MỘT SỐ BỆNH TRÊN CHÓ,MÈO

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 53)

Mục tiêu

- Nhận biết một số bệnh trên chó mèo

- Phịng và điều trị một số bệnh trên chó mèo

Nội dung

1. Một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trên chó, mèo 1.1. Bệnh Parvovirus 1.1. Bệnh Parvovirus 1.1. Bệnh Parvovirus

Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều chó, đặc biệt chó non, do Canine parvovirus (CPV). Bệnh lây trực tiếp từ chó sang chó hoặc qua phân thải có vi rút phát tán trong mơi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây: dụng cụ chăn ni, chim chóc, gậm nhấm, cơn trùng ruồi nhặng mang mầm bệnh từ phân tanh hôi hấp dẫn bay đến gây nhiễm cho chó khỏe từ ổ dịch tới các nơi khác. Thậm chí các phương tiện giao thông: vết lốp xe, giày dép có dính phân chó bệnh hoặc bàn tay tiếp xúc con người từ chó ốm cho chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh.

Triệu chứng

Dạng đường ruột: thường xảy ra ở chó 6 tuần đến 1 năm. Dạng này phổ biến

hơn cả. Lúc đầu chó cịn ăn, chơi đùa, nhưng sau đó chó buồn bã, ăn ít rồi bỏ ăn. Chó sốt, thơng thường cơn sốt kéo dài từ khi bắt đầu chó mệt đến lúc ỉa chảy nặng. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần. Chó ỉa chảy nặng, lúc đầu chó ỉa lỏng, phân rất lỗng và thối, sau đó chó ỉa ra máu. Thơng thường phân có màu hồng, thậm chí máu tươi. Chó gầy sút rất nhanh, bỏ ăn hồn tồn sau đó suy kiệt rồi chết.

Hình 10.1. Chó tiêu chảy máu Hình 10.2. Chó suy kiệt

Dạng tim: Thường thấy ở chó từ 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim.

Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan sưng, túi mật sưng - các biểu hiện ở ruột không rõ dàng - chó chết nhanh.

Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa chảy

nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh (chỉ sau 24h chó sẽ chết).

Chẩn đốn

Chẩn đốn bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng, xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm chủng đề loại trừ.

Triệu chứng: Ói nhiều, tiêu chảy máu, tanh,…

Chẩn đoán phân biệt

Rất khó phân biệt giữa bệnh Carê và bệnh Parvovirus, bởi vì cả 2 bệnh này đều xảy ra ở chó con và ỉa chảy ra máu, nhưng 2 bệnh này có một số đặc điểm khác nhau: Trong bệnh Carê phân thường có màu cà phê, cịn ở bệnh Parvovirus phân có màu hồng. Ở nước ta bệnh carê xảy ra nhiều ở chó Becgiê hay lai Becgiê, cịn bệnh Parvovirus xảy ra nhiều ở chó cảnh. Bệnh Carê có dấu hiệu thần kinh và các mụn mủ ở da.

Chẩn đoán phịng thí nghiệm

Lấy mẫu phân để làm phản ứng ELISA: các phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy q sớm trong quá trình bệnh.

Xét nghiệm máu: Giảm bạch cầu hoặc lympho bào thường biểu hiện trong hầu hết các chó bị bệnh này. Trong đó, giảm bạch cầu là một gợi ý quan trọng. Ngoài ra hạ albumine, natri, kali và Clo máu cũng có thể biểu hiện.

Điều trị

Việc đ iều trị chỉ có kết quả khi chó mới ốm.

Chăm sóc: cơng tác hộ lý đóng vai trị quyết định (giảm thức ăn có nhiều mỡ

và thức ăn tanh, thu dọn những chất thải và phân đem ủ sinh học và tẩy uế chuồng trại.

Dùng thuốc

- Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể : tiêm tĩnh mạch nước sinh lý hay sinh lý mặn ngọt, hoặc dung dịch Ringerlactat để chống hiện tượng suy sụp do ỉa chảy, trợ sức bằng Vitamin B1

- Dùng thuốc chống nôn bằng Atropinsunfat 0,1%.

- Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bền vững thành mạch để chống chảy máu: tiêm Canxichlorua 10% và Vitamin C vào tĩnh mạch kết hợp tiêm Vitamin K vào bắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thụt rửa ruột bằng thuốc tím lỗng (0,1%) để thải chất độc ra ngồi.

- Chống vi khuẩn bội nhiễm bằng kháng sinh như Biseptol, Norfloxaxin, Enrofloxaxin.

Phòng bệnh

Dùng vắc xin phòng bệnh Parvovirus tiêm cho chó. Cần lưu ý là khác với

nhiều loại vắc xin khác, vắc xin Parvovirus chó khơng có hiệu lực cao. Vì vậy để nâng cao hiệu lực của vắc xin, cần chăm sóc ni dưỡng chó tốt, đặc biệt là chế độ vệ sinh ăn uống.

1.2. Bệnh Carê

Carê là bệnh truyền nhiễm chủ yếu là ở chó con (do vậy, bệnh cịn có tên gọi là bệnh sài sốt ở chó con), với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và các nốt sài ở chỗ da mỏng.

1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh carê do vi rút họ Paramyxoviridae, giống Morbillivi rút gây ra. Bệnh gây chết với tỷ lệ cao trên lồi ăn thịt, đặc biệt là lồi chó. là một loại vi rút có khả năng lây nhiễm thơng qua đường hơ hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính tồn cầu, chó ở mọi lồi, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm..

Sức đề kháng của vi rút yếu khi ra điều kiện ngoại cảnh. Ở điều kiện thường, ánh sáng môi trường, vi rút bị diệt sau vài giờ. Ở 550C/1h + 600C/30 phút +100 trong vòng 35 ngày. Trong xác chết lên men thối nó chỉ sống được 38h. Các chất sát trùng thơng thường NaOH, focmon có thể tiêu diệt được vi rút dễ dàng.

1.2.2. Loài mắc bệnh

Tất cả các giống chó đều mắc. nhưng bệnh thường xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó con từ 3-4 tuổi, tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và tỷ lệ chết 90- 100%, chó nhập nội hay mắc bệnh. Chó con theo mẹ ít gặp bệnh carê do có kháng thể truyền từ mẹ. Chó trưởng thành nhiễm virrus nhưng khơng phát bệnh mà ở thể mang trùng.

1.2.3. Triệu chứng

Biểu hiện bệnh rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc, ni dưỡng, độc lực của mầm bệnh.

Đầu tiên ở chó xuất hiện các triệu chứng chung: chó mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, khơng thích vận động, lồng xù, sau đó chó sốt (thân nhiệt tăng lên 40 - 40,50C trong 24 - 48 giờ). Lúc sốt, chó bỏ ăn, mắt đỏ, có khi khơng ăn. Sau đó cơn sốt giảm xuống, thân nhiệt trở lại bình thường, chó ăn một ít tuy vẫn mệt, 3 - 4 ngày sau xuất hiện đợt sốt thứ 2 (Cơn sốt thứ 2 kéo dài hơn, thường kéo dài 3 - 4 ngày), chó rất mệt. Lúc này nhịp thở tăng rõ, chó rất mệt, mắt có dử, gương mũi khơ, niêm mạc mũi, miệng, đường hô hấp viêm cata. Hiện tượng viêm phổi và viêm ruột thể hiện rõ (chó thở khị khè, ỉa chảy, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột bị bong ra, làm cho phân có mùi tanh khẳm rất khó chịu và phân có màu cà phê). Do chó khơng ăn và ỉa chảy, vì vậy chó bị gầy sút nhanh chóng, hố mắt trũng sâu, bụng hóp, lơng xơ xác, chó đi xiêu vẹo hay chỉ nằm một chỗ. Mắt nhắm nghiền, hậu môn bẩn.

