Giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp giao dịch điện

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 25 - 29)

1.1 .Tổng quát về chứng cứ điện tử

1.2.3. Giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp giao dịch điện

rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website TMĐT của mình. Nếu khơng cơng bố thơng tin theo quy định trên thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website giao dịch điện tử của mình.7

1.2.3. Giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp giao dịchđiện tử điện tử

- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Theo điều 11 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thơng tin đó được thể hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu.” Thơng điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: nếu thơng tin chứa trong thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.

Thơng điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng điều kiện: (i) Nội dung của thơng điệp dữ liệu được bảo đảm tồn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thơng điệp dữ liệu hồn chỉnh. (ii) Nội dung của thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.

Thơng điệp dữ liệu có giá trị làm bằng chứng: độ tin cậy dựa trên cách chúng được tạo ra, lưu trữ hoặc truyền đi; tính tồn vẹn được đảm bảo và duy trì như thế nào, cách xác định người khởi tạo và các yếu tố liên quan khác.

Điều 14 Luật GDĐT nhấn mạnh “Thơng điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ 1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Đối với thơng tin trích xuất từ trang thơng tin điện tử, theo Điều 23 Luật Cơng nghệ Thơng tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thơng tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thơng tin điện tử của mình”.

Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch TMĐT, thể hiện dưới các khía cạnh dưới đây: Có thể thay thế văn bản giấy; có giá trị như bản gốc; có giá trị lưu giữ và chứng cứ; xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

Như vậy, ba kết luận quan trọng có thể được rút ra về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thơng điệp dữ liệu có giá trị như các văn bản pháp lý thông thường; thơng điệp dữ liệu có giá trị như văn bản rõ ràng nếu tính tồn vẹn của chúng được đảm bảo từ khi khởi tạo, được lưu trữ và có thể truy cập hợp lệ; thơng tin dữ liệu có giá trị làm bằng chứng .

Khi muốn đưa thông điệp dữ liệu ra làm chứng cứ để cơ quan tài phán xem xét giải quyết một vụ tranh chấp, thì việc cung cấp đó phải đảm bảo 2 u cầu: một là, thông điệp dữ liệu được in ra thành văn bản; hai là, thông điệp dữ liệu gốc được lưu trữ trong CD, USB kèm đường dẫn để truy cập khi cần thiết (nếu là email cá nhân thì thơng điệp dữ liệu đó phải được bảo tồn ngun vẹn trong hộp thư-inbox). Điều 5 chương 2 Luật mẫu Thương mại điện tử của UNCITRAL cũng

công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: “Thông tin không bị phủ nhận

giá trị pháp lý có hiệu lực hoặc thực thi chỉ vì thơng tin đó được thể hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu.”8

Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, việc các doanh nhân gửi thông điệp dữ liệu điện tử cho các mục đích kinh doanh là điều phổ biến, vì vậy quyền tài phán (tịa án, trọng tài) là điều phổ biến. Thơng điệp dữ liệu gốc cũng là một lẽ đương nhiên, như Bộ luật Dân sự, Luật Công nghệ thông tin9 và Luật Giao dịch điện tử đã đề cập, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc giao dịch thông điệp dữ liệu bằng phương tiện điện tử. Việc cơ quan tài phán nhanh chóng áp dụng biện pháp giải quyết sẽ giúp các tranh chấp dân sự được giải quyết một cách tồn diện, chính xác, nhanh chóng và khách quan hơn, đồng thời hoàn thiện hệ thống vận hành pháp luật hiện đại của các thể chế giải quyết tranh chấp của nước ta.

- Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Từ trước đến nay, chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thơng tin trong văn bản. Chữ ký bao gồm hai vai trị cơ bản đó là: Xác định người lập ra văn bản và thể hiện sự chấp nhận của người lập ra văn bản với những nội dung chứa trong văn bản. Trong giao dịch TMĐT, chữ ký điện tử cũng nắm giữ những vai trò cơ bản trên như chữ ký tay trong giao dịch thương mại thơng thường. Vì vậy, chữ ký điện tử đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho giao dịch trong môi trường điện tử. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là chúng ta phải xây dựng được một cơ sở pháp lý cho chữ ký điện tử, nhằm xác định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong các giao dịch TMĐT.

Tính pháp lý của chữ ký điện tử trên thế giới, Liên hiệp quốc năm 1996 đã xuất bản Luật mẫu Thương mại điện tử của UNCITRAL, qua đó cơng nhận tính hợp pháp của chữ ký điện tử. Đây được xem là mơ hình luật đầu tiên, làm tiền đề cho các quốc gia tham khảo để đưa ra luật áp dụng cho chữ ký điện tử. Sau đó, đến năm 2001, Liên hiệp quốc xuất bản riêng Luật mẫu của UNCITRAL riêng cho

8 Luật mẫu về Thương mại điện tử được Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

ban hành vào ngày 12/6/1996 và được sửa đổi bổ sung Điều 5 vào năm 1998;

chữ ký điện tử. Năm 2005, Liên hiệp quốc cũng đã đưa ra quy định về Truyền thông điện tử cho các hợp đồng quốc tế, để khẳng định lại hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử là hợp lệ và có tính pháp lý tương đương như hợp đồng bằng giấy. Kết quả là nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã có được bộ khung pháp lý riêng, áp dụng cho chữ ký điện tử và HĐĐT.

- Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Trong giao dịch thương mại điện tử, hợp đồng điện tử có giá trị vơ cùng quan trọng, đây là sự giao kết giữa các bên và là cầu nối tạo ra giao tiếp điện tử. Trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng hình thành hàng loạt chứng cứ điện tử. Hiện nay, trong các giao dịch điện tử, HĐĐT được ưa chuộng và chiếm ưu thế hơn hợp đồng giấy, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế. Điều 33 Luật giao dịch điện tử quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Tóm lại, hợp đồng thương mại có thể được giao kết theo nhiều cách khác nhau thông qua các phương tiện thiết bị điện tử như điện thoại, fax, email, ứng dụng trò chuyện, v.v.

Điều 34, Luật Giao dịch Điện tử 2005 thừa nhận giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của HĐĐT không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu.”

Điều 5, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định: “Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.”

Điều 15, Luật Thương mại thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”

Từ các phân tích trên, hợp đồng thương mại được giao kết/thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử có giá trị pháp lý như „văn bản giấy‟. Khi HĐĐT được các bên liên quan giao kết thành công hay chấm dứt hợp đồng, khi đó hình thành các chứng cứ điện tử trong q trình thực hiện. Ví dụ như: nhân sự trong các

bộ phận/phòng ban của cả hai doanh nghiệp sẽ trao đổi thông tin, quyết định bằng email, đề xuất ý kiến qua điện thoại, ứng dụng chat về tiến độ thanh toán, giao nhận hàng hóa, cung cấp dịch vụ, giám sát chất lượng, phạt vi phạm, tạm ngưng thực hiện hợp đồng, khiếu nại, bảo hành, chấm dứt hợp đồng, v.v.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật điều chỉnh chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w