Chó mang thai các giai đoạn

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 43)

Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần. Để chẩn đốn chính xác chó mang thai hay khơng nên kết hợp siêu âm, X-Quang (sau 45 ngày) để tránh nhẫm lẫm hiện tượng mang thai giả. Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày.

Trong tháng đầu, chó dễ bị sảy thai cho nên phải chăm sóc kĩ khơng cho nhảy cao, chạy nhanh, đánh nhau, hay buồn rầu. Chuồng ni chó cái cần khơ ráo, thống mát mùa hè, đủ ánh sáng, có ổ cho chó đẻ, phải ấm kín gió, khơ sạch sẽ vào mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khay ăn,khay uống nước. Giai đoạn sau,cần cho chó vận động nhẹ để dễ trong quá trình sinh đẻ, tránh tình trạng quá mập.

3. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc chó đẻ

Chuẩn bị cho chó đẻ: dựa vào sổ phối để xác định ngày chó đẻ và chuẩn bị chỗ đẻ cho chó. Thường từ 58 ngày trở đi kể từ ngày phối giống phải chuẩn bị ổ đẻ cho chó và theo dõi thường xuyên để giúp đỡ cho chó đẻ.

Trước khi đẻ 24 giờ: đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa xón, đái giắt). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nơn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.

Từ 12 – 2 giờ trước khi đẻ: nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7 độ C – 37.5 độ C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm khơng n, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to, nhìn chủ cầu xin, khơng muốn xa rời chủ.

Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn cong lưng nhiều cơn.

Chó con mới sinh ra, cịn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó chó mẹ cắn dây rốn và liếm khơ chó con, tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các con cịn trong bụng ra ngồi, thường khoảng cách giữa con trước và con sau là 20 phút, có thể kéo dài 1 – 1,5 giờ. Trong lúc chó đẻ, phải quan sát đề phịng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và bị ngạt, phải có sự can thiệp ngay: xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh lau khơ chó con, đặc biệt dịch nhày ở hai lỗ mũi và miệng để chó con dễ thở. Thời gian đẻ của chó nhanh hay chậm tùy số lượng chó con, sức khỏe chó mẹ, nhưng thường 3 – 10 giờ thì kết thúc.

Hình 7.2. Chó sơ sinh

Khi chó đẻ đã kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc nước đường cho thêm vitamin B1 để nghỉ ngơi khoảng 6-8 giờ mới cho ăn cháo thịt nạc. chế độ này duy trì trong 24 giờ đầu, những ngày sau mỗi ngày cho ăn 3 – 5 bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con. Sau đó hàng ngày phải thay ổ lót, như vậy mới đảm bảo ổ ni sạch, chó con khỏe mạnh, ít bệnh. Cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng protein, glucid, khoáng, vitamin.

Cần theo dõi quan sát những dấu hiệu bất thường trên chó mẹ để can thiệp kịp thời:

- Chó mẹ bị co giật, cơ thể căng cứng và run rẩy là dấu hiệu thiếu sốt sữa do thiết canxi.

- Tuyến vú chuyển màu bất thường, hoặc sưng đỏ, hoặc cứng, nóng là dấu hiệu của bệnh viêm vú. Có khả năng gây tử vong chó con, khi cho con bú sữa.

- Âm đạo tiết dịch màu vàng, xanh xám và có mùi hơi. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung. Nếu cách chăm sóc chó mẹ sau khi sinh đúng thì dịch tiết ra có màu nâu đỏ trong vài tuần đầu.

4. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc chó con 4.1. Chăm sóc chó con sơ sinh

Sau khi rời khỏi bụng mẹ chó con bắt đầu phải chịu đựng điều kiện sống tương đối khắc nhiệt như nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hồn tồn mới lạ. Đó là việc bú sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của nó. Chó mới sinh ra chưa thích nghi

với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như: ổ lót phải sạch, khơ đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên (nếu nhiệt độ thích hợp chó con nằm ngủ ngoan, tản đều; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, q nóng bị phân tán nhiều nơi, tỏ ra khó chịu). Do đó cần sưởi đèn, cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh.

Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật. Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, măt chưa mở, chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt của chó con lúc này là nhờ bản năng như tìm vú mẹ để bú, chó mẹ vụng về tức là bản năng chưa phát triển, người chủ chó phải đưa sát mõm chó vào vú mẹ. Lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ, và bú sữa của chó con. Nếu thấy chó con khơng bú, kêu nhiều cần tìm hiểu ngun nhân và can thiệp kịp thời.

Trong thời kỳ đầu ni chó con chủ yếu bằng sữa mẹ. Nếu chó mẹ đẻ nhiều chó con, khơng đủ sữa cho con bú thì dặm thêm sữa ngồi cho chó con. Cần lựa chọn sữa dành riêng chó chó sơ sinh, chú ý vệ sinh khi cho bú sữa ngồi ( chó con rất dễ bị tiêu chảy). Sữa phải được hâm nóng, lúc đầu bú bằng vú cao su, về sau rót vào dĩa, và dúi mõm chó con vào đĩa, để cho chó con liếm sữa cho quen dần. Đầu tiên, hàng ngày cho chó con ăn thêm sữa với liều lượng tăng dẫn từ từ theo nhu cầu của chúng.

Chó con được 15 - 20 ngày tuổi tập ăn sớm cho chó con,thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo với thịt bằm, mỗi ngày cho ăn 1 – 2 bữa. Từ 30 ngày tuổi trở đi nên cho ăn thêm khoai tây, rau xanh nấu chín. Các loại vitamin A và D được quan tâm hơn cả và được bổ sung bằng dầu gan cá thu và cà rốt. Các loại chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo khung xương và tham gia nhiều quá trình trao đổi chất, nên bổ sung bằng Premix khống.

Chó con dưới 120 ngày tuổi mỗi ngày cho ăn 5 bữa; 4-6 tháng tuổi mỗi ngày cho ăn 4 bữa. từ 6 tháng tuổi trở lên mỗi ngày cho ăn 2, 3 bữa, lượng thức ăn được tăng dần theo dộ phát triển cơ thể chó con.

Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe chó con.

4.2. Chăm sóc chó con sau cai sữa

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ và sự phát triển của chó con, việc cai sữa cho chó con là cần thiết. Chó mẹ khi sinh được 30 ngày trở lên lượng sữa cạn dần, khơng cung cấp đủ cho chó con, trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con ngày càng tăng.

Cai sữa cho chó con tiến hành dần dần trong khoảng 5 – 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách mẹ dài hơn khoảng 4-6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ gặp mẹ vào buổi tối. Khi tách mẹ cần cho chó con ăn cháo thịt và sữa.

Nhu cầu dưỡng các chất dinh dưỡng đối với chó con sau cai sữa là rất lớn, phải tăng dần theo độ tuổi, chú ý bổ sung protein, vitamin, chất khoáng đa lượng vi lượng.

Hàng ngày dọn chuồng chó con sạch sẽ, và mỗi tháng tắm ít nhất 2 lần. Vào những ngày thời tiết xấu ( giá rét, mưa bão,…) đảm bảo chó có chỗ ở ấm, khơ ráo, sạch sẽ, đặc biệt tránh ẩm ướt lạnh đột ngột, ban ngày vẫn có thể ni chó bình thường. Ban đêm cần sưởi ấm chó chó con. Trong giai đoạn này chó con rất thích hoạt

động, tiếp xúc với ngoại cảnh, chó thường liếm láp các chất bẩn nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh đường ruột như: giun sán, tiêu chảy,… Do đó, cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, và thực hiện lịch tiêm phịng cho chó con như sau:

Bảng 7.1. Quy trình phịng bệnh cho chó

Tuổi chó Vắc xin, thuốc Cơng dụng Ghi chú

4-5 tuần Tẩy giun Tẩy giun, diệt ve, rận, ghẻ Lần 1

7-8 tuần

Vắc xin bệnh Phòng bệnh Carré, Parvovi rút, Ho cũi chó, Phó cúm, Leptospira

Tiêm lần 1

Tẩy giun Tẩy giun, diệt ve, rận, ghẻ Lần 2

11-12 tuần

Vắc xin bệnh Phòng bệnh Carré, Parvovi rút, Ho cũi chó, Phó cúm, Leptospira

Tiêm lần 2

Tẩy giun Tẩy giun, diệt ve, rận, ghẻ Lần 3

Vắc xin dại Phòng bệnh dại Tiêm lần 1

Sau đó, định kỳ 1 tháng tẩy giun 1 lần.

