- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.
4.1.3. Sự tương thích và bất tương thích của giá trị trọng hài hòa đối với tiến tình dân chủ
đối với tiến tình dân chủ
4.1.3.1. Sự tương thích
Giá trị trọng hài hòa đã ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ thơng qua
việc kết hợp song song hai thể chế quản trị công Làng - Nước. Sự tham gia của các thể chế phi chính thức trong quá trình quản trị xã hội vốn được xem là đi ngược lại với xu hướng phát triển của một xã hội hiện đại vốn đặc trưng bởi tính pháp quyền và hiệu quả kỹ trị. Theo nhiều nhà khoa học phương Tây, việc thể chế hóa các thơng lệ luôn đánh dấu bước trưởng thành của một hệ thống chính trị vì tính minh bạch (chịu sự soi xét của khoa học) và tính dự đốn được (tính ổn định về những kỳ vọng tương lai thay vì sự bất định, và khác với tính ổn định mang nghĩa không thay đổi). Dẫu vậy, dân chủ vốn mang tính hiện thực và chịu sự ảnh hưởng của các giá trị mà mỗi cộng đồng ưu tiên. Trong khi đó, các giá trị được ưu tiên ln biến đổi chậm nên trong
quá trình vận động và phát triển của xã hội, việc song song tồn tại hai thể
ở chỗ: Một số lĩnh vực cần được điều chỉnh bằng sức ép thể chế chính thức
(pháp luật), song có những lĩnh vực lại hiệu quả hơn với sự điều chỉnh của
thông lệ và truyền thống. Điều này địi hỏi tiến trình dân chủ trên thực tế cần
có sự kết hợp linh hoạt giữa hai hình thức thể chế trên để đạt được chất
lượng dân chủ cao nhất cho mỗi cộng đồng.
Bên cạnh đó, giá trị Trọng hài hịa nhấn mạnh đến tính đồng thuận xã
hội. Theo Bell, “tính đồng thuận được đánh giá cao cũng đồng thời cho
phép chính quyền các nước châu Á có các quyết định cứng rắn, gạt bỏ tinh thần phe phái làm chia rẽ xã hội, cản trở nỗ lực chung” [100, tr.36]. Điều
này được coi là phù hợp với tinh thần dân chủ thực chất theo nghĩa, mọi nền dân chủ đều phải mang lại sự ổn định cho đời sống xã hội và hạnh phúc cho người dân. Hơn thế, nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội, chính quyền buộc phải thực hiện các bước cân nhắc - tham vấn - tuyên truyền thơng qua chính
các cơ quan chuyên trách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã
hội. Điều này giúp cho việc thông qua một chính sách của giới tinh hoa được cẩn trọng hơn, đồng thời từng bước nhận được sự đồng thuận từ dân chúng, tránh các tác động tiêu cực, bộc phát từ cảm xúc của dân chúng.
Ngoài ra, giá trị Trọng hài hòa cũng phản ánh nội dung về sự ưu tiên
của xã hội đối với sự ổn định, tránh sự cạnh tranh phe phái. Đây là nguyên
nhân khiến nhiều xã hội Đơng Á nói chung và Việt Nam nói riêng chấp nhận sự cầm quyền của một đảng trong một thời gian dài thay vì đấu tranh cho sự
hoán đổi quyền lực giữa các chủ thể đảng phái như nhiều nền dân chủ
phương Tây. Tính lâu dài của việc cầm quyền cho phép chính phủ thoát khỏi các sức ép của cử tri về các lợi ích ngắn hạn, triển khai các chính sách dài
hạn có tính tối ưu. Hơn thế, hoạt động hiệp thương và hoạt động bầu cử
được tổ chức định kỳ cho thấy kênh tham vấn ý kiến của các tổ chức chính trị xã hội kết hợp với kết quả bầu chọn của người dân vẫn là cơ sở quan
trọng cho việc lựa chọn người đại diện quyền lực nhà nước trong nội bộ
đảng cầm quyền. Do đó, dù cách thức của hệ thống ủy quyền có sự khác biệt so với các tiêu chuẩn bầu cử của phương Tây, ở Việt Nam người ủy quyền
vẫn cần thỏa mãn (ở các mức độ khác nhau) các tiêu chí: (i) năng lực lãnh
đạo (được đảm bảo bởi đảng cầm quyền), (ii) Sự tín nhiệm của dân chúng (qua tham khảo ý kiến, hiệp thương, hay bầu cử phổ thông). Điều này một lần nữa khẳng định, cạnh tranh đảng phái không phải là điều kiện tiên quyết cho một nền quản trị hiệu quả, và của một nền dân chủ. Điều quan trọng là trí tuệ và đạo đức của đảng cầm quyền, cùng với sự hài lòng của dân chúng.
4.1.3.2. Sự bất tương thích
Giá trị Trọng hài hịa với việc coi trọng tư duy dịch lý và hạn chế
tranh biện là một trong nhưng nguyên nhân sâu xa từ góc độ văn hóa chính trị ảnh hưởng đến thực trạng nền chính trị mà cơng luận kém phát triển. Điều này dẫn tới việc điều tra phản hồi dư luận chủ yếu thông qua các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước và bộc lộ sự bất tương thích (khơng có lợi) cho dân chủ. Đó là sự tranh luận và phản biện nội bộ này nếu khơng có các thể chế bảo vệ thích hợp, sẽ khó có tính khách quan, dễ bị chi phối bởi ý chí của người lãnh đạo.
Điều này cũng trở nên đáng xem xét đối với quá trình giáo dục và phát triển xã hội. Đó là việc thiếu tranh biện trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong khoa học xã hội sẽ dễ khiến khoa học bị chi phối bởi yếu tố quyền lực, bị lợi dụng cho những mục tiêu chính trị khác nhau. Hệ quả có thể gây ra là sự lệch lạc trong nhận thức, nghiêm trọng hơn có thể kéo lùi sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, trọng dịch lý hơn chân lý còn được hiểu về mức độ trọng tình hơn trọng lý khi các chủ thể tham gia vào các q trình chính trị, đặc biệt là người dân. Điều này dẫn đến tâm lý, nhận thức và thái độ thiếu tôn trọng pháp luật, tùy tiện thiếu nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý. Đây cũng là rào cản đối với dân chủ với tư cách là cơng cụ quản trị xã hội.
Bên cạnh đó, phương thức ủy quyền nội bộ (do lựa chọn thể chế một
đảng duy nhất cầm quyền) cho thấy tính cạnh tranh khá thấp (so với cạnh
tranh giữa các đảng như nhiều thể chế đa đảng khác). Do vậy, phương thức ủy quyền nội bộ này chỉ mang tính quyền lực mà giảm tính giáo dục dân chủ
cho người dân. Cụ thể, người dân sẽ ít thấy được tầm quan trọng của hành vi bầu cử, cũng như ý nghĩa quan trọng của việc lựa chọn người đại diện.
Rõ ràng, việc xác định sự tương thích hay bất tương thích của mỗi giá
trị văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ln có tính thời điểm và do
vậy nó mang tính tương đối. Trong giai đoạn hiện nay, sau 35 năm tiến hành đổi mới, ba giá trị văn hóa chính trị được ưu tiên là trọng cộng đồng, trọng
thứ tự, trọng hài hịa vẫn đang có những ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ với những sự tương thích và bất tương thích của nó đối với tiến trình dân chủ Việt Nam.