Hàm lượng khoa học và công nghệ là đại lượng đặc trưng cho mức độ đóng góp của khoa học và công nghệ vào việc tạo ra sản phẩm. Hàm lượng khoa học và cơng nghệ có thể đánh giá được thơng qua tính tốn, đánh giá đóng góp của
khoa học và công nghệ vào GDP.
Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản cũng gồm có bốn thành phần. Các thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi mong muốn. Các thành phần này hàm chứa trong phương tiện kỹ thuật (Facilities), trong kỹ năng của con người (Abilities), trong các tư liệu (Facts) và khung thể chế (Framework) để điều hành sự hoạt động của công nghệ.
– Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm: các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một qui trình cơng nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của q trình cơng nghệ. Có thể gọi thành phần này là phần kỹ thuật (Technoware – ký hiệu T).
– Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ, bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong q trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khơn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động... Có thể gọi thành phần này là phần con người (Humanware – ký hiệu H).
– Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức, bao gồm: những qui định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong cơng nghệ, kể cả những qui trình đào tạo cơng nhân, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con ngườị Có thể gọi thành phần này là phần tổ chức (Orgaware – ký hiệu O).
– Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá được sử dụng trong công nghệ, bao gồm: các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật như: Các thơng số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao
và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Có thể gọi thành phần này là phần thơng tin của công nghệ (Inforware – ký hiệu I).
Các thành phần của một cơng nghệ có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nàọ Tuy nhiên, có một giới hạn tối thiểu cho mỗi thành phần để có thể thực hiện q trình biến đổi, đồng thời có một giới hạn tối đa cho mỗi thành phần để hoạt động biến đổi khơng mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả.
Trước đây, sự tăng trưởng phát triển kinh tế thường được nhận thức dựa vào các yếu tố là đất đai, lao động và vốn. Nhiều nhà kinh tế học cổ điển coi đất đai và lao động là nguồn gốc của mọi của cảị William Petty –nhà kinh tế học người Anh đã nói: "lao động là cha, đất đai là mẹ để sinh ra của cải". Về sau này, cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học, công nghệ trong sản xuất, yếu tố khoa học, công nghệ dần dần trở thành động lực chính của q trình phát triển. Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ đã ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX. Lúc đó, cơng thức tính tốn đóng góp của các yếu tố vào hàm số tăng trưởng kinh tế có thêm ký hiệu T – đại lượng đặc trưng cho đóng góp của khoa học, cơng nghệ:
Y = f(L1, L2, K, T)
Trong đó: –Y: Tăng trưởng kinh tế. – f: Hàm tăng trưởng. – L1: Yếu tố đất đaị – L2: Yếu tố lao động. – K: Yếu tố vốn.
– T: Yếu tố khoa học, công nghệ.
Trong nhiều trường hợp, yếu tố khoa học, công nghệ xuất hiện trong một hệ số – gọi là năng suất tổng nhân tố A (Total Factor Productivity) khi hàm tăng
trưởng được viết dưới dạng lũy thừa Cobb–Douglas:
Y= AKαααα
L1–αααα
Trong đó: Y: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
K: Vốn.
L: Lao động.
A: Năng suất tổng nhân tố, trong đó có hàm chứa yếu tố khoa học, cơng nghệ.
Trên cơ sở phương pháp kế toán truyền thống được sử dụng để tính tốn mức độ tăng trưởng và những giả thiết thường gặp, có thể tính được về mặt kế tốn mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất ( trong đó có yếu tố khoa học, công nghệ) vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay cho cả một không gian kinh tế (G.Cette, ỴKocoglu và J. Mairesse – 2000 – Hội đồng phân tích kinh tế Pháp).
Tổng hợp nghiên cứu, đánh giá của nhiều tác giả trong và ngoài nước về tỷ lệ đóng góp của khoa học, cơng nghệ trong GDP theo trình độ phát triển của các nền kinh tế thế giới được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tỉ lệ đóng góp của khoa học, cơng nghệ trong GDP
Trình độ phát triển kinh tế của khoa học, cơng nghệ Tỷ lệ đóng góp
1. Lạc hậu 10 %
2. Kém phát triển 20 %
3. Đang phát triển 30 %
4. Công nghiệp hố 40 %
5. Cơng nghiệp hiện đại 50 %
6. Kinh tế tri thức 70 %
sẽ là căn cứ để xác định, tính tốn chỉ tiêu hàm lượng khoa học, công nghệ trong các phương án phát triển khoa học, công nghệ của Quảng Ninh ở các phần tiếp theọ