Sau một thời gian suy nghĩ và áp dụng những biện pháp trên. Tơi nhận thấy các em có rất nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn, biết thực hiện làm một bài văn tả người theo thứ tự các bước một cách độc lập và thành thói quen tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh
làm lạc đề, sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu... đã giảm hẳn gần như khơng cịn hoặc cịn rất ít.
Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh... vào bài của mình làm cho bài văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em cịn biết làm văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn...
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả quan sát trước và sau khi áp dụng được đối chiếu so sánh ở lớp 5D học kì I năm học 2015 - 2016 và lớp 5C (không được áp dụng phương pháp trên).
Kết quả lớp 5C không áp dụng phương pháp trên
Xếp loại Cuối kì I năm học 2015 - 2016
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
Số lượng 2 8 11 4
% 8 32 44 16
Kết quả lớp 5D
X. loại Trước khi áp dụng(đầu năm học) Sau khi áp dụng(cuối kì I) Đ.9-10 Đ.7-8 Đ.5-6 Đ < 5 Đ.9-10 Đ.7-8 Đ.5-6 Đ < 5
S.L 3 7 11 4 9 12 4 0
% 12 28 44 16 36 48 16 0
Nhìn kết quả trên ta thấy sau khi được áp dụng học sinh đạt điểm 9-10 và 7-8 tăng lên rõ rệt. Khơng cịn học sinh điểm dưới 5. Như vậy việc áp dụng đem lại kết quả thiết thực giúp các em thích học, thích làm và say mê với bài văn Tả người hơn. Nhiều em đã nắm tốt cách viết đoạn văn và cách lập dàn ý cho một bài văn, biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào miêu tả, biết cách dùng từ chính xác, viết được câu văn có hình ảnh hơn.
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết những vấn đề chính sau:
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn. Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
*. Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.