Quá trình thực hiện dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có

3.1.2.2. Quá trình thực hiện dân chủ

Thứ nhất, đối với quá trình mở rộng và phát huy quyền của người dân

Quá trình mở rộng và phát huy quyền làm chủ của người dân gắn chặt với việc công nhận quyền làm kinh tế song song với việc công nhận nền

kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, quyết định của Đại hội Đảng X từ nay

cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân là quyết định mang tính đột phá về Đổi mới tư duy của Đảng. Thể chế hóa chủ trương đó, Nhà nước đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật về kinh tế giúp người dân có quyền được tự do kinh doanh, quyền làm chủ trong lao động sản xuất, quyền sở hữu tài sản, quyền được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người dân là động lực chính mang lại sự phát triển và tăng trưởng đáng ghi nhận của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi

mới vừa qua. Dẫu vậy, quá trình này vẫn còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng

quyền làm chủ thực sự của người dân như nền tảng pháp lý cần thiết để thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, không để cho độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực trọng yếu biến thành độc quyền doanh nghiệp, làm

giảm sức hấp dẫn của mơi trường đầu tư cũng như gây bất bình đẳng giữa

các chủ thể kinh tế.

Bên cạnh đó, quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản, quyền dân chủ trực tiếp của công dân được pháp luật quy định.

Cụ thể, Điều 27, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở

lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân...”; Điều 2, Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp

năm 2015 quy định: “Tính đến ngày bầu cử được cơng bố, cơng dân nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội Đồng Nhân Dân các

cấp theo quy định của Luật này”. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp ra đời đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân về tập

hợp quần chúng theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, quê hương,

tâm linh... đã đáp ứng nhu cầu tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội

và các tổ chức xã hội khác nhau.

Trên cơ sở Pháp lệnh dân chủ cơ sở, Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh mục tiêu thực hiện dân chủ cơ sở là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra” và đến đại hội XIII bổ sung thêm “dân giám sát, dân thụ hưởng”. Những mục tiêu trên đã dần dần được hiện thực hóa, cụ thể là người dân đã

tham gia bàn bạc những cơng việc của địa phương, góp ý kiến xây dựng

hương ước, quy ước, tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, công chức,

đảng viên ở khu dân cư; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt

do hội đồng nhân dân cấp xã bầu. Bên cạnh đó, việc cải cách các thủ tục

hành chính cấp địa phương có nhiều biến chuyển, như thực hiện cơ chế “một cửa”, chú trọng xây dựng đạo đức công vụ, thái độ phục vụ người dân, công tác đối thoại, tiếp công dân, …

Mặc dù vậy, thực tiễn thực hành dân chủ vẫn cho thấy tình trạng về thiếu dân chủ hay dân chủ không đồng bộ, đặc biệt là ở cấp cơ sở - nơi đóng vai trị quan trọng nhất của hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước trong việc thực hành dân chủ và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân.

Thứ hai, đối với q trình quản trị cơng

Từ giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự thay đổi về tư duy trong quản trị công và phương thức ra quyết định liên quan đến phân cấp phân quyền:

“Chính cơ chế quản lý cịn nặng tính chất tập trung quan liêu, vừa gị bó cấp dưới, vừa làm giảm hiệu lực quản lý tập trung là nguyên nhân trực tiếp làm rối loạn trật tự kỷ cương. Vì vậy, không thể khắc phục sự rối ren bằng cách quay trở lại cơ chế cũ, mà phải kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ” [18, tr.747].

Trong đó, Đảng nhấn mạnh quyền quyết định của trung ương đối với

những lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chiến lược; quyền chủ động của địa

phương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn lãnh thổ. Dẫu vậy, nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ quyền lực giữa trung ương và địa phương vẫn còn nhiều bất cập do ảnh hưởng của

cơ chế quản lý cũ (tập trung quan liêu) dẫn tới thực trạng về cơ chế “xin -

cho” là nguyên nhân gây ra tính cục bộ ngành, cục bộ địa phương và các hành

vi tham nhũng, vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ [50, tr.60-66].

Đối với q trình chính sách, dân chủ đã được mở rộng với các quy định về lấy ý kiến, tham vấn các bên liên quan trước khi quyết định và ban hành chính sách. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Mặc dù vậy, việc lấy ý kiến của người dân trên thực tế vẫn cịn mang tính hình thức bởi ngun nhân từ hai chiều: (i) nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu, giải trình, phản hồi đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; (ii) Ngược lại, từ phía xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình cũng như cịn hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội. Chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã được thúc đẩy, khi nó được cụ thể

trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, đặc biệt được pháp luật

hóa ở mức cao nhất với Hiến pháp năm 2013 và Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).

Bên cạnh đó, các quy định về tiếp cơng dân của người đứng đầu của các cơ

quan nhà nước, cơ quan Đảng cũng như quy định về trả lời kiến nghị của cử tri đã được triển khai trên thực tế.

Ở cấp cơ sở, những thay đổi quan trọng từ chủ trương chính sách về quản trị công nhằm phù hợp với thực tiễn dân chủ cơ sở chính là sự trở lại của tự quản thơn và vai trị của hương ước.

