KỸ THUẬT NI DƯỠNG CHĂM SĨC MÈO

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 50 - 53)

Mục tiêu

- Trình bày kĩ thuật chăm sóc, ni dưỡng mèo các giai đoạn - Nhận biết thời điểm phối giống thích hợp trên mèo

- Nêu lưu ý khi chăm sóc mèo con mất mẹ

Nội dung

1. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc mèo hậu bị

Chọn giống

Mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ khơng có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất thấy hai chân sau và đi quắp về phía trước bụng.

Nuôi dưỡng

Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 – 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp hoặc khay, chuồng độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.

Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay cát, khơng để lâu có mùi hơi, mèo sẽ khơng chịu đi vệ sinh vào đó.

Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau… Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều protein nên thường xuyên cho mèo ăn thịt, cá. Lưu ý cá nên làm chín kĩ và khơng cho mèo ăn mặn.

Phát hiện mèo cái động dục

Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục, có khi sớm hơn khoảng 4 tháng. Khi động dục mèo có biểu hiện bồn chồn, tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng . Mèo có thể lăn trịn trên mặt đất và rên rỉ. Âm hộ sưng, mèo thường xuyên liếm khu vực này. Khi được tiếp xúc, vuốt ve mèo ở phần lưng hoặc sát đuôi, mèo sẽ nâng mông lên, đi xoay sang một bên, nằm ngay xuống vị trí mèo đang đứng, hai chân thay nhau cử động lên xuống (đây chính là tư thế để con đực đưa bộ phận sinh dục của nó vào trong bộ phận sinh dục của mèo cái, sẵn sàng thực hiện việc giao phối). Thời gian mèo động dục khoảng 7 ngày, chịu đực vào ngày thứ 3-4. Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lơng của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.

Nếu mèo động dục mà không được thực hiện việc giao phối thì mèo kêu gào nhiều hơn, thậm chí có thể kéo dài cả ngày, mèo sẽ động dục trở lại. Tình trạng này có thể kéo dài đến 3 tuần.

2. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc mèo mang thai và đẻ

Trong giai đoạn mang thai mèo mẹ thường ăn nhiều hơn và đặc biệt thích ăn các thức ăn giàu protein. Nên tăng lượng thức ăn cho mèo và bổ sung thêm thịt, cá hoặc sữa vào khẩu phần của mèo.

Trong 3 tuần đầu tiên không tự ý cho mèo uống hoặc tiêm thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến thai. Đặc biệt khơng tiêm phịng các loại bệnh cho mèo trong suốt thời kỳ mang thai. Hệ miễn dịch của mèo có thể khơng thích ứng được với vắc xin dẫn đến nhiễm bệnh nặng.

Lót thêm khăn hoặc vải mềm vào ổ để mèo nằm, thường xuyên giặt giũ và phun thuốc diệt bọ chuyên dùng cho mèo vào ổ. Đặt ổ nơi khơ thống và ấm, n tĩnh. Nếu mèo khơng nằm trong ổ, có thể mang ổ phơi nắng khoảng 30 phút mỗi sáng.

Mèo cái mang thai 59 – 67 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và mềm, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc. Để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết. Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con…Nên đưa mèo đến thú y ngay khi quan sát thấy các biểu hiện sau:

- Mèo co thắt bụng và thân từ 15 đến 20 phút liên tục nhưng không bắt đầu sinh - Thấy nhau hoặc đầu mèo con bắt đầu nhơ ra ngồi nhưng mèo mẹ khơng tiếp

tục sinh trong khoảng 2 phút. Mèo đẻ rất nhanh nên đây sẽ là biểu hiện bất thường trong sinh nở. Cố gắng đừng để tình trạng này kéo dài hơn 5 phút mới đưa mèo đến thú y.

Mèo sẽ có thời gian nghỉ giữa các lần sinh con nhưng nếu mèo mẹ nghỉ quá 2 tiếng mà không tiếp tục sinh tiếp (mặc dù bụng vẫn còn to) nên đưa mèo đến thú y nhanh chóng. Nên đặt một chén nước gần chỗ mèo sinh để mèo bổ sung nước khi chúng cần.

Trong vài tuần đầu sau sinh, mèo mẹ sẽ dành phần lớn thời gian để chăm sóc mèo con vì mèo con chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt và tìm thức ăn. Nên đặt tơ thức ăn lại gần ổ mèo, cho chúng ăn khẩu phần như khi mang thai hoặc nhiều hơn. Nếu mèo mẹ bỏ ăn, nôn, tiêu chảy hoặc co giật nên đem mèo đến thú y để khám bệnh.

3. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc mèo con

Mèo con mới đẻ hồn tồn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. Mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.

Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải ni dưỡng, chăm sóc tốt mèo mẹ . Cho mèo mẹ ăn 3 – 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói kêu nhiều, có thể dùng thêm sữa bị pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt. Mèo con được 4 đến 5 tuần tuổi tập cho mèo con thức ăn đặc dễ tiêu hóa, mềm. Khi mèo đã ăn quen thức ăn đặc (khoảng từ 6-8 tuần tuổi) chúng có thể được cai sữa và chuyển sang ăn thức ăn cứng hơn.

Hình 9.1. Mèo con bú sữa đầu 4. Kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc mèo đực giống

Trong mùa phối giống cần cho mèo đực ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng dinh dưỡng đặc biệt là protein, chất khoáng và vitamin. Cho mèo đực ăn cơm trộn cá hoặc thịt bị với lượng 80-100g/ngày và rau nấu chín chia làm 3 bữa/ ngày.Cần giưa ấm trong ngày lạnh.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng mèo hậu bị.

2. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng mèo mang thai và đẻ. 3. Trình bày quy trình chăm sóc ni dưỡng mèo con.

Một phần của tài liệu giáo trình chăn nuôi chó, mèo (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)