Mục tiêu, phương hướng và những thách thức trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện ủy yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 101)

lượng đội ngũ công chức, viên chức của Huyện ủy Yên Mô đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban Đảng, UBMTTQVN huyện và các đoàn thể thuộc Huyện ủy n Mơ, tỉnh Ninh Bình. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện ủy nói chung và của từng ban, đơn vị nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, tận tụy và trách nhiệm trong thực thi công vụ.

- Một số mục tiêu cụ thể

+ Phấn đấu 100% cán bộ, cơng chức, được chuẩn hố về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị theo vị trí đảm nhận.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực thi công vụ của công chức. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ công chức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

+ Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và mở rộng phạm vi áp dụng.

+ Về tinh thần thái độ, trách nhiệm đối với công việc: Đây là vấn đề rất quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Huyện ủy phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện. Bên cạnh đó phát huy cao nhất vai trị tiên phong gương mẫu của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, để nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn, bản lĩnh chính trị đáp ứng được mọi yêu cầu nhiệm vụ đề ra luôn xứng đáng là người công bộc của nhân dân.

+ Xây dựng, phát triển cán bộ công chức của Huyện ủy đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập quốc tế, góp phần đưa huyện n Mơ ngày

91

càng phát triển bền vững, trở thành huyện đạt nông thôn mới vào năm 2022 và phát triển huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Những thách thức đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Huyện ủy n Mơ

Nhìn chung, đa số cán bộ, cơng chức, viên chức của Huyện ủy được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức, kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Nhiều cán bộ, cơng chức có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu công tác và học tập, rèn luyện, hăng hái chăm lo làm việc, cơng tác, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.

Thái độ giao tiếp của đa số công chức thực thi nhiệm vụ ở cơ sở với các tổ chức, cơng dân có chuyển biến rõ rệt, có ý thức trách nhiệm, tận tình và chu đáo, ứng xử đúng mực, đóng vai trị then chốt trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới… hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Huyện ủy còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng.

Về số lượng, đang thiếu những cán bộ có trình độ, năng lực chun mơn, có khả năng làm việc hiệu quả.

Về lượng, bên cạnh những chuyển biến tích cực, trình độ, kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở còn nhiều mặt hạn chế; còn một số cán bộ chưa đạt chuẩn về chuyên môn, một số cán bộ, công chức chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị.

Thực tế cho thấy, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện ủy vừa qua mới chỉ tập trung vào việc chuẩn hóa bằng cấp. Khơng ít cán bộ, cơng chức

92

đương nhiệm phải “chạy xô” học hành, thi cử lấy bằng cấp để đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”.

Bên cạnh hạn chế về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ, cơng chức vẫn cịn nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử. Nhiều cán bộ sau khi trở thành cơng chức có biểu hiện xa dân hơn, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở Huyện ủy Yên Mô. ở Huyện ủy Yên Mô.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Huyện ủy đảm bảo tiêu

chuẩn và cơ cấu theo quy định của Trung ương và của tỉnh đã được cụ thể hóa theo quy trình, quy chế. Trên cơ sở cơ cấu phù hợp, cần phải coi trọng và đảm bảo được tiêu chuẩn, lấy tiêu chuẩn làm chính.

- Chủ động ngăn chặn giải quyết kịp thời, tận gốc những nguyên nhân tiêu cực

trong đội ngũ và công tác cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ chủ chốt sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, yếu kém về năng lực, mất đồn kết nội bộ, uy tín thấp trong cán bộ đảng viên và nhân dân.

- Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của các ngành với việc đổi mới

cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc. Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt của Huyện ủy theo hướng trẻ hóa, chú ý tạo nguồn cán bộ, đồng thời phải kết hợp các độ tuổi, để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

- Tiếp tục đổi mới chính sách cán bộ theo khả năng hiện có để tạo sự ổn định,

n tâm cơng tác, có chính sách thu hút cán bộ về cơ sở làm việc. Có phương pháp khách quan, quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ.

- Rà sốt và hồn chỉnh quy chế làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển.

93

- Thực hiện phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức Đảng, đồng

thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ ở các ngành, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo. Những chủ trương, chính sách về cán bộ, việc tuyển chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, xử lý cán bộ phải thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất thiết phải do cấp có thẩm quyền quyết định theo đa số, cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức Đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức Đảng cấp trên.

- Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Huyện ủy về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Trên cơ sở đó xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện ủy . Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách trước mắt, nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài, khơng thể nóng vội, chủ quan duy ý chí. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở phải theo hướng toàn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực cơng tác, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “cơng bộc” của dân, vì nhân dân phục vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện hiện nay phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và quản lý chính quyền , xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Đây là giải pháp có tính cơ bản, lâu dài, bởi nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức huyện cơ bản vẫn phải lấy từ cơ sở, nguồn tại chỗ là chính. Vì vậy, cần lãnh đạo thực hiện tốt khâu quy hoạch cán bộ, bảo đảm thực hiện đúng các phương châm, nguyên tắc của công tác quy hoạch cán bộ, có nguồn cán bộ dồi dào, bảo đảm chất lượng và cơ cấu, chú ý đối tượng quy hoạch là cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có chun mơn, trình độ, năng lực. Cần gắn xây dựng và thực hiện quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi

94

dưỡng cán bộ theo từng chức danh với các hình thức phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, cần chú ý tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và các kỹ năng hoạt động, cơng tác ở cơ sở, góp phần nâng cao tính chun nghiệp trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh việc trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp huyện ; đồng thời, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ của huyện về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong bố trí các chức danh chủ chốt ở cấp xã, huyện; thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đảng sang bên chính quyền và ngược lại để rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nắm bắt các lĩnh vực, đúc rút được nhiều kinh nghiệm công tác.

- Tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ, công chức theo hướng chỉ có cán bộ chuyên trách và cán bộ chun mơn, khơng bố trí cán bộ khơng chun trách, những công việc của đội ngũ cán bộ này do cán bộ, công chức kiêm nhiệm. Đồng thời cần đổi mới một cách cơ bản chế độ chính sách đối với cán bộ, cơng chức, đảm bảo cán bộ xã có thể sống bằng lương, yên tâm công tác.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, giáo khoa theo hướng thiết thực, vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa cập nhật, nâng cao, vừa trang bị kiến thức lý luận, đồng thời coi trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối với từng chức danh cán bộ, cơng chức cơ sở.

- Đề cao vai trị, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ của cấp trên. Cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ cán bộ đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến xuất sắc, xử lý, kỷ luật những trường hợp sai phạm.

95

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở Huyện ủy n Mơ, tỉnh Ninh Bình.

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cơng chức, viên chức

Qua phân tích ở trên, nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Huyện ủy Yên Mô như trên không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn do cả nguyên nhân chủ quan, không chỉ bởi ngun nhân từ phía bên ngồi mà cịn xuất phát từ bản thân đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện ủy n Mơ.

Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp mang tính tồn diện để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Huyện Uỷ.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức

+ Căn cứ vào tình hình thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức của uyện ủy n Mơ, tỉnh Ninh Bình (đã phân tích ở chương 2 của luận văn) để biết được đội ngũ của huyện ủy đang thiếu và yếu ở đâu để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức. Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2019- 2022 ( phụ lục 2, 3).

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả làm việc và nhiệm vụ được giao của cán bộ, cơng chức, viên chức, qua đó nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ, công chức, viên chức theo một quy trình thống nhất. Chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng cơ bản như hiện nay sang đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện về kỹ năng quản lý và phương pháp làm việc xuất phát từ nhu cầu của người học và hướng đến người học. Mỗi ngạch và mỗi loại chức vụ đều có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

96

+ Điều chỉnh và tăng cường năng lực cho hệ thống đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, để thực hiện được kế hoạch này địi hỏi phải có nguồn lực đủ mạnh trên ba phương diện nhân lực, vật lực và tài lực. Xây dựng và nâng cao năng lực của cơ quan và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước. Cán bộ QLNN phải là những người có năng lực, phẩm chất đạo đức, công tâm, gần gũi với nhân dân, làm việc khoa học, hiệu quả.

+ Đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể làm việc thành thạo và hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động của quản lý nhà nước, theo đó với những chức danh cơng việc, nhu cầu cơng vụ của từng ngạch được đào tạo cơ bản theo tiêu chuẩn về kiến thức theo quy định.

Để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Huyện ủy n Mơ, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho việc quản lý lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới cần phải có giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Qua đánh giá thực trạng, cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Huyện ủy n Mơ, tỉnh Ninh Bình cịn nhiều hạn chế, trình độ chưa đồng đều. Nguyên nhân là do Huyện ủy Yên Mô thực hiện chưa tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. Để nhằm thực hiện tốt công tác tạo nguồn đội ngũ cán bộ, cơng chức vào các vị trí quan trọng, Huyện ủy Yên Mô phải xây dựng được kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn có định hướng ngành nghề phù hợp như:

+ Xác định rõ đối tượng nào cần phải cử đi đào tạo, đối tượng nào bắt buộc phải tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, để tránh tình trạng thực hiện cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện ủy yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 101)