Thực tiễn việc xét xử các vụ án tranh chấp giao dịch thương mại có sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 54 - 69)

1.1 .Tổng quát về chứng cứ điện tử

2.3. Thực tiễn việc xét xử các vụ án tranh chấp giao dịch thương mại có sử dụng

dụng chứng cứ điện tử tại Việt Nam

2.3.1 Tình hình xét xử các vụ án tranh chấp giao dịch thương mại có sử dụng chứng cứ điện tử

Khoa học cơng nghệ phát triển, đồng nghĩa với việc các ứng dụng của khoa học công nghệ vào đời sống xã hội phát triển vượt bậc. Các giao dịch điện tử như mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, chuyển tiền điện tử được sử dụng ngày càng nhiều và mang tính phổ biến. Theo đó, việc xét xử các vụ án dân sự có sử dụng chứng cứ điện tử ngày càng tăng, chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Trước khi DLĐT chính thức được ghi nhận là một nguồn chứng cứ trong Bộ Luật Tố Tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam đã xét xử nhiều vụ án có chứng cứ điện tử (chủ yếu là trong các vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại), tuy nhiên các Tòa án không thống nhất trong việc xem xét độ tin cậy chứng cứ điện tử và cũng không viện dẫn quy định của Luật giao dịch điện tử để đánh giá chứng cứ. Trên thực tế, các tòa án vẫn chấp nhận thông tin trong email là chứng cứ.

Thứ nhất, tòa án và các đương sự chưa biết cách khai thác siêu dữ liệu và các công nghệ hiện đại như blockchain hay các dịch vụ ủy thác trung gian để xác thực, đánh giá CCĐT: Trong một vụ án, có tồn tại chứng cứ là email nhưng email khơng được Tịa án chấp nhận, trong khi có thể áp dụng các cơng nghệ hiện đại để đánh giá tính xác thực của email nhưng Tòa án Việt Nam và bản thân các đương sự lại không áp dụng.

Nội dung vụ án như sau: Cơng ty B và Cơng ty DN có quan hệ mua bán hàng hóa. Hai bên khơng lập hợp đồng bằng văn bản mà liên hệ qua điện thoại, phương thức thanhtốn là khi nhận được hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty B, Công ty DN thanhtốn tiền cho Cơng ty B. Từ ngày 30-12-2017 đến ngày 24-3-2018, Công ty DN nhiều lần liên hệ qua điện thoại mua các hàng hóa của Cơng ty B với tổng sốtiền 2.363.231.024 đồng. Ngày 01-6-2018 và ngày 09-8-2018, Cơng ty DN có chuyển trả cho Công ty B tổng số tiền 299.868.000 đồng và còn nợ số tiền2.063.363.024 đồng.Trong q trình tố tụng, bị đơn khơng có ý kiến phản đối

