1.1 .Tổng quát về chứng cứ điện tử
3.1 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật chứng cứ điện tử trong giải quyết
quyết tranh chấp giao dịch điện tử
Thứ nhất, Theo Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII: để đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống pháp luật về chứng cứ điện tử phải đồng bộ, cơ bản phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo mặt bằng pháp lý chung, đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật giữa các chủ thể, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, xuất phát từ hiệu quả của pháp luật nói chung và pháp luật về chứng cứ điện tử trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phổ biến nhất là các quan hệ pháp luật dân như tranh chấp kinh doanh, thương mại, tranh chấp dân sự vì vậy pháp luật về chứng cứ điện tử cần phải được công khai, minh bạch, rõ ràng phù hợp với cam kết quốc tế trong các tranh chấp dân sự, kinh doanh và thương mại. Chính vì thế, cần đặt vấn đề hệ thống hóa văn bản pháp luật hiện hành về chứng cứ điện tử lên hàng đầu, đặc biệt là chú trọng đến quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ điện tử. Sự sắp xếp có trình tự, hệ thống các quy định pháp luật sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dễ dàng tiếp cận, vận dụng và áp dụng đúng đắn, có hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo đảm quyền con người, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thơng qua việc rà sốt, tổng kết hiệu quả công việc trong thực tiển xử lý các tranh chấp giao dịch điện tử, cần đánh giá lại các văn bản pháp luật liên quan đến
chứng cứ điện tử nhằm xem xét tính hợp pháp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, việc rà soát pháp luật về chứng cứ điện tử cũng đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hướng tới mục tiêu thể chế hoá các chủ trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và Nghị quyết số 48-NQ/TW về” Chiến lược xây dựng và hoà thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân.
Thứ tư, nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng của những người tiến hành tố tụng bằng cách cung cấp các khóa đào tạo để nâng cao nhận thức về chứng cứ điện tử.
Thời kỳ công nghệ số biến đổi từng ngày, Thẩm phán và người tiến hành tố tụng cần nắm bắt và nâng cao hiểu biết về chứng cứ điện tử cũng như khả năng nhận diện CCĐT. Vì thế, ngồi việc trau dồi kiến thức chun mơn, các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ quan chun mơn về CNTT cần nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật để giải quyết tranh chấp các vụ án pháp sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại thông qua phương tiện điện tử như mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, nâng cao trình độ hiểu biết về thơng tin viễn thơng, Thẩm phán và người tố tụng cũng thuận lợi hơn trong việc chứng minh các yêu cầu của mình thơng qua chứng cứ điện tử. Hiểu đơn giản rằng, để giải quyết vụ án tranh chấp, người tiến hành tố tụng phải am hiểu các kỹ năng cần thiết về thu thập, xác minh, đánh giá và cách sử dụng các CCĐT như vậy mới đảm thu thập được đầy đủ, đánh giá khách quan và toàn diện các chứng cứ điện tử.
Để hoàn thiện các kỹ năng này, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên và Thư ký Tịa án cần nâng cao trình độ về tin học, kỹ năng sử dụng các phương tiện điện tử hiện đại. Bởi vậy, cần triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thao phù hợp, thường xuyên để đám ứng nhu cầu cần thiết này. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ đáp ứng các yêu cầu về giải quyết tranh chấp dân sự có sử dụng các chứng cứ điện tử. Có như vậy việc
giải quyết các tranh chấp trong giao dịch điện tử sẽ trở nên nhanh chóng, dễ dàng, kịp thời, tối giản các chi phí liên quan, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ năm, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động lưu trữ các chứng cứ điện tử làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn, v.v.. phát triển mạnh mẽ đang làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực lưu trữ, CMCN 4.0 có những tác động cơ bản sau: (1) Mở rộng loại hình tài liệu lưu trữ; (2) Thay đổi phương thức thực hiện nghiệp vụ lưu trữ; (3) Thay đổi phương thức chia sẻ thông tin tài liệu lưu trữ; (4) Yêu cầu bảo mật, bảo đảm an tồn thơng tin tài liệu lưu trữ ngày càng cao.
Chính phủ có những đề xuất xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số với nhiệm vụ “phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số...”21. Theo đó, số lượng hồ sơ, tài liệu điện tử hình thành ngày càng nhiều, kéo theo những thay đổi trong việc cung cấp chứng cứ điện tử và việc sử dụng chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử. Yêu cầu thực tiễn đặt ra là chứng cứ điện tử cần được bảo quản, khai thác và thu thập một cách khoa học với hành lang pháp lý đủ rộng để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng tài liệu của cá nhân, tổ chức và xã hội và các cơ quan tài phán.
Do đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại cũng có sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế số với các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. “Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án gồm 4 phương thức: thương lượng trực tuyến (online negotiation); hòa giải trực tuyến (online mediation); trọng tài trực tuyến (online arbitration); các phương thức hỗn hợp khác.
21 Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025.
Chứng cứ điện tử hầu như được chấp nhận tại tòa án và trọng tài. Tổ chức trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC trong 26 năm hoạt động cũng đi theo tiến trình cơng nghệ số: thực hiện giải quyết các tranh chấp các vụ việc có hệ quả phát sinh từ yếu tố điện tử như chứng từ, giao dịch email,…; xây dựng tiến trình quản lý giải quyết tranh chấp bằng công cụ điện tử; áp dụng việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức online.
Ở hầu hết quy định của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, giá trị pháp lý của HDĐT, CCĐT không bị phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý các chứng cứ bằng văn bản nhằm hạn chế những rủi ro và yếu thế khi phát sinh tranh chấp.