3.1. Căn cứ để đưa ra giải pháp
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ đến năm 2020 và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của huyện thì việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 sẽ tuân theo những hướng cơ bản sau:
Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi, các địa phương trong vùng, tận dụng tối đa lợi thế để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.
Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị tiền đề tốt cho bước phát triển sau này. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục... nhằm phát triển ổn định và bền vững, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và dân trí cho nhân dân.
Ba Tơ là huyện miền núi, có diện tích chiếm 1/5 tỉnh Quảng Ngãi nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ngãi, là một thị trường lớn để cung cấp lao động, nguyên liệu và các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hoa quả. Sự phát triển kinh tế, gia tăng đầu tư và tốc độ đơ thị hố lớn của tỉnh Quảng Ngãi sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Do đó, cần tiếp tục khơi dậy và phát huy nguồn nội lực từ bên trong của tất cả các thành phần kinh tế, để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp, dịch vụ gắn liền với sự phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp và nơng thơn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đưa huyện Ba Tơ theo kịp mức phát triển bình quân chung của tỉnh Quảng Ngãi.
Tận dụng các cơ hội của bên ngồi, phát triển nhanh các ngành kinh tế có thế mạnh, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn nền sản xuất hàng hoá của huyện với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nâng cao rõ rệt năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
Gắn tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội nhằm tạo công ăn việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thoả đáng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với các khu vực nông thôn.
Chú trọng đến các chỉ tiêu đất cần bảo vệ (đất trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ); bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.