Một dấu hiệu khác thường thấy là sự xuất hiện các mụn mủ ở bụng, ngực, háng, trong đùi. Các mụn mủ thường bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ, sau bội nhiễm nên mềm ra, có mủ. Khi vỡ ra, các mụn mủ làm lông bết, ướt. Nếu chó chết sớm, thường không thấy dấu hiệu thần kinh. Nếu bệnh kéo dài khoảng 10 ngày, chó xuất hiện triệu chứng thần kinh, chó bị co giật hoặc đâm sầm vào tường. Khi đụng phải vật cản, chó nổi cơn co dật, có khi sùi cả bọt mép.

Hình 10.3. Triệu chứng bệnh Carê 1.2.4. Chẩn đốn 1.2.4. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh thường xảy ra ở chó chưa tiêm phịng, chó non, có đủ hội chứng tiêu hố, hơ hấp và mụn loét ở da… thì dễ nhận biết bệnh. Quy luật sốt là một trong những chỉ tiêu quan trọng của bệnh Carê.

Chẩn đoán phân biệt

- Bệnh viêm phổi: Chó sốt cao, khơng kể lứa tuổi, thường do cảm lạnh. Điều trị bặng kháng sinh liều cao có kết quả.

- Bệnh ỉa chảy do rối loạn tiêu hoá: Con vật ỉa chảy nhưng khơng có máu, sốt ít hoặc không sốt. Thường do ăn phải thức ăn không đảm bảo, hay quá nhiều mỡ.

- Bệnh dại: Chó khơng sốt, hung dữ, sợ ánh sáng, hay cắm càn.

- Ỉa chảy do Parvovirus: Bệnh này rất giống bệnh carê nhưng phân màu hồng,

và chó khơng có triệu chứng thần kinh, khơng xuất hiện các mụn mủ

Phịng bệnh

Dùng vắc xin nhược độc carê tiêm phịng cho chó. Vắc xin này an tồn, có thời gian bảo hộ cho chó từ 6 tháng đến 1 năm. Vì kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ cho chó con đang bú từ 4 - 6 tuần, nên chỉ nên tiêm vắc xin cho chó con từ 2 tháng tuổi, để chắc chắn nên tiêm lại lần 2 vào lúc chó con được 3,5 tháng tuổi.

Điều trị

Hiện nay chưa có kháng sinh đặc hiệu điều trị bệnh này. Các nhà khoa học đã thành công tạo kháng huyết thanh chống bệnh carê nhưng cũng chỉ đạt hiệu quả khi

mới chớm bệnh (sau 2-3 ngày nhiễm bệnh). Và chúng ta nên tiêm kháng huyết thanh cho những con khoẻ nhưng đã tiếp xúc với chó bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc điều trị chỉ có kết quả khi có hộ lý tốt và điều trị theo phác đồ sau:

- Truyền dịch vào mạch máu (dùng dung dịch Ringerlactat, hoặc dung dịch sinh lý mặn ngọt cùng với thuốc trợ tim và vitaminC)

- Cầm máu, chống nôn

- Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm - Trợ sức

- Chế độ chăm sóc trong điều trị: Cho ăn cháo, thức ăn dễ tiêu, kiêng mỡ, chất tanh, ăn làm nhiều bữa, cho uống liên tục đường glucoza thay nước.

1.3. Bệnh giảm bạch cầu trên mèo

Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV): còn được gọi với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Carê ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh parvo mèo là do vi rút có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leucopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao. Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả dòng họ mèo (Felidae) đều nhạy cảm với vi rút gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).

Nguyên nhân

Vi rút gây bệnh giảm bạch cầu mèo rất nhỏ và rất bền, được phân loại vào nhóm Parvovi rút (nên có tên parvo mèo). Vật chất di truyền là sợi ADN. Vi rút này đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ (56 độ C trong 30 phút) nhưng nhạy cảm với chất tẩy Clorox. Vi rút sản sinh trong tế bào của ký chủ.

Triệu chứng

Mức độ nghiêm trọng thay đổi rất lớn tùy từng trường hợp. Nhiều mèo bị nhiễm bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng nào cả, chỉ có một phương pháp chẩn đốn là phân lập vi rút hoặc phương pháp huyết thanh học (phát hiện kháng thể bằng test nhanh).

