QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 54)

Khái niệm “dân chủ” ra đời khi con người sống thành xã hội. Do hành động của cá nhân này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cá nhân khác nên mỗi người sẽ khơng hồn tồn tự do hành động theo mong muốn của mình

như khi họ sống riêng rẽ. Do đó, để tự do và hạnh phúc của mỗi người

không ảnh hưởng tiêu cực đến tự do và hạnh phúc của người khác, nhu cầu

về quyền lực công được đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân

trong một trật tự. Trong khi đó nguyện vọng của mỗi cá nhân con người là được tự do thoát khỏi mọi quyền lực và được làm mọi điều theo sở thích.

Do đều xuất phát từ một câu hỏi rằng, liệu mỗi người có được làm những điều mình thích hoặc khơng buộc phải làm điều mình khơng thích hay không, tức sự “tự chủ” của mỗi người trong cuộc sống nên khái niệm “dân chủ” và “tự do” có quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề quan trọng đặt ra là, “tự do” của con người cũng bị giới hạn bởi chính nhận thức của họ. Từ lịch sử tư tưởng chính trị cho thấy có hai phạm trù về “tự do” gồm, “tự do thụ động” và “tự do chủ động”.

1- Tự do thụ động (Negative freedom) là khi mỗi người làm chủ chính

mình, làm theo những gì mình muốn mà khơng bị người khác bắt buộc.

Cách nhìn nhận này dẫn đến các lập luận về quyền tự nhiên, tức khi các cá nhân sống riêng rẽ trong tự nhiên, họ đã có đầy đủ các quyền đó. Khái niệm

này rõ ràng nhấn mạnh cách xem xét đi từ từng cá nhân con người, lập nên phương pháp luận nền tảng của cá nhân luận (individualism);

2- Tự do chủ động (Positive freedom) là tự do thực sự chỉ có thể có

được trên cơ sở của lý tính, tức làm chủ được “dục vọng”, “biết” được những điều đúng và “nhận thức được cái tất yếu”, kể cả khi con người sống riêng biệt. Điều này càng đúng khi họ sống thành xã hội, khi hành động của mỗi cá nhân ảnh hưởng lẫn nhau, và họ luôn ý thức được rằng, sự tự do của mỗi người có ảnh hưởng đến sự tự do của người khác, và vì vậy, tự do cá nhân phải bị hạn chế. Tự do có ý thức như vậy cũng nhất quán với tư tưởng

của Chủ nghĩa Mác, khi nhấn mạnh đến nhận thức về trách nhiệm xã hội

của từng cá nhân. Quan điểm này xem xét sự tương tác giữa các cá nhân

khi sống thành xã hội và lập nên phương pháp luận nền tảng của xã hội luận (socialism).

Việc xem xét tự do từ một trong hai phạm trù trên có liên quan mật thiết với các tranh luận về dân chủ và là nguồn gốc cho sự phân chia thành các quan điểm hay mơ hình về dân chủ như: Dân chủ xã hội chủ nghĩa - Dân

chủ tư bản chủ nghĩa, Xã hội luận - Cá nhân luận hay “Tả - Hữu”. Vấn đề

đặt ra là, cả hai cách hiểu về tự do nói trên đều có lý trong những trường hợp

cụ thể, theo đó trong một số lĩnh vực nhất định, cá nhân phải được tự do,

không bị ngăn cản, và trong những lĩnh vực nhất định khác, sự tự do cá nhân

phải bị hạn chế (bằng quyền lực và sức ép của thể chế v.v.). Dẫu vậy, việc

xác định lĩnh vực nào không bị ngăn cản hay lĩnh vực nào cần bị hạn chế lại

thường không thống nhất giữa các cộng đồng chính trị - xã hội bởi sự chi

phối của các điều kiện chính trị xã hội, kinh tế lẫn trình độ nhận thức, giá trị văn hóa và truyền thống lịch sử. Hoặc, ngay khi có sự thống nhất thì việc xác định ở một số lĩnh vực cũng có sự biến đổi theo thời gian. Tức là, ngay cả khi đã được xác định đúng vào một thời điểm chúng có thể lại thành sai ở thời điểm khác hay một không gian khác.

Như vậy, phạm trù dân chủ trước hết chứa đựng nội dung về quyền của

của chính mình. Dẫu vậy, để hạn chế việc các cá nhân trong quá trình thực

hiện quyền của mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân khác nên dân

chủ còn bao hàm cả phạm trù quyền lực với hàm nghĩa, sự tự do cần được hạn chế bởi quyền lực nhà nước, đặc biệt là hệ thống pháp luật. Ngoài ra, do mỗi cá nhân con người luôn gặp phải những giới hạn về trí tuệ nhận thức và

bị cám dỗ bởi “tự do thụ động”. Điều mà Rutxo gọi là một loại “nghiện” -

nghiện tự do thụ động. Ông cho rằng, con người khơng kiềm chế nổi sở

thích được hành động theo ý riêng của mình và chính vì sự không kiềm chế

nổi nên con người bị lệ thuộc vào cái sở thích đó, tức là mất tự do thực sự.

Do vậy, dân chủ còn bao hàm cả nội dung về giáo dục, để mỗi cá nhân

trưởng thành, vượt qua “tự do bị động” và tham gia vào đời sống xã hội một cách có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Từ cách tiếp cận trên, luận án xem xét dân chủ ở ba nội dung cơ bản

sau: 1. Dân chủ là quyền của người dân; 2. Dân chủ là công cụ quản trị; 3.

Dân chủ là một quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)