Trước 1945, sự tồn tại của Hội Đồng Kỳ Mục và Lý dịch có vai trị quan trọng trong hệ thống chính trị, nhưng sau cách mạng tháng Tám, cơ cấu quản lý này đã bị bãi bỏ cùng với hương ước và được thay bằng Ban chỉ huy

thôn (1945-1954). Bước sang giai đoạn Đổi Mới, vai trò tự quản cấp

thôn/làng đã được khẳng định trở lại. Hội nghị lần thứ 5, ban chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra mục tiêu “Đổi mới và nâng cao chất

lượng hệ thống chính trị ở cơ sở cấp xã, phường, thị trấn” [3]. Theo đó, Quy

chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố của Bộ Nội vụ quy định rõ thôn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, trong đó trưởng thơn do nhân dân trực tiếp bầu [7]. Điều này cho thấy, hệ thống chính trị cấp cơ sở đã có sự kế thừa hình thức quản lý truyền thống cấp làng xã, qua đó cụ thể hóa dân chủ làng xã (tức thực hành dân chủ trực tiếp) trong thời kỳ Đổi Mới.

Bên cạnh đó, sự trở lại của hương ước đã khẳng định việc hiện thực hóa dân chủ cần bắt đầu bằng những địi hỏi từ chính cuộc sống của người dân. Thời kỳ đầu của quá trình Đổi Mới (1986 - 1993), hương ước được các làng xây dựng một cách tự phát, song sau Nghị quyết số 5 của Hội nghị lần thứ 5

của Ban chấp hành Trung ương khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển

kinh tế xã hội nông thôn đã chỉ rõ “khuyến khích xây dựng và thực hiện các

hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xã”, nhiều văn

bản khác của nhà nước đã tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa vai trị của

hương ước trong đời sống cộng đồng làng xã. Nhờ đó, hương ước đã tham

gia điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ sản xuất

nông nghiệp, bảo vệ môi trưởng, đảm bảo trị an đến đời sống văn hóa tín

ngưỡng ở làng xã. Sự trở lại của hương ước vừa phản ánh giá trị của quản lý làng xã cổ truyền vừa phát huy dân chủ cơ sở trong thời kỳ Đổi Mới khi dân làng tự đề ra những quy ước để quản lý cộng đồng thôn làng của mình.

Thứ ba, đối với quá trình giáo dục

Trình độ dân trí (hiểu là các chỉ số về giáo dục) là nền tảng quan

trọng, qua đó phản ánh mức độ ý thức của cơng dân trong việc hiểu rõ

đồng quốc gia. Do đó, trọng tâm của vấn đề dân trí hiện nay chính là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân, và tầm quan trọng của việc thúc đẩy ý thức tham gia một cách chủ động của người dân vào các hoạt động chính trị như: bầu cử, ứng cử, bãi nhiệm, tranh biện phản biện hay tố giác các hành vi tham nhũng.

Từ những ngày đầu độc lập, Hồ Chí Minh đã đề cao việc nâng cao dân

trí, coi mù chữ là quốc nạn, Người nhấn mạnh “một dân tộc dốt là một dân

tộc yếu”, qua đó thúc đẩy phong trào “diệt giặc dốt”, bình dân học vụ. Đến

nay, tỷ lệ dân số biết chữ ở Việt Nam là 97% (tính đến năm 2021). Việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác đào tạo, khoa học, kỹ thuật trong và ngoài nước là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chỉ số phát triển con người nói chung. Mặc dù vậy, có thể nói chỉ số phát triển con người (HDI), trong đó có chỉ số dân trí (giáo dục) thì số năm đi học của người dân theo kỳ vọng lẫn số năm đi học trung bình của Việt Nam đều đang ở mức thấp hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á [0].

Ngồi ra, ý thức cơng dân thể hiện thơng qua việc chủ động tham gia

vào đời sống chính trị đã được chú trọng hơn thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, dân hỏi - bộ trưởng trả lời, hay việc khuyến khích người dân đóng góp ý kiến vào q trình xây dựng và ban hành chính sách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trình độ dân trí ở Việt Nam từ 1986 đến nay dù đã có những bước tiến đáng trân trọng, song sự trưởng thành của người dân trong việc chủ động tham gia vào các hoạt động chính trị vẫn cịn thấp. Tỷ lệ đi bầu cử tuy ở mức cao nhưng con số đó khơng phản ánh đầy đủ về mức độ quan tâm của người dân đối với hoạt động chính trị này, tức ý nghĩa giáo dục dân chủ chưa thực sự cao. Hơn nữa, nền giáo dục trong nhà trường hiện nay vẫn chưa chú trọng

phát triển tư duy phản biện, tranh biện độc lập cho học sinh, đặc biệt là hệ

thống công lập. Người thầy theo truyền thống vẫn giữ một thẩm quyền lớn

trước người học. Điều này đã và đang hạn chế việc phát triển một nền giáo

thơng tin, có cơ hội để làm chủ tri thức và thông tin cũng như phát triển tư duy phản biện độc lập nhằm phát triển bản thân.

Có thể nói rằng, trong giai đoạn từ 1986 đến Nay Việt Nam đã chứng

kiến những thay đổi mang tính bước ngoặt trên mọi phương diện của đời

sống chính trị xã hội ở nước ta. Đối với tiến trình dân chủ, giai đoạn này

đánh dấu sự chuyển biến rõ nét về nhận thức lẫn thực hành dân chủ. Từ Đại hội VI đến Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng xác định rõ hơn về mục tiêu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, q trình

hiện thực hóa dân chủ cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhân trên

các phương diện về quyền làm chủ của người dân, về công cụ quản trị và

phương thức ra quyết định cũng như q trình giáo dục đóng góp vào sự

trưởng thành của mỗi người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Song song với những thành quả đó là những tồn tại đi kèm như một sự tất

yếu của tiến trình dân chủ vốn ln chịu sự tác động đa chiều bởi nhiều yếu

tố. Trong đó, văn hóa chính trị tham gia như một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến những thành cơng lẫn những tồn tại của tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)