Sốt,bỏ ăn, lừ đừ,mệt mỏi, đau vùng bụng, nôn nhiều lần, tiêu chảy mất nước, ỉa ra máu, rối loạn điện giải trầm trọng,tiếng kêu khàn,mất giọng yếu ớt,chảy dãi nhớt, suy giảm bạch cầu.

Mắt kèm nhèm,có ghèn, trũng mắt,lờ đờ, mũi và miệng thâm. Hơi thở, mùi phân, dãi bốc mùi khó chịu

Triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng,mất thăng bằng,run lẩy bẩy,co giật và động kinh.

Hình 10.4. Mèo bị bệnh giảm bạch cầu Điều trị Điều trị

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phịng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Điều trị: Bệnh do vi rút khơng có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngun tắc điều trị nâng cao sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng chống bệnh kế phát.

Phòng ngừa

Dùng vacine phòng bệnh giảm bạch cầu mèo thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.

2. Một số bệnh nội khoa xảy ra trên chó, mèo 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột 2.1. Bệnh viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày ruột do trúng độc thức ăn, hóa chất hay do kế phát từ bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng. Bệnh làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách ruột, làm cho cả lớp tổ chức dưới niêm mạc bị viêm, do đó làm cho vách dạ dày và ruột bị sung huyết, xuất huyết, hóa mủ, hoại tử mà cịn gây nên nhiễm độc và bại huyết. Bệnh tiến triển nhanh và gây tỷ lệ chết cao.

Nguyên nhân

Do chăn nuôi không đúng phương pháp, thức ăn không đúng phẩm chất (thức ăn thối, mốc, lên men) cho uống nước bẩn.

Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh

Do trúng độc các loại hóa chất (photpho, thủy ngân, chì, axit mạnh, kiềm mạnh) gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa

Do nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa: Salmonella, E.coli… Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn này phát triển gây bệnh.

Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán…)

Triệu chứng

Con vật kém ăn hoặc bỏ ăn, uể oải, khát nước. Khi bệnh nặng con vật ủ rũ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh. Biểu hiện thường thấy là con vật đi phân lỏng như nước, màu đen thối khắm, có khi có lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột tróc ra), Do ỉa chảy mạnh, hố mắt trũng sâu, khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô, mất đàn tính, lơng xù. Khi ỉa chảy nhiều, đến giai đoạn cuối cơ vịng hậu mơn bị liệt nên phân tự động chảy ra ngoài, con vật nằm liệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra nước tiểu có albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng.

Kiểm tra máu: số lượng hồng cấu, hàm lượng hemoglobin tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Nếu viêm dạ dày và ruột nhẹ, bệnh kéo dài từ 1 – 2 tuần, chữa tích cực con vật có thể khỏi nhưng lâu hồi phục và thường hay chuyên sang thể mãn tính. Nếu gia súc nhiễm ở thể nặng con vật có thể chết sau 2 – 3 ngày do mất nước và chất điện giải, nếu bệnh gây nên do nguyên nhân trúng độc con vật chết sau 24 giờ.

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng như con vật sốt, phân lỏng như nước, có màu đen thối khắm, có màng giả. Khơng có hoặc ít triệu chứng ói.

Điều trị

Nguyên tắc: Thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men để đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.

- Hộ lý: Bệnh súc nhịn ăn 1 – 2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu.

- Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau đây: Magie sunfat, natri sunfat cho uống.

- Bảo vệ niêm mạc ruột

- Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột như: Sulfat guanidin, Streptomycin, Kanamycin, Gentamycin, Neomycin…

- Bổ sung nước và chất điện giải: Dùng orezol hòa với nước cho vật bệnh uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch mặn – ngọt đẳng chương.

- Giảm đau: Cho uống Belladon, dùng nước ấm thụt rửa ruột, tiêm dưới da

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 53)