về nội dungtrình bày của nguyên đơn. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn thống nhất với lời trình bày của đại diện nguyên đơn về các giao dịch mua bán hàng hóa giữa hai bên và số tiền chưa thanh tốn. Đây là tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, Tịa án cấp sơ thẩmnhận định Cơng ty DN cịn nợ Công ty B tiền mua hàng = (2.363.231.024 đồng -299.868.000 đồng) = 2.063.363.024 đồng là có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 50, Điều 55 Luật Thương mại, nếu hai bên khơng có thỏa thuận thời hạn thanh tốn thì bên mua phải thanh tốn cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa. Thời điểm cuối cùng Cơng ty DN mua hàng và Cơng ty B giao chứng từ hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty DN là ngày 24-3-2019. Tuy nhiên, đến nay Công ty DN vẫn chưa thanh tốn hết tiền mua hàng cho Cơng ty B nên Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty B, buộc Công ty DN phải thanh toán số tiền 2.063.363.024 đồng cho Cơng ty B là có cơ sở. Bị đơn kháng cáo khơng đồng ý về việc tính lãi trong bản án sơ thẩm vì cho rằng trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ty B và Cơng ty DN khơng có đề cập nội dung này. Đồng thời hàng hóa Cơng ty DN mua từ Công ty B xuất đi nước ngồi bị khách hàng phạt do giao hàng khơng đúng tiến độ, hàng bị lỗi, sơn kém chất lượng, khách hàng yêu cầu bồi thường và phạt trừ tiền. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn cung cấp chứng cứ là các văn bản gửi qua mail: Invoice ngày 01/4/2018– 30/4/2018; ngày 01/05/2018–31/5/2018; ngày01/6/2018–30/6/2018. Xét thấy, Công ty B và Cơng ty DN khơng có thỏa thuận về việc miễn trừ trách nhiệm do chậm thanh tốn. Tháng 3/2018, Cơng ty DN đã khai báo thuế đối với hóa đơn giá trị gia tăng số 05907 ngày 24-3-2018, là hóa đơn sau cùng mà nguyên đơn xuất cho bị đơn. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn u cầu tínhthời gian chậm thanh tốn sau ngày xuất hóa đơn cuối cùng là ngày 01/4/2018 mà khơng tính theo thời gian chậm trả từng hóa đơn và nguyên đơn chỉ yêu cầubị đơn thanh toán tiền lãi chậm thanh tốn đến ngày 16-3-2019 là có lợi cho bịđơn nên Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm buộc Công ty DN phải thanh tốn tiền lãi chậm thanh tốn cho Cơng ty B số tiền 2.063.363.024 đồng x 1,3 x 11 tháng15 ngày = 308.472.768 đồng là phù hợp với quy định tại Điều 306 Luật Thương mại. Bị đơn không đồng ý việc tính

lãi trong bản án sơ thẩm vì cho rằng trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ty B và Cơng ty DN khơng có đề cập nội dung là khơng có cơ sở. Xét ý kiến của bị đơn cho rằng hàng hóa Cơng ty DN mua từ Công ty B xuất đi bị khách hàng phạt do giao hàng không đúng tiến độ, hàng bị lỗi, sơn kém chất lượng, khách hàng yêu cầu bồi thường và phạt nặng: Trong suốt quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm, mặc dù đã được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng bị đơn đều vắng mặt khơng có lý do, khơng có văn bản nêu ýkiến đối với yêu cầu khởi kiện, khơng có u cầu phản tố, khơng cung cấp chứng cứ,... Do bị đơn không thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70, 72, 91 Bộ luật Tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên Tịa án cấp sơ thẩm căn cứ theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ để giải quyết vụ việc là đúng quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn cung cấp các văn bản thể hiện nội dung các email và cho rằng các email này do khách hàng của bị đơn gửi cho bị đơn về việc phản ảnh hàng kém chất lượng và phạt trừ tiền bán hàng của bị đơn. Tuy nhiên các email đều có nội dung là tiếng nước ngoài, chưa được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự, không rõ người gửi và mối quan hệ giữa người gửi với bị đơn,...nên các email này không được xem là chứng cứ. Đồng thời, tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn chấp nhận việc trả nợ gốc, chỉ yêu cầu xem xét việc tính lãi chậm trả nên Hội đồng xét xử ghi nhận. Bị đơn kháng cáo nhưng khơng cung cấp được chứng cứ nào khác có giá trị chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình nên khơng được chấp nhận.(22)

Thứ hai, cách hiểu về chứng cứ điện tử của Tòa án và đương sự cịn đơn giản: có thể thấy hầu hết các vụ án dân sự của Việt Nam đến thời điểm hiện tại Tòa án và đương sự mới chỉ sử dụng đến các chứng cứ điện tử đơn giản như email, facebook, zalo, tin nhắn SMS, thiết bị USB. Các lập luận về chứng cứ điện tử của Tòa án cũng đơn giản chưa mấy thuyết phục tại các bản án chưa thể hiện rõ được cách thức Tòa án đánh giá mức độ tin cậy của chứng cứ để làm căn cứ chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ.

