1.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1. Kinh nghiệm đất đai trên địa bàn của một số huyện
1.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Hòa Vang [10]
Hòa Vang là huyện nằm ở phía Tây của thành phố Đà Nẵng, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 7km, có tọa độ địa lý trải dài từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 1080 49' đến 108014' kinh độ Đơng, tồn huyện Hịa Vang bao gồm 11 xã: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hồ Phước với tổng diện tích tự nhiên là 73.488 ha và dân số 127.465 người trong đó có 79.342 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,23% tổng dân số, có 71.802 lao động có việc làm. Bên cạnh đó, số người dưới độ tuổi lao động có đến 33.476 người. Vì vậy cơng tác QLNN về đất đai của huyện Hịa Vang trong q trình đơ thị hóa có vai trị rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố Đà Nẵng nói chung và huyện Hịa Vang nói riêng. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003, hằng năm UBND huyện cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện như Chỉ thị, quyết định thành lập các đoàn Thanh tra kiểm tra liên ngành; công văn, kế hoạch tổ chức thực thi nhiệm vụ; Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. UBND huyện Hồ Vang đã có nhiều văn bản trả lời, chấn chỉnh UBND các xã, đơn
vị, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn; đồng thời đã có nhiều văn bản đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện cơ bản được xây dựng khá bài bản, toàn huyện đã được đo đạc và thành lập bản đồ địa chính theo nghị định 64/CP của Chính phủ thời điểm năm 1994 - 1995 và bản đồ địa chính 2 xã Hồ Tiến và Hoà Nhơn đã được đo đạc lại theo hệ toạ độ VN 2000 ở các tỷ lệ 1/2.000. Huyện cũng đã xây dựng quy hoạch- kế hoạch SDĐ giai đoạn 2011 đến 2020 và đã được UBND Thành phố phê duyệt. Vào năm 2015, Huyện đã công bố cơ bản hồn thành cơng tác triển khai cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở tại đô thị. Trong giai đoạn sốt đất năm 2014, UBND huyện đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UB ngày 18/6/2014 nhằm chấn chỉnh và tăng cường QLNN về đất đai trên địa bàn. Hàng nghìn vụ việc vi phạm tổ chức pháp luật của các và cá nhân trên địa bàn huyện đã được xử lý. Nhìn chung các văn bản của Huyện uỷ và UBND huyện đã góp phần ổn định công tác quản lý đất đai ở địa phương. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của các huyện, quận trong thành phố, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đơ thị ở huyện cũng có rất nhiều bức xúc, phức tạp. Thị trường bất động sản trong khu vực huyện có chiều hướng “trầm lắng” do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu tố đầu cơ của 1 số tổ chức và cá nhân, đồng thời do hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành chưa đồng bộ và chưa có khả năng đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế xã hội hiện nay.
Việc quản lý và sử dụng đất của huyện Hòa Vang bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai, thể hiện sự cố gắng của cơ quan tài ngun và mơi trường và chính quyền huyện, xã. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của huyện và toàn thành phố. Công tác quản lý đơ thị cịn nhiều
mặt hạn chế; Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, cụ thể: Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra như: Lấn chiếm đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích, sai quy hoạch; Cơng tác chỉnh lý hồ sơ địa chính cịn chậm. Việc xử lý, lưu trữ thơng tin cịn bất cập, chưa xây dựng được hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số gây khó khăn trong cơng tác xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai. Công việc hàng ngày nhiều, trong khi đó tổ chức bộ máy từ huyện đến xã chưa tương xứng, hiệu quả của cơng tác quản lý cũng như trình độ của cán bộ địa chính xã chưa đáp ứng u cầu của tình hình mới; Một số văn bản hướng dẫn việc thực hiện giải quyết hồ sơ đất đai còn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây lúng túng trong công tác giải quyết hồ sơ, dẫn đến tình trạng trễ hẹn hồ sơ còn nhiều, đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân; Còn tồn tại cơ chế xin cho trong công tác giao đất, cho thuê đất là ngun nhân chính tạo ra tình trạng tiêu cực đất đai và đầu cơ đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường đầu tư, gây tình trạng phức tạp trong xã hội; Lợi ích của nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; Công tác phối hợp trong công việc giữa các cấp chưa tốt, việc cập nhật các văn bản và đồ án quy hoạch của huyện còn chậm dẫn đến mức độ sai phạm trong quản lý, còn để xảy ra nhiều trường hợp tách thửa trong quy hoạch; Công tác quản lý mặt bằng sau khai thác khống sản cịn gặp nhiều khó khăn.
