Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo dựa trên cơ sở thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo của các chuyên giạ Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Lựa chọn chuyên gia: Để tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần phải tiến hành lựa chọn chuyên giạ Có hai loại chuyên gia là các nhà phân tích và các chuyên gia đánh giá. Các nhà phân tích là những người có trình độ chun mơn cao, có hiểu biết sâu rộng về vấn đề được đưa ra đánh giá và những vấn đề có liên quan. Đó là một tập thể chuyên gia nhiều ngành, có nhiệm vụ tổ chức việc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia đánh giá, cung cấp những thông tin cần thiết cho các chuyên gia đánh giá; phân tích, tổng hợp ý kiến các chuyên gia đánh giá và đưa ra kết luận thể hiện ý kiến chung của tập thể chuyên giạ Trong giai đoạn này phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để đánh giá năng lực các chuyên gia và xác định được số lượng các chuyên gia cần thiết. Việc đánh giá các chun gia có thể tiến hành theo hình thức tự đánh giá hoặc đánh giá qua các chuyên gia khác. Số lượng chuyên gia phụ thuộc vào vấn đề cần dự báo và nguồn tài chính. Kinh nghiệm cho thấy việc lựa chọn chuyên gia cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng, tránh lựa chọn các chuyên gia “vạn năng”, tránh quá ít hoặc quá nhiều chuyên giạ
Giai đoạn 2 – Trưng cầu ý kiến các chuyên gia: Trưng cầu ý kiến là giai đoạn chính trong hoạt động phối hợp giữa các nhà phân tích và các chuyên gia đánh giá. Nội dung của giai đoạn này là đề ra nhiệm vụ và nêu câu hỏi cho các chuyên gia, đảm bảo các thông tin cần thiết cho các chuyên gia, thu thập những đánh giá, những kiến nghị của các chuyên gia về vấn đề cần tiến hành dự báọ
thảo, hội nghị hoặc theo hình thức tấn cơng nãọ Mục đích của việc trưng cầu ý kiến theo hình thức tấn công não là nhằm thu được những tư tưởng mới, những quyết định mới về một vấn đề nào đó nhờ sự sáng tạo tập thể của các chuyên gia trong một kỳ hội nghị được tiến hành theo những quy tắc nhất định, đó là: vấn đề cần được trưng cầu ý kiến được phát biểu dưới dạng những thuật ngữ cơ bản và chỉ có một tiêu điểm (tức là quy về một mối); không tuyên bố bất kỳ một tư tưởng nào, quyết định nào là sai và không dừng cuộc tấn công lại; ủng hộ bất kỳ một tư tưởng mới nào ngay cả khi tư tưởng mới đó chỉ có thể được thực hiện trong tương lai xa xôi; và thường xuyên động viên các chuyên gia để tạo ra tranh luận tự dọ
Trong các hình thức trưng cầu ý kiến trên, các nhà phân tích làm việc, tọa đàm trực tiếp với tập thể các chuyên gia đánh giá. Việc trưng cầu ý kiến cũng có thể được tiến hành theo hình thức vắng mặt. Đó là hình thức các nhà phân tích trưng cầu ý kiến của các chuyên gia đánh giá qua phiếu trưng cầụ Phương pháp Delphi là một phương pháp rất nổi tiếng của hình thức trưng cầu vắng mặt. Mục đích của phương pháp Delphi là tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia về một vấn đề nào đó trong điều kiện khơng tổ chức những cuộc tranh luận trực tiếp giữa họ với nhau nhưng cho phép mọi người có thể cân nhắc lại ý kiến của mình sau mỗi lần tham khảo câu hỏi và câu trả lời của tập thể. Phương pháp Delphi được tiến hành theo các quy tắc sau: các câu hỏi được ghi trong phiếu trưng cầu phải được lựa chọn sao cho các câu trả lời mang đặc trưng về lượng; các câu hỏi cho các chuyên gia được tiến hành làm nhiều vòng, sau mỗi vòng các câu hỏi và câu trả lời lại được chính xác thêm; trong trường hợp có những ý kiến riêng biệt trái với ý kiến của đa số thì người ta yêu cầu cá nhân chuyên gia trình bày quan điểm riêng của mình; và khi chuyển từ vịng này sang vòng khác người ta xử lý các câu trả lời bằng phương pháp thống kê nhằm thu nhận những đặc trưng chung của các câu trả lờị
Giai đoạn 3 – Phân tích ý kiến của các chuyên gia: Phân tích ý kiến của các chuyên gia là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia để dự báọ Những ý kiến đánh giá của chuyên gia thường tập trung
giải quyết hai vấn đề là đánh giá thời gian xuất hiện của sự kiện và xác định tầm quan trọng của sự kiện.
Phân tích ý kiến đánh giá của các chuyên gia có nghĩa là phải xác định đại lượng đặc trưng cho ý kiến chung của tập thể chuyên gia và độ thống nhất ý kiến giữa các chuyên giạ
Đối với vấn đề đánh giá thời gian xuất hiện của sự kiện, người ta thường phân tích ý kiến của các chun gia thơng qua việc tính các giá trị thống kê như kỳ vọng, mod, trung vị của các đánh giá và tính phương saị Kỳ vọng là trung bình cộng các giá trị đánh giá của các chuyên giạ Mod là giá trị của đánh giá mà có nhiều chuyên gia lựa chọn nhất. Trung vị là giá trị mà một nửa số chuyên gia đánh giá dưới mức đó và một nửa số chuyên gia cịn lại đánh giá trên mức đó.
Để phân tích ý kiến của các chuyên gia về tầm quan trọng của các sự kiện, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu được tính từ bảng điểm đánh giá của các chuyên giạ Bảng điểm đánh giá như trình bày ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Bảng điểm đánh giá theo phương pháp chuyên gia Sự kiện Chuyên gia 1 2 …… j …… n 1 C11 C12 … C1J … C1n 2 C21 C22 … C2j … C2n …… … … … … … … i Ci1 Ci2 … Cij … cin …… … … … … … … m Cm1 Cm2 … cmj … cmn
Cij là điểm của chuyên gia thứ i cho tầm quan trọng của sự kiện thứ j. Thang điểm thường được lựa chọn từ 0 đến 10 hoặc hệ thang điểm khác thích hợp. Từ bảng này chúng ta có thể tính các chỉ tiêu phục vụ cho việc phân tích ý kiến của các chuyên gia về tầm quan trọng của các sự kiện.