Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 83)

3.4. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định

3.4.1. Giải pháp chung

Trang trại là một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của các trang trại được quyết định bởi các nhân tố bên ngoài và các điều kiện bên trong (khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của trang trại). Chính vì vậy, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại phải được tác động từ các phía: từ bên ngồi - các giải pháp vĩ mơ và bên trong - các giải pháp vi mô.

Các giải pháp vĩ mô được thực hiện trước hết bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp nhằm tạo tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho sự ra đời và phát triển kinh tế trang trại theo đúng quan điểm và định hướng đã được xác định.

Các giải pháp vi mô được đưa ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của các trang trại từ việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào, quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm của trang trại.

Các giải pháp cụ thể này được áp dụng và thực hiện bởi các chủ trang trại trong những điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi trang trại nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao, phát triển bền vững.

Yên Định và những định hướng, quan điểm nêu trên. Tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại của huyện trong giai đoạn hiện nay như sau:

3.4.1.1. Giải pháp về vốn

Nhu cầu về vốn là một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế trang trại, điều đó địi hỏi phải có chính sách vay vốn, tín dụng phù hợp đối với loại hình kinh tế này. Sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thơn hiện nay cịn có nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung giải quyết nhu cầu cho vay kinh tế hộ gắn với chương trình xố đói giảm nghèo, định canh định cư.

Vì vậy, việc làm cấp thiết nhất hiện nay là cần xác định tư cách pháp nhân của trang trại để có cơ sở pháp lý cho thực hành các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng. Nhiều chủ trang trại muốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn vẫn đang là khó khăn phổ biến và lớn nhất. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn với mức cho vay lớn hơn mới đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi để thực hiện cho vay khơng cần thế chấp, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.

Xây dựng mơ hình quan hệ tay ba giữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương nghiệp, chế biến và ngân hàng nơng nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.

- Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký.

- Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá cả phù hợp.

Mức cho vay bình quân một trang trại tối thiểu hiện nay cũng phải đạt khoảng 300 triệu đồng tuỳ theo loại hình và nhu cầu đầu tư cụ thể của chủ trang trại. Thời hạn cho vay ngắn hạn là 12 tháng, trung hạn từ 12 đến 60 tháng và dài hạn từ 60 tháng trở lên. Về lãi suất cho vay nên giảm cho việc phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện tốt nghị định Số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, của chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

Dành một phần thoả đáng vốn chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn tài trợ, viện trợ quốc tế …, cho các trang trại vay để đầu tư sản xuất. Khuyến khích các chủ trang trại tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, bạn bè, người thân để đầu tư phát triển từ nguồn nội lực, Thực tế cho thấy vốn tự có của các trang trại luôn là nguồn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của trang trại. Vì vậy bản thân các chủ trang trại trước hết cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề vốn của mình theo phương thức lấy ngắn ni dài để từ đó thực hiện tích luỹ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.

Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể nhằm khẳng định tư cách pháp nhân và địa vị pháp lý của chủ trang trại trong các quan hệ huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất của chủ trang trại..

3.4.1.2. Giải pháp đào tạo, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ và quản lý trang trại và lao động.

Nhân tố con người và nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động làm việc trong các trang trại. Việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho các chủ trang trại cần tập trung vào những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và

quản lý sản xuất kinh doanh, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ mới, cách lập và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý và hạch toán kinh tế trong trang trại…

Trước mắt cần thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại năng lực trình độ thực tế của chủ trang trại và các vấn đề mà họ quan tâm để có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp, nội dung tập huấn, bồi dưỡng tập trung vào kỹ thuật canh tác các cây trồng, vật nuôi cụ thể và nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại.

Về căn bản địa phương phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nơng thơn, nơng nghiệp nói chung và cho phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Đây là việc làm hết sức cần thiết để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nơng thơn phát triển. Về hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhưng về chủ đạo Nhà nước phải có chương trình, dự án quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thơn nơng nghiệp, trong đó đối tượng hưởng lợi có cả các trang trại.

Đối với lao động làm thuê trong các trang trại cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng thành những lao động có kỷ luật, kỹ thuật và tay nghề vững vàng. Đồng thời Nhà nước cần có các quy định ràng buộc chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ giữa chủ trang trại và người làm thuê trong các hợp đồng lao động để các bên hoàn toàn thoả mái, yên tâm dưới sự bảo vệ của pháp luật Nhà nước.

