Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về mục tiêu dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 85)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có

3.1.2.1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về mục tiêu dân chủ

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là quan điểm nhất quán, song cụ thể

như thế nào là dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Đảng đã có những bước phát

triển trong nhận thức thông qua các kỳ Đại Hội, đặc biệt từ giai đoạn Đổi

Mới đến nay.

Đại hội VI đã tạo ra bước ngoặt đối với tiến trình phát triển nhận thức về dân chủ Đảng. Trong đó, Đảng khẳng định, “trong tồn bộ hoạt động của

mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” [14, tr.29]. Tuy nhiên, lúc này Đảng vẫn

kế thừa khái niệm “làm chủ tập thể”, “chế độ làm chủ tập thể” của Đại hội IV, Đại hội V:“Đảng ta coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất

của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa” [14, tr.209]. Cương lĩnh năm 1991

thông qua tại Đại hội VII đã khẳng định đặc trưng đầu tiên của xã hội chủ

nghĩa ở nước ta là “do nhân dân lao động làm chủ”, đồng thời nhấn mạnh:

“Thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa..., nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta” [15, tr.125]. Đại hội cũng đặt vấn đề: Làm

thế nào để đảm bảo đầy đủ dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền.

Đại hội VIII (năm 1996), Đảng chỉ ra các phương thức làm chủ của nhân dân bao gồm làm chủ qua đại diện và làm chủ trực tiếp, nhằm mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [16, tr.80]. Xuất phát từ thực

trạng yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở và mất dân chủ ở cơ sở, Nghị

quyết số 03-NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh - coi đây là một khâu

quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở - nơi

trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi

thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Đại hội IX (2001), Đảng khẳng định “dân chủ” là một mục tiêu trong hệ mục tiêu chung của cách mạng nước ta là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

[17, tr.85-86]. Tổng kết 20 năm đổi mới, khi xác định đặc trưng của CNXH ở Việt Nam, Đại hội X đã coi “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh”. Trong đó, cụm từ “do nhân dân lao động làm chủ” ở Cương

lĩnh 1991 đã được thay bằng “do nhân dân làm chủ”. Sự thay đổi này đã cho thấy quan điểm của Đảng trong việc xóa bỏ định kiến giai cấp vốn gây cản trở cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thể hiện chủ trương mới là thu hút cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như phát huy vai trò của tầng lớp doanh nhân cùng thành phần kinh tế tư nhân.

Tại Đại hội XI, nhận thức của Đảng về dân chủ đã có bước tiến mới khi dân chủ có vị trí mới trong hệ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh” [21, tr.70]. Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm” [21, tr.70]. Trong

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đảng nêu rõ chủ trương phát huy dân chủ trực tiếp cả ở tầm cơ sở, cả ở tầm quốc gia [21, tr.100].

Nhận thức ngày càng rõ vai trò, sức mạnh của dân chủ, tại Đại hội XII, lần đầu tiên “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa” đã trở thành một thành tố của chủ đề Đại hội và tiêu đề của Báo cáo Chính trị. Để phát huy quyền “làm chủ” của nhân dân, Đại hội XII khẳng định, nhân dân có quyền “tham gia ở tất cả

các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân” [23, tr.169]. Lần đầu tiên, sự giám sát của nhân dân được

ghi rõ trong văn kiện Đại hội như một biện pháp quan trọng để thực hành dân chủ. Văn kiện còn nêu rõ phải tổ chức thực hiện tốt “quy định về giám sát đảng

viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” [23, tr.170].

Tại Đại hội XIII, trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của người dân, Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hồn thiện thể chế thực hành dân chủ..., bảo đảm tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” [24, tr.174]. Vì vậy, phương

hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khơng chỉ chú trọng xây dựng, hồn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân trong tổng thể các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của Nhà nước. Đảng khẳng định:

“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp,

chính đáng của nhân dân;... lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân

làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” [24, tr.96]. Điều này nhằm phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền

và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, Đại hội XIII còn nhấn mạnh quyền lợi của nhân dân là mục tiêu của tồn hệ thống,“Lấy kết

quả cơng việc, sự hài lịng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên” [24, tr.192].

Như vậy, trong vòng 35 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã

nhận thức ngày càng rõ vai trò của dân chủ và sự cần thiết phải xây dựng

thiết chế, hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế và chính sách để bảo đảm

quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế. Tuy vậy, Đảng cũng nhìn nhận dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu phải trải qua quá trình cách mạng lâu dài, với

nhiều khó khăn, thách thức. Thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá

trình với những bước đi và cách thức phù hợp với hiện thực xã hội. Q

trình đó vừa yêu cầu sự kiên định mục tiêu, vừa đòi hỏi khả năng điều chỉnh và thích ứng để có thể hiện thực hóa dân chủ trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)