- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói không thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình
3.2.3.1. Cơ sở hình thành giá trị trọng hài hòa
Thứ nhất, xuất phát từ hoạt động sống và sản xuất phụ thuộc thiên nhiên
Hoạt động sống và sản xuất nông nghiệp ở nước ta khiến con người và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Thiên tai và sự khắc nghiệt của khí hậu đã tạo ra thể trạng người Việt yếu (xem mục 3.1.1.1). Điều này hạn chế tư tưởng cũng như hành động khai phá và muốn chế ngự tự nhiên, đồng thời ngấm
ngầm định hình tâm thức cầu sự an hịa, n ổn. Hoạt động sản xuất nơng
nghiệp vốn là hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu của người Việt cũng luôn phụ thuộc vào các điều kiện mưa thuận, gió hịa. Việc khơng thể chế ngự tự nhiên song hành với mong muốn hòa hợp tự nhiên, hình thành quan niệm “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” là điều kiện tốt để thực hiện mọi việc.
Thứ hai, xuất phát từ phương thức sống thiên về cộng đồng
Phương thức tổ chức đời sống của người Việt thiên về cộng đồng, từ
cộng đồng nhỏ đến cộng đồng lớn, từ gia đình, dịng họ đến làng và nước.
Muốn duy trì và phát triển cộng đồng địi hỏi tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết và đồng thuận như một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cả cộng đồng. Giá trị đó dần trở thành nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong hành vi ứng xử cũng như tham gia vào các hoạt động chung của mỗi cá nhân. Theo đó, trong các phương sách ngoại giao, bảo vệ tổ quốc các
nhà chính trị Việt Nam cũng đều nhấn mạnh thái độ khoan hòa, bao dung,
Thứ ba, xuất phát từ tinh thần dung hợp tơn giáo tín ngưỡng và tập tục bản địa
Giống như nhiều quốc gia Đông Á, xã hội Việt Nam tồn tại sự dung hợp giữa quyền lực thế tục và thần quyền; giữa các tôn giáo khác nhau; giữa
tôn giáo với các tập tục bản địa; giữa “truyền thống lớn” và “truyền thống
nhỏ” theo cách gọi của Redfield Robert [143, tr.70-78]5. Các tơn giáo, tín
ngưỡng và tập tục, lẫn hệ giá trị của các giai tầng tuy có khác nhau nhưng không độc lập và đối chọi nhau, trái lại bổ sung và nương tựa vào nhau. Đây
cũng là luận điểm mà Hary J. Benda đã khẳng định khi nghiên cứu các đặc
trưng văn hóa Đơng Nam Á [86, tr.116-117]. Giữa rất nhiều mô thức dung
hợp tơn giáo tín ngưỡng ở nước ta, Tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật -
Đạo) thể hiện tinh thần dung hợp nổi bật, đóng góp vào sự hình thành nhân sinh quan cũng như rường cột về tư tưởng của chế độ phong kiến suốt phần lớn chiều dài lịch sử dân tộc. Mặc dù mỗi triều đại đề cao một tôn giáo khác nhau, song các tôn giáo khác đều được dung nạp và có cơ hội phát triển. Tơn giáo vì vậy đã khơng trở thành một lợi khí để cho các thế lực lợi dụng chia rẽ dân chúng cũng như chống lại chính quyền.
Hơn thế, tinh thần dung hợp tơn giáo, tìm thấy giá trị cốt lõi nhân bản trong mỗi niềm tin tơn giáo đã góp phần tạo nên nền tảng của giá trị trọng sự hài hịa trong văn hóa chính trị của người Việt. Vua Trần Thái Tông viết
trong Khóa hư lục: “Vị minh nhân vọng phân Tam giáo/Liễu đắc để đồng
ngộ nhất tâm” (Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo/Kẻ hiểu rồi cùng ngộ một chữ tâm) [0]. Hồ Chí Minh cũng thể hiện tư tưởng về sự dung hợp
tơn giáo khi nói rằng:“Khổng Tử, Jesus, Tơn Dật Tiên chẳng có những điểm
chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho lồi người, mưu phúc lợi cho xã hội … Tơi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [81, tr.91].
Điều này tạo nền tảng đạo lý linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Hoàng Ngọc
5 “Truyền thống lớn” (The Great tradition) dùng để chỉ hệ giá trị, mơ hình ứng xử, biểu tượng, tín ngưỡng,… của tầng lớp thống trị, còn “truyền thống nhỏ” (The Little tradition) dùng để chỉ hệ giá trị, niềm ngưỡng,… của tầng lớp thống trị, còn “truyền thống nhỏ” (The Little tradition) dùng để chỉ hệ giá trị, niềm tin và tín ngưỡng của tầng lớp quần chúng, chủ yếu là nông dân làng xã.
Hiến đã dẫn lại khái niệm “xuất nhập trong tam giáo” của Trần Ngọc Vương [92, tr.77] và cho rằng: “Tâm thế xuất nhập thoải mái trong tam giáo là điều
đáng suy nghĩ có liên quan đến tín ngưỡng và đức tin của người Việt. Phải chăng trong đức tin của người Việt cũng thích những gì thoải mái, tránh những gì q căng thẳng, gị bó” [33, tr.10].
Như vậy, xuất phát từ đời sống sản xuất vật chất phụ thuộc lớn vào tự nhiên, từ q trình sống ln phải đối mặt với các thế lực mạnh từ bên ngoài đã mang đến tâm thức sống của người Việt là: Hài hịa để thích ứng với
hồn cảnh. “Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài” đã phản ánh đậm nét đặc trưng
này. Đây là yếu tố cốt lõi thúc đẩy mỗi con người ln phải có ý thức biến đổi để phù hợp với mơi trường, trong đó có mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả không gian tư tưởng, lẫn niềm tin tôn giáo.