Ví dụ, trong một vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa: Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty TNHH chế

biến T với bị đơn là công ty TNHH giấy K, Buộc công ty K có nghĩa vụ bồi thường cho cơng ty T. Việc trao đổi thông tin liên quan đến việc mua bán hàng hóa, thực hiện hợp đồng được thực hiện thông qua hai địa chỉ email thao.doan@vinakraft.com vàthanhdat.cd15@gmail.com trong quá trình hai bên giao dịch, làm ăn với nhau từ trước khi có email ngày 21/12/2017. Bà T xác định email ngày 21/12/2017 về việc chấm dứt hợp đồng mà Cơng ty T nhận được chính là email do bà soạn thảo và gửi đi; ông Nhật xác định có chỉ đạo bà T gửi email cho Cơng ty Thành T về việc tạm ngừng việc giao hàng để chờ xử lý. Với chứng cứ là thư điện tử email và được các bên thừa nhận nên Tòa đã đưa ra quyết định trên cơ sở các hợp đồng và nội dung thư điện tử.

Thứ ba, Tòa án khơng thống nhất trong việc đánh giá tính xác thực và độ tin cậy của chứng cứ điện tử, chưa dựa trên một bộ tiêu chí rõ ràng, có vụ thì chấp nhận, có vụ thì khơng chấp nhận chứng cứ điện tử nhưng khơng đưa ra lý do thuyết phục.

Ví dụ: Vụ án ly hơn: Tịa án chấp nhận tin nhắn điện thoại là chứng cứ. Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác yêu cầu khởi kiện của ông Lê Đức A về việc yêu cầu ly hôn với bà Hà Thị Kim L vì những lý do sau: Ơng A và bà L kết hôn và sống chung với nhau trong khoảng thời gian dài hạnh phúc. Tuy nhiên, từ năm 2015 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, tình cảm vợ chồng ngày càng rạn nứt nhưng cả hai đều khơng có thiện chí chủ động hịa giải để hàn gắn tình cảm vợ chồng. Để chứng minh về nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh mâu thuẫn vợ chồng là do ơng A ngoại tình với một người phụ nữ khác rồi về nhà đánh đập bà, bà L cung cấp cho Tịa án các tin nhắn qua lại giữa ơng A với một người phụ nữ tên H được sao chép từ điện thoại di động của ông H và một tấm ảnh chụp từ khuôn mặt của bà L bị đánh gây thương tích. Tại phiên hịa giải ngày 03/7/2017 và tại phiên tịa, ơng A thừa nhận nội dung các tin nhắn mà bà L cung cấp cho Tòa án là tin nhắn qua lại giữa ông và một người phụ nữ tên HN. Tuy nhiên, ông A không thừa nhận có quan hệ ngoại tình với người phụ nữ này mà chẳng qua là quan hệ qua đường. Thế nhưng, thông qua việc kiểm tra, đánh giá nội dung các tin nhắn nêu trên, Hội đồng xét xử có căn cứ để xác định ơng A có quan hệ nam nữ không đứng đắn, không trong sáng như những nội dung tin nhắn thơng thường của những

người đã có vợ, có chồng. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa ơng và bà L. Do đó, việc ơng A khởi kiện yêu cầu được ly hôn với bà L là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hơn nhân và gia đình năm2014 nên không được HĐXX chấp nhận. Xét cần bác đơn khởi kiện của A là phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng ông có cơ hội hịa giải, hàn gắn tình cảm vợ chồng.

Vụ án cụ thể khác (tham khảo)

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Thanh toán Điện tử P; Địa chỉ: Tầng 14, Tịa nhà H, Khu đơ thị mới Mễ Trì H, phường Mễ T, quận Nam Từ L, thành phố Hà Nội và Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ K; Địa chỉ: phường V, thành phố N, tỉnh K20;

