1.1 .Tổng quát về chứng cứ điện tử
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp
2.1.2. Nguyên tắc về thu thập, giao nộp, truyền tải chứng cứ điện tử
Hiện nay, trên không gian mạng việc thu thập chứng cứ điện tử gặp nhiều bất lợi bởi các dữ liệu liên quan đến quyền riêng tư, khi tiến hành thu thập cần có xác minh của người lập như các công cụ điện tử: Facebook, zalo, Cloud Computing, Instagram. Chúng được kiểm soát bởi chủ tài khoản.
Việc thu thập, bảo quản chứng cứ điện tử như chặn thu, sao lưu, giám định, phục hồi, lập biên bản và đưa vào hồ sơ, đảm bảo tính nguyên vẹn của DLĐT cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Các chứng cứ điện tử cần phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, đúng mô tả, đúng thực trang và niêm phong bảo toàn ngay khi tiếp cận. Việc mở niêm phong phải đúng trình tự pháp luật. Việc sao lưu chứng cứ cũng cần được tiến hành ngay nếu chưa thể thu giữ, cơ quan thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chuyên trách thực hiện, bảo quản nguyên vẹn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi thu thập, chặn thu, sao lưu DLĐT từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định DLĐT theo đúng quy định của pháp luật. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định DLĐT chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
Khi xuất trình chứng cứ là DLĐT phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao DLĐT. Ngoài việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc trong thu thập chứng cứ nêu trên, khi tiến hành thu thập CCĐT cần quán triệt thêm các vấn đề cụ thể sau đây:
- Giữ nguyên vẹn thông tin được lưu trong thiết bị điện tử: điện thoại, máy tính, các thiết bị kĩ thuật số…
- Việc tiếp cận các thông tin gốc tại các thiết bị điện tử cần phải có chuyên gia được đào tạo bài bản, đúng quy trình trình tự pháp luật về thu thập và phục hồi CCĐT.
- Việc sao lưu các DLĐT cần thực hiện đúng quy trình, sử dụng các công nghệ, thiết bị phần mềm được công nhận trên thế giới và tại Việt Nam.
- Chứng minh tính khách quan, nguyên trạng và kiểm chứng được CCĐT trước Tòa khi xảy ra tranh chấp trong GDĐT. Đồng thời chứng minh được quá trình khơi phục dữ liệu, tìm được CCĐT, nếu cần thiết có thể lặp lại q trình cho tới khi đạt được kết quả như khai báo tại Tòa.
Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng sử dụng công nghệ cao đều trang bị các kĩ năng, sự am hiểu nhất định về công nghệ thông tin và luôn cảnh giác được việc làm của mình, vì vậy, các đối tượng sẽ chú ý đến việc tiêu hủy DLĐT trên các thiết bị điện tử nhằm che giấu chứng cứ, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ thu thập,, xác minh CCĐT. Do đó, việc phục hồi CCĐT là rất quan trọng, Việc phục hồi CCĐT trên máy tính và các thiết bị điện tử số chính là hoạt động khơi phục lại trạng thái làm việc của máy tính, thiết bị điện tử số khi đối tượng đang sử dụng thì bị thu giữ; là quá trình tìm kiếm các dữ liệu đã được lưu giữ trong quá trình sử dụng trên máy tính, bao gồm cả dữ liệu đã bị xóa khỏi máy tính… đó cịn là q trình khơi phục, phân tích, tìm kiếm, thu giữa những dữ liệu có liên quan đến vấn đề chứng minh trong giải quyết trannh chấp.
Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ theo đó: “Trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án u cầu mà khơng có lý do chính đáng thì Tịa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để
giải quyết vụ việc dân sự”. Điều 19 Nghị quyết số 04/2016 của HĐTP ngày 30/12/2016 quy định về giao nộp tài liệu chứng cứ tại tòa án:
“1. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. Đối với các tài liệu, chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Đối với tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 96 Luật tố tụng hành chính; chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết này thì Tịa án, người khởi kiện, người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng”.18
Quy định buộc các đương sự phải giao nộp bản chính, bản sao tài liệu sau khi đã nộp qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án có phần chưa phù hợp bởi vì nếu đã phải giao nộp bản chính, bản sao sau khi nộp qua Cổng điện tử thì thơng thường đương sự sẽ khơng chọn cách nộp trực tuyến nữa, vơ hình trung khiến cho quy định về nộp qua cổng thông tin điện tử lại khơng cần thiết. Trong khi đó, hiện nay các Tịa án Internet ở Trung Quốc cho phép đương sự giao nộp chứng cứ hoàn toàn qua nền tảng trực tuyến của Tòa án; điều này tránh mất nhiều thời gian, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp.
18 Nghị quyết số 04/2016 của HĐTP ngày 30/12/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 77 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử
Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về cách thức giao nộp chứng cứ là dữ liệu điện tử: đối với dữ liệu điện tử thì giao nộp bằng cách nào? Có phải in hết ra khơng, hay copy ra USB, đĩa CD v.v…