Giải quyết vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn cho học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người (Trang 34 - 38)

- Trong bài có:

4. Giải quyết vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn cho học sinh.

cho học sinh.

4.1 Bài tập viết đoạn:

Có thể nói nhóm bài viết đoạn là nhóm bài tập khó nhất địi hỏi học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ năng ngơn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn. Do đó, giáo viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những điều muốn nói, muốn viết. Tiếp đó, một ý có thể diễn tả thành những lời khác nhau. Học sinh phải biết chọn lựa cách diễn đạt nào có hiệu quả nhất. Các đoạn văn được luyện viết thường là đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài.

*. Đối với đoạn mở bài:

Mở bài giống như một lời giới thiệu mời chào. Nếu lời chào mời mà hay và ấn tượng sẽ có tác dụng rất lớn là gây chí tị mị, thúc giục người đọc đọc tiếp phần sau:

- Phân biệt lại 2 cách mở bài cho học sinh, nêu các ví dụ cụ thể.

+ Cách vào bài trực tiếp là ngay câu văn đầu tiên đã xuất hiện đối tượng tả

+ Cách vào bài gián tiếp là từ câu văn thứ 2 hoặc 3 trở đi mới xuất hiện đối tượng tả hay nói cách khác là đi giới thiệu đối tượng khác nhưng phải có liên quan tới đối tượng tả.

Ví dụ: Tuổi thơ của em được nhiều người quan tâm, chăm sóc. Mẹ dạy

em tập nói, tập đi, cơ giáo dạy em học hành tiến bộ... tất cả em đều biết ơn và yêu quý. Nhưng bà ngoại là người em biết ơn và yêu quý suốt đời.

- Học sinh đọc ví dụ nhận biết hướng viết, so sánh đối chiếu để nhận biết được cách nào vào bài hay nhất.

- Yêu cầu học sinh áp dụng viết, sau đó đọc trước lớp để giáo viên cùng lớp nhận xét (biểu dương những em có bài hay để lớp học tập)

Ví dụ học sinh viết:

+ Trong gia đình, mẹ là người em kính yêu nhất.

+ Tuổi thơ của em được lớn lên trong tình yêu thương của rất nhiều người. Bà vun đắp nuôi dưỡng tâm hồn em bằng những lời ru ngọt ngào. Ba cho em sức mạnh để vượt khó. Cịn mẹ là người gần giũ với em nhất. Em vơ cùng kính u mẹ.

- Ngồi 2 cách mở bài trên cịn có cách khác nữa để mở bài như cách dùng câu văn thơ, đoạn hội thoại...

Ví dụ: " Nếu em là cánh diều, thầy nguyện làm ngọn gió, suốt một đời

gió thổi cho cánh diều bay xa...". Vâng em muốn hát mãi câu ca ấy để ngợi ca thầy giáo của em.

- Lưu ý cho học sinh không nhất thiết cứ phải vào bài gián tiếp mới là hay. Có những mở bài trực tiếp rất cơ đọng, xúc tích đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Vậy vào bài cách nào cũng được miễn sao hợp lí và hay là được.

*. Đối với đoạn thân bài:

Thân bài là phần diễn tả nội dung của bài văn. Nó chứa đựng ý tưởng, chủ đề của cả bài văn. Nó giúp người đọc hiểu được nội dung của chủ đề cũng như tư tưởng, tình cảm của người viết ở trong đó, giúp người đọc biết buồn, vui, yêu ghét, giận hờn khi đọc bài văn. Vậy phần này tôi thực hiện như sau:

- Hướng dẫn học sinh xác định nội dung chính của bài (bài viết gồm mấy đoạn).

Ví dụ: Tả người mà em thường gặp. (Luyện tập tả người/ Tiết 25 tuần 13)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Phần thân bài em định viết mấy đoạn?

- Đó là những đoạn nào?

- Hai đoạn

- Đoạn 1 tả hình dáng Đoạn 2 tả tính tình

Sau khi học sinh xác định các đoạn cần viết, tơi hướng dẫn các em tìm ý cho các đoạn.

Ví dụ: Đoạn tả hình dáng học sinh đã tìm các ý sau:

- Cao dong dỏng

- Khn mặt trái xoan, nhìn dễ thương - Đơi mắt hiền dịu

- Mái tóc dài mềm, đem óng - Nước da hơi rám nắng

- Đơi tay trịn trịa, bàn tay hơi to

Để có câu văn hay, giàu hình ảnh, bước tiếp theo ta phải xác định sẽ dùng biện pháp nghệ thuật gì, dùng đối với ý nào cho phù hợp.