Khi chó được 6 tháng tuổi thì định kỳ 3 -4 tháng/1 lần

52 tuần (1 năm )

Vắc xin bệnh Phòng bệnh Carré, Parvovi rút, Ho cũi chó, Phó cúm, Leptospira

Tái chủng

Vắc xin dại Phòng bệnh dại Tái chủng

Tái chủng hàng năm vắc xin bệnh và vắc xin dại

Với vắc xin dại và vắc xin bệnh có thể tiêm lần 1 muộn hơn lịch phịng trong điều kiện sức khoẻ bình thường, chủng lần 2 sau lần 1 là 21 -30 ngày.

Vắc xin bệnh có thể lựa chọn tiêm vắc xin 5 bệnh, 6 bệnh hoặc 7 bệnh.

5. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó đực giống

Chọn giống

- Phẩm chất giống của bố mẹ, anh chị em trong đàn. - Mục đích sử dụng chó theo hướng

- Chọn theo ngoại hình: hình dáng cần đối, đẹp, lanh lợi, khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính, mũi thính, răng sắc, thân hình chắc, chân khỏe, tồn thân có độ dốc về

sau, vai cao, và đặc biệt là cơ quan sinh dục phải đảm bảo 2 tinh hoàn đều to đều, gọn, dương vật phát triển đều, có phản xạ sinh dục hăng hái, nhảy cái khỏe, phối giống có kết quả thụ thai cao.

- Phẩm chất giống đời sau: đàn con sinh ra phát triển và sinh trưởng tốt, có được các đặc điểm của chính con đực.

Ni dưỡng và chăm sóc Ni dưỡng

Khẩu phần ăn trong chăn ni chó đực giống cần có tỷ lệ protein cao hơn, bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E nhưng khơng nên cho chó đực ăn nhiều mỡ ( chỉ nên cho ăn thịt nạc, tim, gan,… và cá bỏ xương nấu chín), giảm bớt chất bột để đề phịng chó béo q. Cho mèo đực ăn cơm trộn cá hoặc thịt bị với lượng 80-100g/ngày và rau nấu chín chia làm 3 bữa/ ngày. Ngồi ra, cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó đực các chất khống như canxi, đặc biệt là kẽm, mangan là 2 nguyên tố ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục của chó đực. Trước khi cho phối giống cần bồi dưỡng thêm 1 quả trứng/ ngày và sữa bò tươi để tỷ lệ thụ thai cao.

Chăm sóc

Chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo kích thước để chó ở thoải mái. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, định kỳ xịt sát trùng chuồng trại. Ngồi khu vực chuồng cần có sân chơi để chó vận động hàng ngày.

Thường xuyên cho chó đực giống dạo chơi, vận động ở sân bãi có bóng mát, ln ln tắm chải cho chó sạch sẽ, bảo vệ cơ quan sinh dục để tránh xây sát, viêm nhiễm.

Định kỳ tẩy giun sáng 3 tháng/ lần. Chích vắc xin phịng bệnh truyền nhiễm, bệnh dại 1 năm/lần

Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực là 24 tháng tuổi và thời gian khai thác chó đực là 4-5 năm. Chó đực có thể phối giống vào các mùa trong năm. Nên cho chó nhảy cái 2-3lần/tuần tùy theo tuổi và chất lượng tinh dịch. Thời gian phối giống tốt nhất vào sáng sớm hoặc gần tối khi thời tiết dịu mát. Nơi giao phối phải sạch sẽ khô ráo và yên tĩnh. Sau khi ăn no hoặc đi vận động 30 phút đến 1 giờ mới cho nhảy cái.

Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách giúp đỡ phối giống chó đúng, tránh va chạm nhiều, tránh ‘’vờn’’ nhau kéo dài làm chó đực mệt ảnh hưởng khả năng phối giống.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng chó hậu bị. 2. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng chó mang thai. 3. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng chó đẻ.

Bài 8: ĐỠ ĐẺ CHÓ Mục tiêu

- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thuốc thú y đỡ đẻ - Thực hiện quy trình đỡ đẻ

- Xử lý tình huống bất thường trong quá trình đỡ đẻ

Nội dung

1. Chuẩn bị ổ đẻ 1.1. Vật tư, dụng cụ

- Chuồng chó, khay, thùng carton - Giẻ sạch, giấy báo, tấm lót, đèn úm

1.2. Cách tiến hành

Bước 1: Chọn địa điểm

- Yên tĩnh, thoáng mát. Tránh làm phiền bởi người lạ hay các con vật khác Bước 2: Bố trí ổ đẻ

- Dùng khay, thùng carton đủ rộng, lót khăn sạch, hoặc tấm lót - Lắp đèn úm sưởi ấm cho chó con.

2. Đỡ đẻ cho chó 2.1. Vật tư, dụng cụ

- Chó sắp đẻ

- Thuốc oxytocin, thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sát trùng - Chỉ, bơng gịn, gạc, khăn sạch, kéo, pank, bao tay,…

2.2. Cách tiến hành

Bước 1: Quan sát, nhận biết dấu hiệu sắp đẻ trên chó

- Biểu hiện chó sắp đẻ: chó mẹ bồn chồn, bứt rứt, hay cào ổ, xuất hiện sữa đầu, bỏ ăn, xuất hiện dịch màu hồng nhạt âm hộ.

Bước 2: Theo dõi tiến trình đẻ của chó

- Chó mẹ có dịch nhày chảy ra nhiều, thành bụng co thắt, có cơn rặn dày. - Thai đẩy ra ngoài cùng bọc nhau.

- Khoảng cách giữa hai lần đẻ có thể 5 – 30 phút, đôi khi cả tiếng.

- Nhau được tống ra sau mỗi lần đẩy thai ra khoảng 15 phút hoặc ra cùng con tiếp theo.

Bước 3: Chăm sóc chó con ngay sau khi đẻ ra ngồi

- Xé bọc nhau, cột rốn, cắt rốn, lấy nhớt trong miệng, mũi - Bú sữa đầu ngay sau đó

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra chó đẻ hết chưa, ra hết nhau thai. Bước 5: Dọn dẹp, vệ sinh chỗ chó đẻ.

3. Xử lý tình huống bất thường khi đẻ 3.1. Vật tư, dụng cụ 3.1. Vật tư, dụng cụ

- Bộ đồ mổ ngoại khoa

- Thuốc mê, thuốc tê, kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ, cầm máu, trợ tim,..

3.2. Cách tiến hành

Bước 1: Quan sát theo dõi dấu hiệu bất thường trong quá trình đẻ Bước 2: Xử lý các bất thường

- Xử lý trong trường hợp thai kẹt không ra được

- Xử lý trong trường hợp rặn đẻ quá lâu, bể ối lâu khơng thấy chó con

- Xử lý trong trường hợp chó khơng rặn đẻ, mệt mỏi, thân nhiệt cao hơn, hoặc thấp hơn bình thường

- Xử lý trong trường hợp âm đạo ra dịch màu xanh trước khi có máu dịch nhày. - Xử lý trong trường hợp chó con ngạt thở

Bước 3: Theo dõi, chăm sóc chó mẹ và chó con Bước 4: Dọn dẹp vệ sinh

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các bước tiến hành chuẩn bị ổ đẻ. 2. Trình bày các bước tiến hành đỡ đẻ chó.

Bài 9: KỸ THUẬT NI DƯỠNG CHĂM SĨC MÈO Mục tiêu Mục tiêu

- Trình bày kĩ thuật chăm sóc, ni dưỡng mèo các giai đoạn - Nhận biết thời điểm phối giống thích hợp trên mèo

- Nêu lưu ý khi chăm sóc mèo con mất mẹ

Nội dung

1. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc mèo hậu bị

Chọn giống

Mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ khơng có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)