Kiểm tra, đánh giá, bảo quản dữ liệu điện tử làchứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 49 - 53)

1.1 .Tổng quát về chứng cứ điện tử

2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp

2.1.3. Kiểm tra, đánh giá, bảo quản dữ liệu điện tử làchứng cứ điện tử

Kiểm tra chứng cứ điện tử: là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, được

tiến hành nhằm xác định một cách thận trọng, tồn diện, khách quan tính chính xác của những thông tin thực tế và đáng tin cậy đã được thu thập để xác lập một cách đúng đắn. Tất cả các DLĐT, phương tiện điện tử đã được thu thập chỉ có thể trở thành cơ sở cho các Quyết định, Kết luận của Tòa án về vụ việc tranh chấp hay các tình tiết cụ thể của nó sau khi được kiểm tra một cách khách quan, có căn cứ và tỷ mỉ, thận trọng. Hoạt động kiểm tra chứng cứ điện tử thực chất là rà soát lại tồn bộ q trình thu giữ, giám định, phục hồi DLĐT; kiểm tra tính hợp pháp của các q trình này và phải tn thủ các phương pháp:

- Phân tích nội dung của từng chứng cứ điện tử riêng biệt để xác định các thuộc tính của chứng cứ điện tử và tính chân lý khách quan của các chứng cứ này; xác định mức độ tin cậy của chứng cứ điện tử đã thu thập;

- So sánh, đối chiếu chứng cứ điện tử cần kiểm tra với các chứng cứ điện tử khác đã được thu thập, kiểm tra xem chúng có phù hợp với nhau và với thực tế khách quan hay không;

- Thu thập, tìm thêm, bổ sung các chứng cứ điện tử mới để làm rõ thêm và xác định rõ mức độ chính xác và đầy đủ của chứng cứ điện tử cần kiểm tra. Để xác định được chứng cứ điện tử là căn cứ để giải quyết vụ án tranh chấp thì việc kiểm tra các chứng cứ điện tử đã thu thập được là vô cùng quan trọng. Kiểm tra chứng cứ điện tử được tiến hành ở tất cả các giai đoạn trong quá trình chứng minh tranh chấp, mà chủ thể của các giai đoạn này là cơ quan có thẩm quyền và một số các cơ quan chuyên trách được giao nhiệm vụ tiến hành trong những trường hợp do luật định.

Khi kiểm tra chứng cứ điện tử, các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm khơng chỉ kiểm tra các thông tin thực tế đã thu thập mà phải kiểm tra cả nguồn của chúng; không chỉ kiểm tra từng chứng cứ điện tử một cách riêng lẻ mà phải kiểm

tra trong tổng thể các chứng cứ điện tử đã thu thập được, trong mối quan hệ giữa các chứng cứ điện tử đã thu thập được với các chứng cứ điện tử khác xác định chứng cứ là các DLĐT có phù hợp thực tế hay khơng, có liên quan đến vấn đề cần xác minh trong tranh chấp hay không; giữa các chứng cứ phù hợp hay mâu thuẫn nhau. Từ đó, có phương án sử dụng chứng cứ trong q trình chứng minh vụ án tranh chấp; có cơ sở để quyết định việc tiếp tục điều tra bổ sung, nhằm thu thập thêm chứng cứ điện tử mới; hoặc cũng có thể là cơ sở để phủ định, xác lập hay buộc tội phải có một lập luận, một cơ sở để giải thích cho sự khơng phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các chứng cứ điện tử.

