PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH.
XÂY DỰNG LUẬN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NINH, PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NINH,
GIAI ĐOẠN 2006 – 2020
Khác với chương 1, trong chương 2, thuật ngữ chiến lược được dùng sẽ có một nội hàm hẹp hơn, với giới hạn về phạm vi tác động – chỉ trong một tỉnh; với giới hạn thời gian tác động – trong một khoảng thời gian xác định; có nội dung phát triển của một ngành – ngành khoa học, công nghệ.
2.1.Phơng pháp hoạch định chiến lợc phát triển khoa häc, c«ng nghƯ cÊp tØnh häc, c«ng nghƯ cÊp tØnh
2.1.1. Một số đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ ở địa phương phương
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở địa phương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các hoạt động nghiên cứu khoa học của quốc giạ Những yêu cầu chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội của địa phương ngày càng đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học do các hoạt động nghiên cứu khoa học địa phương thực hiện.
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở địa phương có một số đặc thù sau:
1. Khơng có những nội dung nghiên cứu về lý luận cơ bản như ở cấp nhà nước và ở các cơ quan nghiên cứu khoa học trung ương vẫn thực hiện. Các nội dung nghiên cứu ở địa phương có tính chất cụ thể hóa những nội dung nghiên cứu ở cấp nhà nước, nhằm vận dụng thích ứng với các điều kiện cụ thể của địa phương.
2. Những nội dung nghiên cứu có tính trực tiếp cao, đáp ứng những yêu cầu sát thực được đặt ra của địa phương. Những vấn đề này thường xuất phát từ các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, thành phố, các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố. Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhằm khai thác tốt
nhất những lợi thế so sánh cụ thể của địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được nêu trong các nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, thành phố.
3. Về các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học ở địa phương, phổ biến nhất là đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, hội thảo khoa học. Hình thức đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu cho nghiên cứu các chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và một số khía cạnh thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (về điều tra cơ bản). Trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và y học, phần nhiều là đề tài triển khai thực nghiệm và các dự án sản xuất thử nghiệm.
4. Lực lượng cán bộ khoa học ít và phân tán, thường làm nhiệm vụ nghiên cứu kiêm nhiệm trong thực hiện chức năng quản lý ở các sở ban ngành, thời gian giành cho nghiên cứu khơng nhiềụ Do vậy, cần có liên kết tương đối rộng rãi, cần có sự hỗ trợ thích đáng của đội ngũ cán bộ khoa học và của các cơ quan khoa học trung ương.
5. Nhiều vấn đề đặt ra cho nghiên cứu khoa học ở mỗi tỉnh, thành phố có liên quan rất mật thiết với các tỉnh lân cận. Không thể mỗi tỉnh, thành phố tự giải quyết được những vấn đề này, nếu khơng có sự phối hợp liên kết của các tỉnh lân cận. Do vậy, ngày càng nổi lên sự cần thiết phải tính đến cách tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của địa phương theo quy mô vùng, liên tỉnh để có phương án thống nhất giữa các tỉnh trong vùng, trong khu vực đối với những vấn đề có quan hệ phụ thuộc vào nhau và đảm bảo cho lợi ích chung giữa các tỉnh, thành phố liên quan.
6. Nhiệm vụ tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học ở địa phương được thực hiện tập trung ở Sở Khoa học và Cơng nghệ, có sự phối hợp với các sở, ban ngành khác trong tỉnh, nhằm:
– Tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học ở địa phương theo đúng những quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, các văn bản dưới Luật,
các quy chế quản lý thống nhất do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn.
– Nắm được tình hình các hoạt động nghiên cứu khoa học của trung ương tiến hành tại địa phương, để có thể tìm cách phối hợp hoặc tránh khỏi tổ chức lặp lại những nội dung nghiên cứu khoa học của địa phương về những chủ đề tương tự.
– Nắm được lực lượng cán bộ có trình độ khoa học chuyên môn ở các cơ quan trong tỉnh, thành phố, biết rõ năng lực chuyên môn của từng người để có thể lựa chọn khi cần thiết. Đồng thời, cũng cần nắm được những cán bộ khoa học đầu đàn, chủ chốt ở từng lĩnh vực chuyên môn trong các cơ quan khoa học của trung ương đóng tại địa phương, để có thể yêu cầu sự hỗ trợ của họ cho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của địa phương.
– Xem xét khả năng vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của địa phương tiến hành và kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ quan khoa học trung ương tiến hành tại địa phương, để kiến nghị với lãnh đạo tỉnh, thành phố có chủ trương phù hợp ứng dụng có hiệu quả phục vụ cho chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.