Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 82)

2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Tơ gia

2.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Đây là công tác đặc biệt quan trọng được Huyện uỷ, UBND huyện coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của huyện. Từ năm 2014 đến năm 2017, UBND huyện đã phối hợp với Thanh tra Tỉnh, Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo cơ quan thuộc huyện thực hiện công tác Thanh tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện nhằm mục đích phát triển ngăn chặn và xử lý kịp các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, bảo đảm đất đai được sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý và hiệu quả. Đồng thời hoàn chỉnh các chế độ về quản lý và sử dụng đất theo yêu cầu của Đảng và nhà nước.

UBND huyện đã thường xuyên chú trọng chỉ đạo các ngành, UBND xã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai, thành lập các tổ công tác phúc tra, đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên và đột xuất nhằm đề xuất xử lý những vi phạm về quản lý và sử dụng đất như: xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép….

Kết quả kiểm tra cho thấy một số hội đồng đăng ký đất đai cấp xã còn thiếu trách nhiệm, chưa áp dụng các văn bản quy định về chế độ chính sách, pháp luật về đất đai một cách chính xác, chưa cập nhập kịp thời các quy định dẫn đến việc tham mưu đề xuất với UBND huyện cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân cịn nhiều trường hợp khơng đúng về: hạn mức đất ở, trình tự thực hiện cấp GCN, nguồn gốc đất, chủ sử dụng đất.

Hơn nữa với tăng trưởng kinh tế và q trình đơ thị hóa của huyện Ba Tơ nhanh làm cho đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai phạm và khiếu kiện kéo dài, trong khi đó sự quản lý của chính quyền huyện trước đây chưa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai ngày càng nhiều. Từ năm 2014 đến năm 2017, riêng việc lấn, chiếm đất đai xây dựng trái phép trên địa bàn huyện đã phát hiện 1.752 trường hợp vi phạm, diện tích khoảng 215,94 ha. Trong 4 năm (2014-2017) số cán bộ công chức vi phạm đất đai bị xử lý kỷ luật ở cấp huyện và xã là 07 cán bộ, con số này phần nào nói lên sự phức tạp đối với quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Ba Tơ. Cũng như các các địa phương khác, việc thanh tra, kiểm tra về đất đai thường gặp khó khăn như: Luật Đất đai năm 2013 giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra quản lý đất đai tại địa bàn. Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường, huyện và Phịng Tài nguyên và Môi trường tại các huyện thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, điều này nếu khơng có sự tham gia và giám sát chặt chẽ của tổ chức chính trị cùng cấp, người dân và cơ quan tài nguyên và môi trường cấp trên thì có thể dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”, không phát hiện sai phạm khi thanh tra. Mặc khác, Thanh tra tỉnh phải thanh tra, kiểm tra nhiều lĩnh vực, trong khi đó lực lượng cán bộ ít, nên các đợt thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên.

Chỉ riêng trong năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Ba Tơ. Qua kết luận kiểm tra đã phát hiện hơn 31 trường hợp xác định nguồn gốc

đất đai, mục đích sử dụng và tự chia tách thửa đất không đúng để được bồi thường đất làm thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng. Kết quả thuộc về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, cán bộ chun mơn phịng Tài ngun và Mơi trường và Chí nhánh Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất bị xử lý kỷ luật.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai: Trong những năm qua, chính quyền huyện đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, các cuộc họp tại huyện, xã đến từng địa bàn cơ sở, chỉ đạo triển khai tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thơng qua nhiều hình thức, nhằm trang bị cho người dân có ý thức về pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hạn chế thấp nhất xảy ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Ngồi ra, UBND huyện cịn tổ chức tiếp dân định kỳ sáng thứ 4 hằng tuần để giải quyết các kiến nghị của người dân; đồng thời cơng bố số điện thoại đường dây nóng, hịm thư góp ý tại Phịng tiếp dân và địa chỉ email của Chủ tịch huyện để người dân gửi thắc mắc đến giải quyết.

Bảng 2.12. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo từ năm 2014-2017

Đơn vị tính: Đơn STT Năm Tổng số Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Không thuộc thẩm quyền 1 2014 52 14 14 38 2 2015 61 19 19 42 3 2016 45 21 21 24 4 2017 46 19 19 27 Tổng cộng 204 73 73 131

(Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Ba Tơ)

Qua số liệu đơn thư khiếu nại, tố cáo trong 04 năm từ 2014 đến 2017 có thể thấy lượng đơn thư có xu hướng đột biến ở năm 2015 tăng gần 110,53% so với năm 2014, sau đó giảm dần qua các năm. Đây là kết quả thể hiện quá trình nổ lực thực hiện tốt các vấn đề về chính sách đất đai của chính quyền huyện, nhất là trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư được xem là phức

tạp nhất và có đơn thư tranh chấp, khiếu nại nhiều nhất. Bên canh đó, đơn khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền huyện chiếm tỷ lệ khá cao là 64,22 % tổng số đơn đã nhận, điều này cho thấy người dân khiếu nại, tố cáo vẫn chưa nắm bắt quy định của pháp luật về đất đai, phần lớn ở đây người dân chủ yếu có đơn trình bày liên quan đến việc giải quyết đất đai của người dân, không phải trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định mà chủ yếu trả lời đơn công dân để họ hiểu các quy định của pháp luật.

Việc nảy sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu nội dung sau: Tranh chấp đất đai diễn ra khi đền bù giải tỏa trong các tộc họ, gia đình, bà con hàng xóm có nhà đất liền kề nhau, tranh chấp bờ rào, lối đi chung riêng hoặc chủ quyền sử dụng. Vấn đề khiếu nại, tố cáo chủ yếu là do việc lấn, chiếm đất công cộng, đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khiếu nại các chính sách đền bù giải toả và tái định cư chưa thoả đáng nhu cầu của người dân; Chính quyền cơ sở bng lỏng quản lý về đất đai, để xảy ra chuyển mục đích sử dụng đất tùy tiện, xây dựng nhà ở và các cơng trình quy mơ trên đất trái phép khơng có giấy phép xây dựng, xây dựng nhà ở trên đất đã quy hoạch, mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp nhưng phát hiện, ngăn chặn, xử lý không kịp thời. Khi chính quyền thực hiện đền bù, giải tỏa hoặc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra tranh chấp khiếu kiện giữa các chủ đất.

Với kết quả phân tích nêu trên cho thấy, trong những năm qua nếu chính quyền huyện thực hiện tốt pháp luật về đất đai, tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai đến với các tổ chức và cá nhân ngày càng sâu rộng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường giám sát của các cơ quan đồn thể và nhân dân thì kết quả sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)