II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội huyện Tân Hiệp
7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
7.1. Thành cơng:
(1). Kinh tế liên tục phát triển trong thời gian dài với tốc tăng trưởng cao, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của từng ngành, từng khu vực; là tiền đề cho tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc trong kỳ quy hoạch tới.
(2). Ngành nơng nghiệp đã phát huy được lợi thế, đang nắm giữ vai trị là ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn Huyện và là mơ hình đại diện cho phát triển nơng nghiệp ở ĐBSCL. Kinh tế tập thể phát triển nổi bật là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hĩa – hiện đai hĩa.
(3). Ngành thương mại – dịch vụ phát triển rất nhanh trong 10 năm vừa qua và trở thành ngành kinh tế động lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện.
(4). Các lĩnh vực về xã hội như giáo dục – đào tạo, y tế, văn hĩa – thể thao, tơn giáo, dân tộc, nhà ở… đã được quan tâm đầu tư nên nhìn chung phát triển khá tồn diện, làm tiền đề vững chắc để đưa Tân Hiệp tiến lên xây dựng nơng thơn mới trong giai đoạn 2011 – 2015.
(5). Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đúng hướng, đã và đang phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế xã hội nĩi chung và thúc đẩy lộ trình xây dựng nơng thơn mới nĩi riêng.
7.2. Tồn tại và hạn chế:
(1). Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chênh lệch trong phát triển các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm chưa tạo được thương hiệu, giá trị thương phẩm và tính cạnh tranh cịn thấp. Cơng nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng thấp, cơ sở sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, chưa hình thành các khu, cụm cơng nghiệp tập trung. Hoạt động thương mại – dịch vụ quy mơ cịn nhỏ, các ngành tạo giá trị gia tăng thấp cịn chiếm tỷ lệ cao.
(2). Kinh tế phụ thuộc nhiều vào nơng nghiệp, trong khi nơng nghiệp đã và đang khai thác tối đa theo chiều rộng nên tiềm năng cho phát triển trong tương lại bị hạn chế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp, dịch vụ cĩ quy mơ nhỏ nên sức cạnh tranh kém.
(3). Lao động nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp, khả năng giải quyết việc làm ở địa phương bị hạn chế. Xã hội hĩa trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, y tế, văn hĩa – thể thao cịn thấp nên sẽ là những hạn chế cơ bản trong cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới sắp tới.
(4). Xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa bàn nơng thơn tuy đã được quan tâm nhưng do nguồn lực cịn yếu nên vẫn cịn nhiều tồn tại cần phải giải quyết để đạt tiêu chí nơng thơn mới và phát huy vai trị trong phát triển kinh tế - xã hội ở nơng thơn. Đơ thị hĩa chậm nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ.
(5). Các dự án đầu tư trọng điểm cịn khĩ khăn về vốn, triển khai chậm, xúc tiến thu hút đầu tư của địa phương cịn nhiều lúng túng, trợ giúp của Tỉnh về khâu này cũng chưa đưa lại hiệu quả cao.
(6). Triển khai các hoạt động về xử lý chất thải, nước thải và kiểm sốt mơi trường cịn chậm.
7.3. Nguyên nhân của thành cơng và yếu kém:
Nguyên nhân của thành cơng:
(1). Đã xây dựng được bộ máy tổ chức và nhân sự đáp ứng được yêu cầu tổ chức, điều hành, quản lý tồn diện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng trên địa bàn.
(2). Trong quản lý kinh tế - xã hội, cơ bản đã xây dựng được định hướng đúng về phát triển kinh tế - xã hội trong từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng và xây dựng cĩ chất lượng khá tốt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, triển khai cĩ hiệu quả các chương trình trọng điểm và dự án ưu tiên đầu tư.
(3). Tranh thủ được sự quan tâm tồn diện của Trung ương, mà trực tiếp là của tỉnh Kiên Giang, huy động và phát huy hiệu quả nguồn đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước và từ các chương trình, dự án ưu tiên. Quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách, thực hiện tốt chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nên đã huy động được nguồn lực của nhân dân trong Huyện phát huy các thế mạnh, khắc phục các hạn chế để từng bước khai thác các lợi thế nổi trội và tiềm năng to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phịng.
Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trong phát triển:
(1). Ảnh hưởng của khủng kinh tế thế giới và hậu quả của một thời gian dài quản lý thiếu hiệu quả để dẫn đến lạm phát của Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư, để thực hiện các dự án lớn và đang cần nhiều vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
(2). Với địa bàn cấp huyện thì khơng thể tự chủ được ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là về phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng; cần phải cĩ sự hỗ trợ từ trên xuống nhưng những hỗ trợ này cũng cịn nhiều hạn chế.
(3). Nguồn lực của người dân trong Huyện đa phần cịn yếu, tuy cĩ bản tính năng động, nhạy bén với cái mới nhưng do hạn chế về trình độ nên cịn yếu về kiến thức quản lý, tiếp thu cơng nghệ cao để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong phát triển kinh tế - xã hội.
(4). Tiềm năng lợi thế lớn, nhưng cũng cĩ nhiều khĩ khăn và trong thời gian ngắn chưa thể tiến hành đồng bộ, nhất là trong điều kiện các yếu tố tác động từ bên ngồi đang cĩ nhiều yếu tố bất lợi.