Nội dung của giá trị trọng trật tự thứ bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 99 - 101)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có

3.2.2.2. Nội dung của giá trị trọng trật tự thứ bậc

Thứ nhất, đề cao vai trò của người đứng đầu

Người đứng đầu trong một cộng đồng hay một tổ chức là người nắm

quyền lực cao nhất. Họ luôn nhận được sự tôn trọng của cộng đồng, của tập thể đối với quyền uy mà họ nắm giữ. Theo đó, trong văn hóa chính trị châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, yếu tố quyền lực về mặt thể chế và pháp định có xu hướng bị cá nhân hóa và gắn bó chặt chẽ với uy tín và sức hấp dẫn cá nhân. Do đó, người đứng đầu, chủ yếu là các lãnh tụ giữ một vai trò đặc biệt trong việc định hướng các giá trị cho tổ chức, cộng đồng và

toàn thể xã hội. Thậm chí, đi cùng với đặc điểm này là xu hướng bảo vệ,

giữ gìn “uy tín”, “thể diện” của người đứng đầu trở thành một nguyên tắc

mang tính phổ biến. Do vậy, đề cao vai trị của người đứng đầu được hiểu

là xu hướng cá nhân hóa và tượng đài hóa một vị trí quyền lực vốn mang

tính pháp định. Trong văn hóa chính trị châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, yếu tố quyền lực về mặt thể chế và pháp định có xu hướng bị cá nhân hóa và gắn bó chặt chẽ với uy tín và sự thu hút, hấp dẫn cá nhân.

Điều này xuất phát từ nhận thức tin vào định mệnh, cho rằng, những người nắm trong tay quyền lực là do mệnh trời sắp đặt. Tâm thức này được củng cố bởi giáo lý Nho giáo và hiện thực chính trị của hơn nghìn năm dưới chế độ phong kiến tập quyền đã và đang ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa chính trị của công dân trong xã hội ngày nay. Các ông vua, các vị tướng có

cơng với đất nước thường được thần thánh hóa, được coi là thần và được

người dân lập đền thờ. Theo đó, khuất phục và kính trọng các đấng qn

vương cũng có nghĩa là tôn thờ, khuất phục “luật trời” và các vị thần. Trật

tự chính trị được xem như là sự mơ phỏng thu nhỏ của trật tự vũ trụ - một

thứ mặc định và khó hoặc khơng thể thay đổi. Vì thế người dân sẽ mặc định chấp nhận, khơng phản kháng. Việc dựa vào uy tín cá nhân, thần thánh hóa

quyền lực của người đứng đầu - vốn mang tính pháp định, dễ tạo ra nhận

thức không rõ ràng về nguồn gốc của quyền lực và tâm lý phục tùng, khuất

phục trước quyền lực. Hơn nữa, quyền lực người đứng đầu có xu hướng

được gắn liền với quyền lực của một cá nhân cụ thể nên dễ tạo ra tâm thế chấp hành quyền lực của chính cá nhân lãnh đạo thay vì chấp hành người đại diện cho quyền lực công - vốn mang tính ủy quyền.

Thứ hai, khoảng cách quyền lực lớn

Bên cạnh xu hướng tượng đài hóa những vị trí quyền lực mang tính

pháp định (vốn được cơng nhận thơng qua quy trình thủ tục pháp lý), tính

trật tự và thứ bậc còn thể hiện ở khoảng cách quyền lực giữa chính quyền

và người dân. Đó là mối quan hệ “người bề trên - ban ơn” với “kẻ bề dưới

- phụ thuộc” [105]. Việc thiết lập mối quan hệ quyền lực này được thể chế

hóa thành hệ thống đạo đức, chuẩn mực nhằm bảo vệ tính tơn ti và trật tự

thứ bậc. Đây chính là đặc điểm thể hiện đậm nét sự ảnh hưởng của thuyết

chính danh trong Nho giáo, mỗi người sinh ra có danh phận và cần thực

hiện đúng bổn phẩn của mình theo các chuẩn mực đạo đức “quân kính,

thần trung, phu từ, tử hiếu, phu xướng, phụ tùy” - Đó là nền chính trị mà “thiên hạ có đạo”.

Cội nguồn của tư tưởng Nho giáo là Nhân và Lễ, song để thực hành

Nhân, Lễ thì cần có Chính danh. Nội hàm của “Chính danh” là mỗi người

sinh ra đều có danh phận, nên nếu làm đúng nghĩa vụ của danh phận mình

thì xã hội sẽ trật tự và yên ổn [46, tr.489-499]4. Mặc dù mục đích nêu ra của

thuyết chính danh là giữ vững trật tự xã hội, tránh gây loạn lạc, song sự vận dụng tư tưởng này trên thực tế đã giúp bảo vệ trật tự thứ bậc mang tính đẳng cấp trong xã hội, giúp duy trì và phát triển thái độ trọng tính thứ bậc của trật tự quyền lực trong gia đình cũng như xã hội. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cụ thể hóa quan điểm về xã hội được phân chia bởi hai hạng người là “quân tử” và ‘tiểu nhân”. Trong đó, quân tử là người lao tâm cai trị người và được người cung phụng, tiểu nhân là người lao lực, bị người cai trị và phải cung phụng. Theo Mạnh Tử, đó là sự cần thiết do xã hội để có được sự yên ổn và hài hòa. Cơ sở tư tưởng này đã góp phần tạo ra khoảng cách quyền lực lớn trong văn hóa chính trị ở nhiều quốc gia Đơng Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Giá trị này được chia sẻ trong các nghiên cứu về các giá trị châu Á của các tác giả như D.I.Hitchcock (Một xã hội trật

tự), Tommy Koh (Đề cao quan hệ bổn phận giữa Chính phủ và công dân),

Francis Fukuyama (tôn trọng quyền lực). Trong khi đó, trong các phân tích

của mình Trần Văn Giàu đề cập đến “Tư tưởng trọng quan” hay Vũ Minh

Giang đưa ra giá trị “Trọng tuổi tác” như những yếu tố làm nên khoảng

cách quyền lực lớn của một nền văn hóa chính trị trọng thứ bậc. Tính thứ bậc quy định bổn phận của từng cá nhân, đặc biệt là của người dưới với kẻ bề trên, của dân đối với vua quan, của người bị cai trị và kẻ cai trị được coi là nguyên tắc cho một xã hội bình ổn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)