Ngày 12/9/2019, Cơng ty Cổ phần Thanh tốn Điện tử P (Sau đây gọi tắt là Công ty P) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ K (Sau đây gợi tắt là Công ty K) đã ký kết Hợp đồng chấp nhận thanh toán trực tuyến số 102/2019/HDHT- GPTTTT/KD/PE – K(sau đây gọi là Hợp đồng số 102) theo đó Cơng ty K đồng ý sử dụng dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến do Công ty P cung cấp theo những điều kiện và điều khoản được quy định tại Hợp đồng. Cụ thể, Công ty P sẽ cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến cho K bao gồm các giải pháp và hạ tầng thanh toán, liên kết giữa khách hàng, đơn vị kinh doanh trực tuyến và hệ thống ngân hàng. Khách hàng của Cơng ty K từ đó có thể mua hàng hóa/dịch vụ, thanh tốn trực tiếp bằng các loại thẻ mang thương hiệu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Mastercard và JCB trên hệ thống website của Công ty K qua cổng thanh toán trực tuyến của Cơng ty P, trong đó hệ thống thanh tốn trực tuyến được cung cấp bởi Ngân hàng S (sau đây gọi là S). Theo Hợp đồng số 102, Công ty K cam kết chỉ sử dụng các giải pháp thanh tốn trực tuyến do Cơng ty P cung cấp để chấp nhận thanh toán cho các giao dịch thanh toán trực tuyến phát sinh trên một (01) website duy nhất của Cơng ty K có tên miền http://vmallshop.com/ trong đó hàng hóa được Cơng ty K chào bán tới các khách mua hàng là các sản phẩm thời trang.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, tổ chức thẻ quốc tế Mastercard đã thơng báo tới S và khẳng định có hai (02) website là www.reissdressukshop.com và www.bognerjackesale.com đã có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giao dịch thanh tốn trực tuyến và có kết nối thanh tốn qua Cơng ty P. Qua q trình rà sốt thơng tin giao dịch, S đánh giá rằng có rất nhiều điểm tương đồng giữa hai (02) website vi phạm kể trên với website http://vmallshop.com/ của Cơng ty K. Do đó, ngày 17/10/2019, S đã có Cơng văn số 987/2019/CV-TT (V/v: nghi ngờ vi phạm quy định của TCTQT và yêu cầu cung cấp chứng từ tài liệu) gửi tới Công ty P đề nghị Công ty P ngay lập tức ngừng cung cấp dịch vụ cổng thanh tốn cho Cơng ty Kđồng thời tuyên bố về việc S sẽ tạm hỗn thanh tốn các giao dịch của Công ty P để đảm bảo chi trả cho các khoản phạt có thể lên đến 215.000 USD (Bằng chữ: Hai trăm mười lăm nghìn Đơ la Mỹ) từ Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giao dịch thanh toán trực tuyến.

Thực hiện theo đúng quy định của Hợp đồng số 102, Công ty P đã có Văn bản số 198/2019/KD/P ngày 17/10/2019 (V/v: Thơng báo tạm dừng cung cấp dịch vụ cổng thanh toán Megapay) gửi tới Công ty Kđể thông báo về việc sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cổng thanh tốn đồng thời u cầu Cơng ty K giải trình về mối liên hệ của Công ty K với hai (02) website vi phạm, cung cấp các tài liệu chứng minh các sản phẩm, hàng hóa mà K cung cấp là có nguồn gốc xuất xứ và tuân thủ đầy đủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Cơng ty K sau đó bằng Văn bản số 003/2019/CV (V/v: phúc đáp cv số 198 Công ty E) gửi tới Công ty P – E đã thừa nhận việc Công ty K đã hợp tác với hai (02) website kể trên để quảng cáo sản phẩm, đặt liên kết thanh toán, chấp thuận cho khách mua sản phẩm được thực hiện việc thanh toán trực tuyến trực tiếp trên hai (02) website này thơng qua cổng thanh tốn trực tuyến của K P trong khoảng thời gian từ ngày 08/10/2019 đối với website www.bognerjackesale.com và từ ngày 11/10/2019 đối với website www.reissdressukshop.com cho đến ngày 17/10/2019 (thời điểm K P phát hành văn bản thông báo ngừng cung cấp dịch vụ) dẫn đến hậu quả là đã có ba (03) giao dịch mua hàng hóa được thực hiện thơng qua hai (02) website vi phạm này.

Hàng hóa được Cơng ty K bán cho khách mua hàng trong các giao dịch thông qua hai (02) website kể trên là các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc Cơng ty Kkết nối sử dụng dịch vụ cổng thanh tốn trực tuyến do Cơng ty P cung cấp trên hai (02) website này để từ đó khách hàng có điều kiện sử dụng thẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w