Những điểm mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ cấp tỉnh, áp dụng cho tỉnh quảng ninh giai đoạn 2006 2020 (Trang 70 - 73)

công nghệ của tỉnh Quảng Ninh

Kết quả của việc nghiên cứu môi trường bên trong – tức là nghiên cứu đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh (từ mục 2.2.1.1 đến mục 2.2.1.4), sử dụng ma trận SWOT, chúng ta có thể nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh Quảng Ninh như sau:

1.Những điểm mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển khoa học, công nghệ nghệ

Trong phần này đề cập đến bốn điểm mạnh mang tính chất nội sinh đối với q trình phát triển khoa học, công nghệ của Quảng Ninh.

Quảng Ninh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khoa học, công nghệ

– Nằm ở Đông Bắc của Việt Nam, là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế động lực phía Bắc, Quảng Ninh có những điều kiện rất khả quan để tạo ra sự liên kết trong hoạt động khoa học, cơng nghệ.

Xét về trình độ khoa học, công nghệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì Hà Nội xứng đáng là một trung tâm hàng đầu của đất nước. Hà Nội – Quảng Ninh có khoảng cách khơng đáng kể trong giao lưu, hợp tác khoa học, công nghệ khi giao thông đường bộ, đường thuỷ, trao đổi thông tin qua mạng đã được hiện đại hoá một bước như hiện naỵ Vấn đề cịn lại là đề ra được chính sách, cơ chế để biến nó thành hiện thực .

Nằm kề sát Quảng Ninh là thành phố Hải Phòng, với điều kiện địa lý, tự nhiên khá tương đồng, có trình độ khoa học, cơng nghệ nhỉnh hơn Quảng Ninh một chút, cũng tạo ra khả năng liên kết phát triển khoa học, công nghệ thuận lợị

Hoàn toàn hiện thực với ý tưởng tạo ra sự liên kết khoa học, công nghệ của 3 cực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Ý tưởng này có thể thực thi nhanh, tiết

kiệm chi phí, mang lại hiệu quả tức thì. Trên thực tế, sự liên kết này đã tự hình thành đã khá lâu trong thời kỳ kinh tế bao cấp, mạnh hơn trong thời kỳ kinh tế thị trường nhưng chưa được định hướng mạnh mẽ, chưa hoàn thiện. Nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến điều này là do thiếu một quyết định mạnh mẽ, thiếu một cơ chế hiệu dụng của nhà nước trung ương và địa phương.

– Quảng Ninh tiếp giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên bộ, trên biển, tạo ra cơ hội liên kết khoa học, cơng nghệ có tính chất trực tiếp.

Trong những năm gần đây, khoa học, công nghệ Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhảy vọt. Đó là kết quả nhiều năm thực hiện chính sách hiện đại hố khoa học, công nghệ của nước bạn. Kinh nghiệm phát triển khoa học, công nghệ của Trung Quốc là tài sản q giá để Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có thể học tập, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của chính mình.

Sản phẩm của sự phát triển khoa học, công nghệ Trung Quốc là các cơng nghệ sản xuất trình độ cao, giá thành dễ chấp nhận hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước phát triển khác. Do đó, có thể coi các cơng nghệ trình độ cao mang nhãn hiệu Trung Quốc là đối tượng khả dĩ trong bài toán nhập chọn lọc thông minh công nghệ của Quảng Ninh.

– Điều kiện tự nhiên Quảng Ninh có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà khoa học, công nghệ.

Khả năng giao lưu chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, cơng nghệ của Quảng Ninh với thế giới là thuận lợị Với thắng cảnh nổi tiếng thế giới – vịnh Hạ Long, Quảng Ninh có sức lơi cuốn các nhà khoa học trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh. Trong những điều kiện như vậy, nếu có bàn tay dàn xếp khơn khéo, các hoạt động khoa học, cơng nghệ có thể được bàn bạc, trao đổi, hợp tác, chuyển giao từ những chuyến viếng thăm đầu tiên. Cần nhấn mạnh rằng, các sáng kiến hợp tác khoa học, công nghệ không phải lúc nào cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế. Lao động khoa học, công nghệ là loại hình lao động đặc biệt và vì vậy không

gian sống, điều kiện tự nhiên hấp dẫn, nhiều khi trở thành sức hút đối với các nhà khoa học, cơng nghệ trình độ caọ

b.Khoa học, cơng nghệ Quảng Ninh có đối tượng tác động giàu tiềm năng và rất khả quan để mang lại lợi ích kinh tế lớn

Khoa học, cơng nghệ có thể xem là một loại công cụ để tác động lên các đối tượng tự nhiên, xã hội, nhằm tạo ra những lợi ích (vật chất và phi vật chất) phục vụ con ngườị Như vậy, khoa học, công nghệ cần phải có đối tượng tác động khả dĩ, hay nói cách khác là cần có đất để dụng võ. Quảng Ninh có điều đó, Quảng Ninh có ưu thế đặc biệt về một số loại tài nguyên: tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển.

c.Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khoa học, cơng nghệ nói riêng của Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2001 – 2005

Như ở phần 1 đã trình bày, nguồn nhân lực của Quảng Ninh là khá dồi dàọ Điểm mạnh ở đây là nguồn nhân lực trẻ. Tỷ lệ người lao động đã được đào tạo của Quảng Ninh cũng ở mức cao so với mức trung bình của cả nước. Có thể xem đây là một điểm mạnh đáng kể của Quảng Ninh, trước hết, trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, và sau đó, trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Chúng ta hồn tồn có thể tin cậy vào đội ngũ những người lao động đã được đào tạo này, họ có khả năng tiếp thu, làm chủ, cải tiến các công nghệ nhập mà chỉ cần thông qua những khoá đào tạo bổ sung, cập nhật ngắn ngàỵ

d.Sau gần 20 năm đổi mới, với nhiều thành tựu quan trọng, con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Quảng Ninh đã được định hình, nền kinh tế của tỉnh đã có được một tiềm lực nhất định

Sau gần 20 năm đổi mới, với nhiều thành tựu như Báo cáo Chính trị của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã tổng kết, có thể khẳng định rằng, con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tỉnh Quảng Ninh đã được định hình; Nền kinh tế Quảng Ninh đã có một tiềm lực to lớn so với nhiều tỉnh,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ cấp tỉnh, áp dụng cho tỉnh quảng ninh giai đoạn 2006 2020 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)