Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 55)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Ba Tơ

2.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại FAO - UNESCO, đất huyện Ba Tơ được chia làm 3 nhóm đất chính như: Nhóm đất phù sa - FLUVISOLS (FL): Có diện tích 6.218,2 ha chiếm 5,5% của tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện, được phân bố dọc theo sông Re, sông Liên, sông Tô và các con sông, suối khỏ khác nằm rải rát ở các xã trên địa bàn huyện; nhóm đất xám - ACRISSOLS (AC): Có diện tích 105.554,4 ha chiếm 92,9% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện, đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phân bố trên các địa hình núi cao, dộ dốc lớn và ở hầu hết các xã, thị trấn; đất xói mịn trơ sỏi đá - LEPTOSOLS(LP): Có diện tích 1.901,0 ha chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện, chủ yếu nằm ở xã Ba Trang.

b. Tài nguyên nước

Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước có thể gây tai họa cho con người và môi trường.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Ba Tơ chủ yếu nhờ vào nguồn nước trời và nước của các hệ thống sông Liên, sông Re, sông Tô,.... và hệ thống các khe suối nhỏ nhưng phân bố với mật độ dày đặc như: Suối nước Tê, Nước Lăng, Nước Chạch, Nước Pỉa. Nước Lời, Knăng, Kdiêu, Nước Xi, Lệ Trinh, Pờ Ê, Nước Toa, Nước Tỉa, Lũng Ồ,... Nhìn chung nguồn nước mặt tương đối phong phú, cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất canh tác cây hàng năm và nước cho sinh hoạt và sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa theo mùa, các dịng sơng vừa dốc vừa ngắn nên về mùa khơ trình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng vẫn xảy ra.

- Nguồn nước ngầm: Là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung cho nguồn nước mặt. Ba Tơ là nơi có nguồn nước khá phong phú, mực nước ngầm khá cao, thuận tiện cho việc đào giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt của đồng bào trong vùng. Hiện nay đang được khai thác ở quy mô nhỏ, chưa khai thác phục vụ nơng nghiệp và các mục đích kinh tế khác cịn hạn chế.

c. Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện Ba Tơ nói riêng. Do vậy, chưa có tư liệu để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, tồn diện về hệ động, thực vật rừng của huyện. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, đánh giá tính đa dạng sinh học sơ bộ khái quát như sau:

* Thảm thực vật:

Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, bức xạ nhiệt đầy đủ là điều kiện thuận lợi để các cây nhiệt đới phát triển thành nhiều kiểu rừng có ưu thế rõ rệt. Tuy nhiên, vì bị tàn phá mạnh đã làm mất đi tính tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới nhiều tầng; nhiều loại cây quí bị giảm đáng kể về số lượng lẫn chất

lượng. Theo kết quả thống kê năm 2010 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011), diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 81.912,11 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 53.906,64 ha, đất rừng phòng hộ là 28.005,47 ha.

* Hệ động vật rừng:

Do yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật ở đây đa dạng, tương đối phát triển nên cịn có nhiều động vật hoang dã sinh sống và được chia thành 2 nhóm: Nhóm thú có giá trị kinh tế (gồm: Lợn rừng, nai, hoẵng, nhím), nhóm thú có giá trị dược liệu (gồm: Tê tê, khỉ, cầy hương). Về chim, nhóm có giá trị kinh tế gồm: Gà rừng, gà gơ, cu gáy; nhóm chim cảnh có: vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ…; Tuy nhiên việc săn bắt thường xẩy ra nên động vật cũng giảm dần về số lượng, chủng loại. Vì vậy, cần được bảo vệ nhằm bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, cân bằng môi trường sinh thái theo kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của tỉnh và cả nước.

d. Tài nguyên khoáng sản

Theo đặc điểm cấu tạo địa chất và sinh khống, trên địa bàn huyện Ba Tơ có tiềm năng khoáng sản khá phong phú. Tuy nhiên các loại khoáng sản này hầu hết chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mơ cơng nghiệp mà cịn ở dạng tìm kiếm, thăm dị và khai thác thủ cơng, quy mơ nhỏ, bao gồm các loại khống sản sau:

- Vàng: Có 2 điểm quặng vàng Ba Lế, Ba Xa. Đây là loại quặng vàng trong đá phiến lục. Khống hóa trong tập đá phiến lục dày 40m, kéo dài gần 1km ở xã Ba Xa; Điểm quặng vàng Đồng Dinh - xã Ba Dinh: Là kiểu đới Thạch Anh - sunfua vàng, phân bố dọc tiếp xúc của granit phức hệ Đèo Cả với các đá biến chất hệ tầng sông Re.

- Antimon: Hiện chỉ mới phát hiện được 1 điểm quặng ở Vân Tích, xã Ba Động. - Đồng: Phát hiện được điểm quặng đồng ở Con So - xã Ba Bích. Phân bố trong vùng đá biến chất hệ tầng Kannac.

- Fenspat: Ở huyện Ba Tơ fenspat phân bố ở phía Nam của huyện. Fenspat là nguyên liệu chủ yếu để làm sứ, sứ kỹ thuật điện nửa sứ, phiến lát, gốm chịu axit, men tráng. Với đặc điểm địa hình và địa chất hiện tại thì khai thác lộ thiên là hiệu quả nhất.

e. Tài nguyên nhân văn

Về âm nhạc: Dân tộc ít người đã tạo được nhiều hình thức âm nhạc đa dạng, dân ca phổ biến như: Ca Choi, Ca Lêu, Tóc Chinh, Tóc Lai,.... Nhạc cụ gồm nhiều loại thể hiện tài năng sáng tạo, lòng say mê âm nhạc cụ thể như: Bộ Chiêng hịa âm với trống, đàn Gió, đàn Nước, đàn Brang được sử dụng phổ biến trong ngày cưới, ngày mừng lúa mới, lễ đâm trâu, mừng nhà mới, tiếp khách,....

Về văn học: Là bộ phậm quan trọng của kho tàn văn học dân gian dân tộc ít người, có khối lượng tương đối lớn giải thích những hiện tượng tự nhiên gần gủi với con người, con vật và loài cây liên quan đến cuộc sống, một số truyện ngắn phân biệt sự giầu nghèo hoặc phản ánh tập quán. Ngoài ra trong kho tàn chuyện nhân gian của dân tộc ít người cịn có những truyện về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, ca tụng những người anh hùng dũng cảm đánh kẻ thù và chinh phục thiên nhiên, vượt qua những tập tục cổ hủ, để đưa tộc người mình đi tới văn minh như ngày nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)