- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói không thuận, lời nói khơng thuận thì việc không thành, việc khơng thành thì lễ nhạc không hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình
3.2.3.2. Nội dung của giá trị trọng hài hòa
Thứ nhất, đề cao sự đồng thuận, hợp tác hướng tới ổn định
Nội dung quan trọng của giá trị trọng hài hòa là hướng tới sự đồng
thuận, hợp tác nhằm tránh ganh đua vốn là nguồn cơn của các cuộc xung đột. Giá trị này được thể hiện trước hết ở việc chấp nhận mơ hình đảng phái khơng cạnh tranh, ưa sự thích nghi và điều chỉnh hơn là hoán đổi và thay thế
giới tinh hoa. Trần Đình Hượu [39] gọi đó là “Tinh thần dung hịa, ưa sự
bình ổn” và Trần Ngọc Thêm là “Tính ưa hài hịa”. Bên cạnh đó, giá trị này
còn thể hiện ở tinh thần đồng thuận, hợp tác giữa hai thể chế Làng và Nước trong việc cùng thực hiện các công việc quản trị chung, cũng như cách thức để đi đến quyết định chung. Cụ thể, các quyết định lãnh đạo là sản phẩm của quá trình cân nhắc và tham vấn đã tạo ra sự nhất trí đồng thuận trong cả q trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách. Điều này đồng nghĩa với mục tiêu về sự hài hòa, tránh ganh đua xung đột với tinh thần nhất sự thuận
vạn sự lành, dĩ hịa vi q hay hịa khí phát tài. Thứ hai, đề cao tư duy dịch lý hơn chân lý
Giá trị trọng hài hòa được thể hiện trong việc trọng tư duy dịch lý hơn chân lý. Tư duy chân lý tuyến tính, cịn tư duy dịch lý là phi tuyến tính. Khi
so sánh tư duy giữa Đông và Tây, F.Jullien từng nhận định về phương Đơng rằng: Văn hóa hướng về dịch lý … không coi nhẹ quy luật, chân lý, lý thuyết,
mục tiêu… nhưng đặc biệt quan tâm đến biến hóa và q trình. Theo ơng: “Triết học (phương Tây) trọng chân lý [vérité] (tức là bàn cho ra phải trái, đúng sai). Minh triết (phương Đông) trọng sự thỏa đáng [congruence]
(đúng sai cũng quan trọng nhưng không quan trọng lắm, miễn là thỏa đáng)” [32, tr.167]. Về điểm này có thể thấy sự tương đồng của văn hóa
chính trị Việt Nam với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á, đặc biệt là
Trung Quốc, vốn dè dặt với tranh luận. Trong chương Tề vật luận của Nam
Hoa Kinh có viết:
“Giả sử tơi tranh biện với anh mà anh thắng tơi thì có nhất định là
anh phải, tôi trái không? Nếu tôi thắng anh thì có nhất định là tơi
phải, anh trái khơng? Trong chúng ta có một người phải, một người trái? Hay là cả hai chúng ta đều phải cả hoặc đều trái cả? Anh và tôi làm sao biết được điều đó? Mà một người thứ ba nào khác thì cũng hồ đồ khơng biết được, lựa ai sáng suốt làm trọng tài đây?…” [0]. Trong văn hóa ứng xử của người Việt, trọng sự thỏa đáng đó được thể
hiện trong mối tương quan giữa tình và lý, như “có tình có lý”, “hợp tình
hợp lý” hay “thấu tình đạt lý”. Đây chính là tính chất “dịch lý” nhằm đạt được sự hài hòa, cân bằng. Văn hóa chính trị Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia Á Đơng nói chung vốn khơng q nhấn mạnh đến tranh biện đúng -
sai để đi đến tận cùng chân lý mà coi trọng sự thông suốt trên cơ sở đồng
tình. Điều mà F.Jullien gọi là minh triết phương Đông.