Viết câu mở đoạn tức là viết câu thể hiện ý bao trùm của cả đoạn và câu kết đoạn, cách trình bày một đoạn văn khác bài văn như thế nào. Sau đó học sinh sắp xếp và liên kết các ý trên thành đoạn văn hồn chỉnh. Tơi thường hướng dẫn viết theo lối diễn dịch sẽ phù hợp với học sinh hơn.

Ví dụ: Tuy đã già nhưng bà vẫn cịn đẹp lắm. Khn mặt của bà vẫn tươi

vui, ánh mắt tinh tường. Nước da của bà hồng hào khỏe mạnh. Mái tóc vẫn dài và phủ đầy cả hai vai mỗi khi bà buông ra để chải.. Em rất mê giọng kể chuyện của bà bởi giọng nói thật ấm áp đến lạ thường... Vẻ đẹp của bà khác hẳn những cụ già khác.

Ở ví dụ trên, tơi hướng dẫn các em nhận biết được câu 1 là câu mở đoạn, câu 2 trở đi là câu diễn dịch chứng minh cho câu 1, câu cuối là câu kết đoạn và các em có thể bắt chước để viết.

Các đoạn thân bài phải được liên kết với nhau bằng một câu chuyển ý (Học sinh sử dụng các phép liên kết câu, đoạn).

*. Đối với đoạn kết bài:

Kết bài là phần khép lại bài viết. Ở phần này, người viết một lần nữa bày tỏ quan điểm, tình cảm đối với người được tả. Có cái kết bài mà như khơng kết nó mở ra một cái nhìn mới tùy thuộc vào nhận thức của người viết và người đọc. Vậy tôi lưu ý cho các em 2 cách kết bài như sau:

- Cách kết bài không mở rộng là cách nêu nhận xét, cảm xúc về người định tả.

Ví dụ: Bà là người tuyệt vời nhất đối với em. Em rất kính yêu bà.

- Cách kết bài mở rộng là cách ngồi nêu nhận xét cảm xúc người viết cịn rút ra bài học hoặc bình luận, bàn luận thêm có liên quan đến đối tượng tả hoặc mở ra một cái nhìn mới mẻ, một ý tưởng khác.

Ví dụ: - Em rất kính yêu bà. Bà là tia nắng sưởi ấm tâm hồn em. Em

mong sao tia nắng ấy mãi mãi không bao giờ tắt.

- Hết ngắm nhìn mẹ em lại ngắm nhìn thửa ruộng xanh màu mạ non mà lòng em tràn ngập niềm vui.

Bài tập viết đoạn này rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng). Các đoạn phải bảo đảm sao có sự liền mạch về ý (khơng rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính ( có câu mở đầu, câu triển khai và câu kết thúc.)

4.2 Bài tập viết bài văn:

Những bài tập viết bài văn thường được thực hiện trong cả một tiết học. Nó là cơng đoạn cuối cùng sâu chuỗi lại các bước đã thực hiện ở trên. Trước khi

cho học sinh viết bài hồn chỉnh bao giờ tơi cũng gợi ý cho học sinh nhớ lại các yêu cầu cơ bản của một bài văn như:

- Bài văn định tả ai? - Bài văn gồm mấy phần?

- Phần thân bài định tả mấy ý? Nội dung chính của các ý là gì?

Ví dụ: Khi viết bài tả ông, học sinh phải xác định được:

- Bài văn Tả ông

- Bài văn gồm 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài - Viết mở bài, kết bài bằng cách nào?

- Bài yêu cầu tả chân dung hay hoạt động? (Tả chân dung) - Thân bài gồm có mấy đoạn? (2 đoạn: Hình dáng và tính nết)

Làm như vậy là giáo viên đã định hướng đi để học sinh viết bài có trọng tâm hơn. Ngồi ra giáo viên cần phải lưu ý học sinh khi viết bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Có thể liên kết các đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối (ví dụ: trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu, từ đó, tuy nhiên, thậm chí, đồng thời...), bằng cách lặp từ hoặc bằng cách sắp xếp ý theo trình tự nhất định. Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. Lời văn trong bài, đoạn cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại.

Qua cách làm trên giáo viên đã giúp học sinh biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh cân đối về cả nội dung, hình thức. Nội dung của bài văn khơng bị thừa hoặc thiếu, không lặp lại hoặc rườm rà...

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người (Trang 34 - 38)