- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói không thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình
3.3.1.2. Đối với công cụ quản trị
Văn hóa chính trị trọng cộng đồng, trong đó có trọng quyền lực chung đã tạo được sự đồng thuận và cơ sở về tính hợp lý cho việc tổ chức và thực thi quyền lực ở Việt Nam, cụ thể là mơ hình một Đảng duy nhất cầm quyền (Đảng Cộng Sản Việt Nam) và quyền lực nhà nước là tập trung.
Trước hết, hệ thống chính trị Việt Nam nhấn mạnh vai trò lãnh đạo
duy nhất của một đảng cầm quyền. Cần thấy rằng, nhu cầu an sinh (trị
thủy) và độc lập (chống ngoại xâm) từ lịch sử vốn thúc đẩy nhu cầu tập
quyền của cộng đồng dân tộc quốc gia, vẫn được tiếp tục duy trì trong thời
kỳ hiện đại (từ khi thành lập nước 1945). Đó là nhu cầu độc lập và phát
triển. Hai nhu cầu tất yếu và thường trực đem tới hai nhiệm vụ căn bản -
bảo vệ và xây dựng, được thực hiện thơng qua vai trị lãnh đạo của Đảng cầm quyền đã cho thấy điều kiện cần về một chính quyền mạnh, quyền lực tập trung để có thể đáp ứng được những nhu cầu trên. Đặc biệt, nước ta vẫn thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển, nguồn lực khan hiếm lại càng đòi hỏi về một quyền lực chung, thống nhất, để có thể huy động cũng như phân
phối hiệu quả. Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng được tiếp nối từ lịch sử đến
hiện tại đã củng cố giá trị trọng quyền lực chung thông qua niềm tin của
người dân vào Đảng, đồng thời tạo ra nền tảng hợp lý cho sự cầm quyền
của Đảng.
Bên cạnh đó, giá trị văn hóa chính trị này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nguyên tắc dân chủ trong Đảng, cụ thể là nguyên tắc tập trung
dân chủ - tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Với việc thực hiện dân chủ,
văn kiện của Đảng ghi rõ: “Dân chủ nội bộ trước hết phải được phản ánh
vào việc thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng và trong việc xây dựng các cơ quan lãnh đạo tập thể của Đảng” [19, tr.832]. Mặc dù Đảng cũng đồng thời nhấn mạnh yếu tố cá nhân
phụ trách, song dưới sự ảnh hưởng mạnh của giá trị văn hóa trọng cộng đồng nên trên thực tế nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng gặp phải những bất cập mà Đảng đã thẳng thắn chỉ ra:
“Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở
nhiều nơi rơi vào hình thức, do khơng xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm khơng ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân” [22, tr.22-23]. Đối với công tác cán bộ, tất cả các quyết định về cán bộ phải theo:
“Nguyên tắc tập thể dân chủ đồng thời phát huy đầy đủ trách
nhiệm cá nhân. Những vấn đề về chủ trương, chính sách, nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định theo đa số. Các cơ quan chức năng và cá nhân được phân công chuẩn bị các phương án để tập thể thảo luận, quyết định và chịu trách nhiệm về những ý kiến đề xuất của mình” [20, tr.204-205], “những nhận xét, kết luận về cán bộ, mọi công việc về nhân sự nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định” [16, tr.145].