Từ những hạn chế phân tích nên trên, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và phát triển của huyện Hòa Vang, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền huyện cần phải được quan tâm hàng đầu. Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đô thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai. Đất đai bị lấn, chiếm xảy ra nhiều nơi, người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khơng xin phép cơ quan có thẩm quyền, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai ngồi kiểm sốt của Nhà nước,...để lại hậu quả xấu gây thất thoát nguồn tài nguyên đất đai, thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hoạt động của thị trường bất động sản thiếu minh bạch.
1.2.1.2. Kinh nghiệm tại Huyện Diễn Châu. [12]
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ 18,11-19,51 độ vĩ Bắc, 104,39 đến 105,45 độ kinh Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc- Nam, có diện tích 30.500,93 ha và dân số là 273,557 người với 31 xã, 01 thi trấn. Trong nhiều năm qua, quản lý nhà nước về đất đai ở huyện có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt Diễn châu là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện tranh chấp đất đai rất gay gắt. Ngun nhân cơ bản là do trong q trình đơ thị hóa, giá đất bị đẩy lên rất cao, trong khi huyện chưa có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt tình trạng tự chuyển mục đích SDĐ khác thành đất ở, mua bán đất đai trái quy định của pháp luật diễn ra khá phổ biến. Hệ thống hồ sơ địa chính khơng được lưu trữ đầy đủ và cập nhật thường xun. Vì vậy cơng tác QLNN về đất đai gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện giao đất, đền bù thiệt hại về đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất. Từ năm 2001 đến năm 2014, huyện đã ban hành 152 văn bản thể chế hoá các quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ để triển khai cơng tác QLNN về đất đai trên địa bàn. Ngày 16/9/2008 đã kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện, ngày 25/12/2013 chuyển Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện về trực thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Nghệ An, kiện tồn hệ thống tổ chức cơng tác quản lý nhà nước về đất đai từ huyện xuống xã để thực hiện các công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện.
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm do huyện chưa có sự đầu tư kinh phí thoả đáng. Năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 53 ngày 07/7/2011 “Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020”. Theo qui hoạch này, đến năm 2020, diện tích đất chuyên dùng của huyện sẽ tăng 254 ha, chủ yếu sử dụng vào các loại đất nông nghiệp: 176 ha, đất lâm nghiệp 78 ha… Cũng như một số huyện khác trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý đất đai của huyện sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực cơ bản dần ổn định. Tuy nhiên việc khai thác, SDĐ
còn kém hiệu quả và việc triển khai thực hiện quy hoạch SDĐ cịn chậm, do cơng tác đền bù GPMB có nhiều vướng mắc, thị trường BĐS khá trầm lắng. Từ năm 2013 đến nay, công tác triển khai cấp GCN QSDĐ còn chậm, cả về cấp GCN QSDĐ ở và cấp GCN QSDĐ cho các đơn vị SDĐ, đây là một nhược điểm lớn của QLNN về đất đai ở huyện Diễn Châu. Ngồi ra huyện Diễn Châu cịn có những mặt hạn chế cơ bản sau: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa được thực hiện thường xuyên sâu rộng; Công tác quản lý đất đai của các xã cịn một số hạn chế; Cơng tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy chậm; Cơng tác lập hồ sơ chọn địa điểm quy hoạch đất ở, phê duyệt quy hoạch còn chậm, nhất là những vùng quy hoạch thuộc thẩm quyền của tỉnh, có xã phải lập thủ tục kéo dài 2-3 tháng mới xong; Việc thi hành, thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhiều khi còn chậm, chưa sát thực tế. Một số cán bộ địa chính chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất; Chính sách đất đai thay đổi nên việc giao đất trái thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 đến nay của một số xã chưa tập trung giải quyết dứt điểm, tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích cịn xảy ra; Thực hiện cải cách hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục giao dịch về đất đai tại VPĐKQSD đất còn chậm. Việc luân chuyển hồ sơ giữa VPĐKQSD đất với chi cục thuế với Phòng TN&MT xử lý còn chậm. Chậm nhất là hồ sơ chuyển QSD đất liên quan đến xác định nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính; Trang thiết bị cịn thiếu, năng lực, trình độ chun mơn của một số cán bộ làm tác nghiệp chuyên mơn ở cấp huyện và cấp xã cịn hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác QLNN về đất đai.