Có nhiều định nghĩa về nhìn trước (Foresight) đã được đưa ra nhưng có một định nghĩa của Trung tâm Foresight công nghệ (CTF) của APEC được chấp nhận nhiều hơn: "Foresight là những ý đồ mang tính hệ thống có thể nhìn vào tương
lai phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế – xã hội, và những tương tác giữa các yếu tố đó, nhằm đạt tới những lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường". Định
– Những ý đồ nhìn vào tương lai phải mang tính hệ thống;
– Những ý đồ này phải ở tầm dài hạn, thường là từ 10 đến 20 năm;
– Foresight là một quá trình hơn là bản thân một vài kỹ thuật đơn giản, bao gồm các hoạt động tham khảo ý kiến các bên, các tương tác giữa bên nghiên cứu và bên sử dụng (theo nghĩa rộng) kết quả;
– Việc tạo ra phúc lợi và phát triển bền vững phải đi liền với nhau; – Chú trọng những phân tích về lợi ích (và bất lợi) của các cơng nghệ mớị Có sự khác nhau giữa Foresight và Dự báo (Forecast). Trong dự báo, giả định chỉ có một tương lai duy nhất mà sứ mệnh của người dự báo là tiên đốn thật sát cái gì sẽ xảy ra trong tương lai đó. Ngược lại, Foresight khơng quan tâm nhiều đến những tiên đoán chi tiết về thời điểm xảy ra một sự kiện cụ thể, mà chủ yếu nhằm vạch ra một số các tương lai có thể xảy ra, dựa trên một số giả định khác nhau về xu hướng và cơ hộị Nói cách khác, theo triết lý của Foresight, điều sẽ đến trong tương lai cịn tuỳ thuộc vào những gì chúng ta lựa chọn trong hiện tại (con người khó dự báo được tương lai, nhưng chính con người lại có thể tạo ra tương lai của mình!). Và như vậy, Foresight nhằm đưa ra các cơ hội để chi phối tương lai, nhờ những quyết định thông minh ở hiện tạị
Foresight khởi nguồn từ những ý đồ của chính phủ Mỹ trong Thế chiến II nhằm tìm ra những phương pháp mới trong lập kế hoạch. Công ty RAND–chuyên thực hiện các hợp đồng của Bộ quốc phòng Mỹ – đã đi đầu trong việc lập kế hoạch theo kịch bản và điều tra Delphi (một tiếp cận Foresight). Sau đó, cơng ty Shell của Hà Lan lần đầu tiên cũng dùng kỹ thuật phân tích kịch bản để xây dựng kế hoạch chiến lược. Vào thập niên 1980, chính phương pháp kịch bản này đã giúp Shell "nhìn thấy trước" những tác động của q trình tan rã Liên Xơ tới giá hơi đốt trên thế giới để đối phó (mà nhiều công ty dầu mỏ khác hầu như không thấy).
Trong ba thập kỷ qua, Foresight công nghệ không ngừng thay đổi các đặc tính. Ban đầu, khi mới xuất hiện thế hệ Foresight thứ nhất (đầu thập kỷ 1980),
Foresight chỉ nhằm xác định những công nghệ mới nổi lên, những lĩnh vực khoa học còn hạn chế về chuyên giạ Tiếp theo, thế hệ Foresight thứ hai phát triển theo hướng gắn kết công nghệ với thị trường, lôi kéo sự tham gia của cả giới công nghiệp và giới hàn lâm. Gần đây, thế hệ Foresight thứ ba có khuynh hướng xã
hội mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội liên quan, nhằm nghiên cứu những vấn đề liên ngành.
Năm 1996, tổ chức OECD đã phân tích những đề án Foresight do một số nước trong OECD tiến hành, nhằm đưa ra những kết luận về tính hữu ích của Foresight trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển khoa học, cơng nghệ. Viện chính sách khoa học, cơng nghệ quốc gia Nhật Bản (NISTEP) đã có đóng góp tích cực vào phát triển hoạt động Foresight thông qua hội nghị quốc tế về Foresight (3–2000) tại Tokyọ Nhật Bản cũng thành lập một Phòng (Division) chịu trách nhiệm tiến hành thường xuyên các điều tra Delphị Tại Anh, bộ phận nghiên cứu về Foresight được đặt tại Văn phòng khoa học, công nghệ. Nhiều tổ chức tương tự đã tiến hành nghiên cứu Foresight tại các nước: Canada, Newzeland, Trung Quốc, Nam Phi, Hungari, Thái Lan; còn ở một số nước khác (Áo, Thụy Điển) cơ quan Hàn lâm chịu trách nhiệm nghiên cứu Foresight.