Thứ hai, giá trị văn hóa trọng cộng đồng với việc trọng quyền lực chung cũng đã tạo cơ sở hợp lý cho việc thiết lập và duy trì mơ hình quyền lực nhà nước tập trung với hai đặc điểm: (i) quyền lực là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (khác với mơ hình tam quyền phân lập như nhiều quốc gia phương Tây theo lý thuyết của Montesquieu); (ii) nhà nước có khả năng can thiệp sâu vào các
lĩnh vực của đời sống xã hội (khác với mơ hình quyền lực nhà nước tối
Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước là thống nhất không phân chia được duy trì trên cơ sở sự nhất quán và kiên định với nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin. Khi quan sát sự vận hành của nhà nước công xã Pari,
C.Marx cho rằng “Công xã không nên là một cơ quan đại nghị, mà phải là
một cơ thể hành động vừa lập pháp, vừa hành pháp” [58, tr.92] “Một cơ thể
hành động” là kết luận đầy hàm ý sâu sắc của Marx để diễn tả tính thống
nhất khơng thể phân chia của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, lịch sử lập hiến Việt Nam cũng cho thấy sự phát triển trong nhận thức của Đảng và Nhà
nước về sự thống nhất quyền lực. Quốc hội được Hiến pháp năm 1980 xác
định là cơ quan có tồn quyền. Ngồi 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 cịn quy định “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83) đến
Hiến pháp năm 1992, Điều 84 quy định Quốc hội chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (khơng cịn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 của Hiến pháp này lại quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên vọng của Nhân dân…”. Nhận rõ hạn chế của
nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời điều 6 quy định
thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều 120). Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội.
Sự can thiệp sâu của nhà nước được thể hiện rõ nét ở giai đoạn trước Đổi Mới với cơ chế khoán và nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Dưới sự ảnh hưởng của giá trị văn hóa thiên về trọng quyền lực cơng nên đã tạo nền tảng hợp lý cho sự tuân thủ và ủng hộ của người dân trong một thời gian dài bên cạnh các điều kiện của thời kỳ hậu chiến tranh. Cùng với q
trình Đổi mới và hiện đại hóa đất nước, chức năng quản trị công của nhà
nước đã có nhiều chuyển biến từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu
sang bộ máy quản lý xã hội bằng pháp luật với mục tiêu xây dựng nhà nước
pháp quyền và kiến tạo. Đây là sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức
của Đảng cầm quyền về vai trò và chức năng của nhà nước. Cần nhấn mạnh rằng, sự đổi mới về tư duy này mặc dù bắt nguồn từ những đỏi hỏi bức thiết của đời sống thực tiễn song đó là sự chủ động đổi mới của Đảng cầm quyền chứ không phải là kết quả của sự thúc ép từ một phong trào xã hội thể hiện
sự chống đối từ phía người dân. Điều này cũng phần nào là biểu hiện của
một thái độ đề cao quyền lực chung trong văn hóa chính trị của người dân, ít thể hiện thái dộ chính kiến cũng như sự phản ứng đối với chính quyền.
Thứ ba, chính văn hóa trọng cộng đồng bao gồm cả cộng đồng lớn (quốc gia dân tộc) lẫn cộng đồng nhỏ (làng xã, họ tộc) đã tạo nên tinh thần
dân chủ đặc trưng với tư cách là công cụ quản trị ở nước ta. Trong khi sự
kết nối của từng cá nhân với cộng đồng lớn thường xuất hiện trong những
tình huống ảnh hưởng đến sự an nguy của cộng đồng như thiên tai, địch
họa, dịch bệnh và nghĩa vụ đóng thuế; cịn bối cảnh bình thường mỗi cá
nhân tham gia vào các cộng đồng nhỏ và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các
hương ước cùng các mối quan hệ đồng tộc, đồng hương ảnh hưởng đến hành vi tham gia chính trị trực tiếp của người dân. Cụ thể là hoạt động bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; hoạt động thảo luận các chính sách ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các công dân; hoạt động giám sát những
người thi hành cơng vụ cấp cơ sở. Do tính cố kết cộng đồng và tự trị làng xã nên các thể chế phi chính thức (gồm thơng lệ truyền thống, tập qn) cũng mang tính tự trị. Bởi vậy, sẽ có sự khác nhau về mức độ tham gia, thái độ tham gia của người dân vào các hoạt động chính trị trên, đồng thời nó
cũng quy định mức độ và đặc trưng dân chủ ở các cộng đồng cấp địa
phương là rất khác nhau. Điều này khiến cho việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở hay thực hành dân chủ địa phương trở nên có ý nghĩa.