tác dụng chống nhiễm trùng rất tốt, tăng sức đề kháng.

Vitamin D: được gọi là vitamin chống bệnh còi xương, vitamin D làm cho cơ thể lợi dụng tốt các chất canxi và photpho. Bệnh còi xương ở chó con thường có biểu hiện là xương phát triển đều đặn, các xương ống dễ bị cong, làm cho ngoại hình chó rất xấu, chân khuỳnh, chân bại. Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, khi cho chó ăn đầy đủ chất, vận động dưới trời nắng hợp lý thì chống được còi xương. Chó có lông dày dễ bị thiếu vitamin D nên cần chú ý trong nuôi dưỡng. Để phòng cho chó con bị thiếu vitamin D nên cho chó 1.000 – 3.000 UI (tương đương với 1- 3 gam dầu cá).

Vitamin E: được xem như vitamin chống vô sinh. Vitamin E quan trọng nhất đối với chó đực, khi thiếu tế bào sinh dục bị teo lại, tinh trùng ngừng hình thành, có khi tinh trùng sinh ra loãng kém hoạt động. Đối với chó cái xuất hiện sự vô sinh, con sinh ra yếu ớt.Vitamin E có trong các hạt ngũ cốc, mầm lúa, giá đỗ, dầu thực vật, mỡ…

1.5. Nhu cầu về khoáng

Hai nguyên tố canxi (Ca) và photpho (P) là rất quan trọng, trong cơ thể chiếm khoảng 70% tổng số chất khoáng. Tỷ lệ cân đối giữa Ca và P trong cơ thể là 2 : 1, ngoài việc tham gia cấu tạo xương, photpho (P) cần thiết cho sự cấu tạo tế bào khác, canxi tác dụng điều hòa áp lực và lưu thông máu, chức năng nội tiết, cân bằng toan và kiềm. Canxi đặc biệt cần thiết cho chó con, nếu thiếu canxi và photpho cơ thể chó con chậm lớn, bộ xương kém phát triển, tầm vóc chó nhỏ bé, xốp xương.

Natri (Na): thiếu Na con vật ăn không ngon miệng, con non chậm lớn, đối với chó lớn mỗi ngày cần ăn khoảng 20g muối ăn, chó con 5 – 10 gam. Nếu chó ăn mặn sẽ bị trúng độc muối, làm con vật chảy máu đường tiêu hóa, nôn mửa, hôn mê chết rất nhanh.

Sắt (Fe): rất quan trọng trong quá trình tạo máu, thiếu sắt là thiếu máu. Nhất là chó con đang bú sữa, vì lượng sắt trong sữa mẹ rất ít không đáp ứng được cho nhu cầu sinh trưởng, vì thế con vật non thường thiếu máu, lông da xơ xác các niêm mạc nhợt nhạt, dễ bị bệnh đường ruột.

Đồng (Cu): rất cần thiết cho cơ thể và quan hệ mật thiết với sắt, đồng có tác dụng thúc đẩy hình thành hồng cầu. Nếu thiếu đồng cũng thiếu máu, thiếu đồng còn làm con vật gầy yếu, sản lượng sữa giảm, xương giòn, dễ bị suy tim.

Nếu con vật được ăn đầy đủ thịt bò, gà, cá, trai, ốc, … cá loại hạt cốc, rau thì hàm lượng sắt đồng không bị thiếu. Thực phẩm là phổi bò, phổi heo có hàm lượng sắt khá cao. Trong trường hợp thiếu sắt thì cần bổ sung sắt sulfat.

Kẽm (Zn): nó là nguyên tố vi lượng rất cần đối với vật nuôi, nó tham gia nhiều chức năng sinh học chuyển hóa của cơ thể như sinh tổng hợp protein tế bào, chuyển hóa canxi, duy trì tính thèm ăn, duy trì sự phát triển bình thường da lông. Kẽm có quan hệ đến khả năng sinh sản của con vật, con đực thiếu kẽm tinh trùng không thành được, hoặc bị dị hình, không có khả năng thụ thai, tính dục giảm, con cái dễ bị tiêu thai, chết thai, sinh quái thai. Kẽm còn liên quan khả năng hoạt động thần kinh, giúp tư duy phân tích tổng hợp tốt. Kẽm còn giúp cho sự phát triển da và lông chó.

Mangan (Mn): giúp cho xương phát triển bình thường, giúp quá trình sinh sản, tăng trọng, hoạt động thần kinh điều hòa. Nếu thiếu mangan trong thức ăn con vật sinh trưởng trở ngại, rụng trứng thất thường, khả năng tiết sữa ảnh hưởng, đầu gối sưng to, teo tinh hoàn không có tinh trùng. Mangan có nhiều trong rau xà lách, rau diếp.

1.6. Nhu cầu về nước

Nước chiếm 80% cơ thể thú. Nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống, nuôi dưỡng cơ thể và đào thải chất cặn bã. Chỉ cần mất khoảng 10% lượng nước trong cơ thể, mèo đã có các rối loạn điện giải, rối loạn chức năng toàn thân.

Nước có trong thức ăn bột, rau xanh và uống trực tiếp. - Thức ăn khô (hạt) chế biến sẵn: độ ẩm 10%.

- Thức ăn ẩm (hạt) chế biến sẵn: độ ẩm 40–50%. - Thức ăn đóng hộp (Canned food): độ ẩm 75–85%. - Rau, củ, quả,... 50–70% nước.

❖ Cách tính lượng nước uống cho chó, mèo

Lượng nước trung bình (ml/ngày) = [70 x (trọng lượng cơ thể/2.2.(kg)0.75)] x 1.6

Ngoài ra, thông tin từ cơ quan nghiên cứu về động vật ở Canada đã đưa ra một tiêu chuẩn tham khảo rằng, một chú chó/mèo khoẻ mạnh nên có khoảng 80 ml nước/ kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên lượng nước cung cấp cho chó, mèo còn tùy thuộc vào tính chất thức ăn, sự vận động, thời tiết và trạng thái cơ thể.

Cần lưu ý: các loại thức ăn hạt khô sẽ gây chứng viêm thận, tiết niệu nếu không cung cấp đủ nước uống. Do đó, nguồn nước đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm vi sinh vật và các loại hóa chất độc hại. Nước tốt nhất cho chó mèo là nước sạch tự nhiên.

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)