Đến nay, Foresight đã phát triển thành các dự án nghiên cứu chung giữa nhiều nước thuộc hai tổ chức, đó là: Trung tâm Foresight công nghệ (CTF) của
APEC đặt tại Thái Lan quan tâm đến vùng Châu Á – Thái Bình Dương, và Viện nghiên cứu các cơng nghệ có triển vọng (IPTS) đặt tại Seville (Tây Ban Nha) hoạt động cho châu Âụ Tổ chức Phát triển công nghệ Liên hiệp quốc (UNIDO) gần đây đã tiến hành các chương trình đào tạo về Foresight ở phạm vi vùng cho châu Mỹ La tinh và Đông Âụ
Ý tưởng thành lập CTF của APEC được đưa ra lần đầu tại Hội nghị các bộ trưởng APEC về hợp tác khoa học, công nghệ tại Bắc Kinh năm 1995. CTF ra đời vào tháng 2 năm 1998, đặt tại Bangkok với sự bảo trợ của Cơ quan phát triển khoa học, công nghệ Thái Lan, nhằm lôi kéo các nền kinh tế thành viên APEC
tham gia với sự hỗ trợ của các chuyên gia Foresight công nghệ quốc tế và sự tài trợ của các nước thành viên. Mục tiêu chủ yếu của CTF là “phát triển và phổ biến năng lực Foresight tới các nền kinh tế APEC thông qua các đề án nghiên cứu có sự tham gia của nhiều nước thành viên, thông qua các lớp đào tạo, tư vấn và các hoạt động khác”.
Đến nay, CTF đi đầu trong tiến hành các Foresight ở qui mô quốc tế thông qua bốn nghiên cứu Foresight của vùng APEC theo các chủ đề quan trọng, đã có tới 17/21 nước thành viên tham gia những dự án nàỵ Hiện tại, CTF cũng nhận được sự hỗ trợ của APEC đối với hai dự án nghiên cứu Foresight về NanoTechnology năm 2001 và Thực phẩm biến đổi gen (GMF) năm 2002.
Những nghiên cứu Foresight của CTF có những đặc điểm sau:
– Thường tiến hành cho tầm nhìn từ 5 đến 30 năm và thường kéo dài qua ba chu kỳ kinh doanh;
– Thường bao gồm các bên là: Chính phủ, các tổ chức khoa học/xã hội và các công ty nhằm xác định phương hướng, lựa chọn ưu tiên và tận dụng các cơ hội;
– Khi tiến hành Foresight cơng nghệ, có xét đến ảnh hưởng của công nghệ mới (cơ hội và rủi ro), tác động xã hội theo cách tiếp cận “công nghệ đẩy” hoặc “xã hội kéo”;
– Mục đích chủ yếu của nghiên cứu Foresight là đưa ra những quyết định tốt hơn, để làm chủ và sáng tạo ra tương laị
Qua những nghiên cứu Foresight được tiến hành tại các nước, có thể rút ra một số kết luận tổng quát sau đây:
– Foresight ngày càng có giá trị như là một công cụ hoạch định chiến lược/chính sách và xác định các ưu tiên;
– Các nghiên cứu Foresight phải tính đến những bất định, phải thừa nhận rằng: tương lai về cơ bản là không thể dự đốn được và ln có hàng loạt kịch
bản có thể xảy ra;
– Cần phải thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng chuyên gia, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà bao gồm cả các chuyên gia về xã hội;
– Các nghiên cứu Foresight chỉ có thể vạch ra những hướng chủ yếu, việc lựa chọn tiếp những công nghệ cụ thể cần được xác định dựa trên những yếu tố về thị trường, tài nguyên, gắn với các yếu tố văn hoá và xã hộị