Đánh giá chứng cứ điện tử: là việc Tịa án đánh giá tính xác thực của chứng

cứ để từ đó Tịa án chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ. Chứng cứ muốn được chấp nhận trước hết phải thỏa mãn ba thuộc tính của chứng cứ đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Cụ thể như sau:

 Tính khách quan: Chứng cứ là cơ sở để nhận thức, xác định sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự, do đó nó phải mang tính khách quan, tức là nó tồn tại một cách khách quan bên ngồi ý chí chủ quan của con người, và khơng bị hư cấu, xuyên tạc, sửa chữa theo ý muốn của con người. Các chủ thể tố tụng không thể tự tạo ra chứng cứ, mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Do vậy, những tin tức, dấu vết chứa đựng trong các vật, tài liệu… mà khơng bảo đảm tính khách quan thì khơng được sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Yêu cầu về tính khách quan của chứng cứ loại trừ những tài liệu, vật chứng bị giả mạo, những lời khai gian dối, không đúng sự thực của đương sự, người làm chứng.

 Tính liên quan: Chứng cứ có tính liên quan bởi nó là căn cứ để Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, vì vậy, giữa chứng cứ và các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự phải có mối liên quan với nhau, có thể là liên quan trực tiếp hoặc liên quan gián tiếp. Những tin tức, dấu vết dù tồn tại khách quan, có thật nhưng khơng liên quan đến vụ việc dân sự, khơng giúp Tịa án xác định được có hay khơng có sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự không được coi là chứng cứ. Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin

tức dấu vết liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự, tức là thơng qua nó, Tịa án có thể xác định được ngay có hay khơng sự tồn tại của một tình tiết, sự kiện cần chứng minh. Bên cạnh những tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự, cịn có những tin tức liên quan gián tiếp, tức là dựa vào tin đó, phải trải qua một hoặc nhiều khâu trung gian mới giúp cho tòa án đưa ra kết luận về tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự. Căn cứ vào thuộc tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có thể loại bỏ được những tin tức nội dung không liên quan đến vụ việc để bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, đúng đắn. Việc xác định tính liên quan của chứng cứ phải căn cứ vào đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự.

 Tính hợp pháp: Tính hợp pháp của chứng cứ có nghĩa là chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định, và quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Nếu như thiếu thuộc tính này, việc thu thập, đánh giá chứng cứ sẽ dễ dàng bị các chủ thể tố tụng lạm dụng, khơng bảo đảm tính đúng đắn, cơng bằng của thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và các chủ thể khác. Đặc biệt, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, việc giả mạo chứng cứ, tài liệu được thực hiện rất dễ dàng, nên yêu cầu về tính hợp pháp của chứng cứ càng phải được đề cao, pháp luật tố tụng phải quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục thu thập, đánh giá chứng cứ. 19

Để đánh giá CCĐT, có thể áp dụng quy định tại Điều 95 và 97 của BLTTDS. Theo đó, “giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử, cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của dữ liệu điện tử, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”. Có thể nói, quy định về “giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử” trong Bộ Luật Tố Tụng dân sự năm 2015 xuất phát từ quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật giao dịch điện tử năm 2006 “Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo

19 ThS.LS Trần Anh Huy (2019),“Các vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử trong thời kỳ cách mạng cơng

đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.

Bảo quản chứng cứ điện tử: Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định về việc bảo vệ chứng cứ thơng qua các biện pháp ghi âm, ghi hình, niêm phong “Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tịa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tịa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác” (Khoản 1 Điều 110 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 - quy định về bảo vệ chứng cứ). Mặc dù có quy định về việc bảo vệ chứng cứ nhưng pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quy trình bảo quản chứng cứ điện tử phù hợp với thuộc tính dễ bị phá hủy của chứng cứ điện tử. Vì vậy, cần bổ sung quy định về bảo quản chứng cứ điện tử.

CCĐT phải được bảo tồn ngun vẹn, khơng để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng CCĐT đã thu giữ. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng là các phương tiện điện tử phải được thực hiện ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải được lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án. Đối với vật chứng là các phương tiện điện tử không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền để bảo quản thì cơ quan sẽ giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.

Đối với vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền bảo quản thì cơ quan chun mơn có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra; Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Người có trách nhiệm bảo quản CCĐT mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, thêm, bớt, sửa đổi, hủy, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng, làm sai lệch… thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ điện tử trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w