3.4.1.3. Giải pháp về đất đai - cơ sở hạ tầng

Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, đây cũng là mối bận tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại. Vì vậy chính sách đất đai của địa phương cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất.

- Cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.

- Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại để họ yên tâm sản xuất và có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Khuyến khích các chủ trang trại khai thác sử dụng đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc, mặt nước để phát triển kinh tế trang trại.

- Cần khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất để tạo tiền đề cho quá trình chuyển từ sản xuất nông hộ lên kinh tế trang trại một cách thuận lợi, không thể áp đặt bằng mệnh lệnh mà phải theo nguyên tắc tự nguyện. Trước tiên là khuyến khích việc dồn đổi ruộng đất là chính.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện; quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và các ngành liên quan. Huyện phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xác định cụ thể các vùng chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi, gắn chuyên canh với đa canh để phát huy tối đa các lợi thế các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương. Từ đó, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, từng địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nơng thơn của tỉnh, của huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến nhằm khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Nhà nước có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng nông thôn giúp cho kinh tế trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhà nước đầu tư xây dựng các khu, cụm kinh tế, văn hoá với hệ thống hạ tầng văn hoá, xã hội, xây dựng các hồ đập chứa nước, các trạm bơm, hệ thống kênh dẫn phục vụ tưới tiêu. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo giao thông, vận chuyển và đi lại thuận lợi. Đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống điện, thông tin liên lạc, phát triển thị trường dịch vụ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

3.4.1.4. Giải pháp liên quan đến thị trường

địa phương là khá lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại vẫn là một khâu quyết định đến thành công của hoạt động sản xuất trang trại, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Trước hết: cần khẩn trương định hình quy hoạch phát triển các vùng chun mơn hố sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến để giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu cho kinh tế trang trại, tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu ớt xuất khẩu, hoa quả, thịt bò, gà sạch, lợn nạc…Nhà nước cần đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghiệp chế biến, xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm…

- Thứ hai: cần mở rộng và phát triển mạnh hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc kinh doanh các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, cho kinh tế trang trại nói riêng. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ cho sản xuất.

- Thứ ba: Nhà nước cần có cơ chế và hình thức cụ thể để tăng cường dự báo thị trường và cung cấp thông tin cho các trang trại, hỗ trợ, giúp đỡ các trang trại từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

- Thứ tư: mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao hiểu biết cho các chủ trang trại về thị trường và cung cách làm ăn trong cơ chế thị trường. Hướng dẫn các trang trại trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp thu thập và xử lý các thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

* Đối với thị trường các yếu tố đầu vào.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vào thị trường này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị, cơng cụ cho sản xuất nơng nghiệp.

- Nâng cao vai trị chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ sở nghiên cứu trong sản xuất và cung cấp giống cây trồng vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất của các trang trại.

- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn giúp các trang trại nhanh chóng tiếp cận với các yếu tố của thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Các cơ quan chức năng của Nhà nước, địa phương cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động mua bán, trao đổi vật tư, nguyên liệu hàng hố có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và giá cả phù hợp.

* Đối với thị trường các yếu tố đầu ra.

- Nhà nước cần có cơ chế và hệ thống cung cấp thơng tin thị trường chuyên ngành đến các cấp chính quyền địa phương và nơng dân về thị trường và dự báo thị trường làm công cụ định hướng cho kế hoạch sản xuất trong các trang trại.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh các dịch vụ thu mua, chế biến và bảo quản hàng hố nơng sản. từng bước hình thành các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản một cách ổn định.

- Củng cố và mở mang thêm các chợ nông thôn, chợ đầu mối, các khu, cụm công nghiệp - đô thị, các trung tâm thương mại để mở rộng thị thường tiêu thụ và xúc tiến thương mại.

* Nâng cao khả năng tiếp thị cho các chủ trang trại.

- Tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh bám sát nhu cầu thị trường, yêu cầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã được thương thảo, ký kết với khách hàng.

- Sản xuất kinh doanh của trang trại phải đi liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Có chiến lược nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu cạnh tranh trên thị trường.

Hình thành các mối liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các trang trại để tăng cường sức mạnh kinh tế, bảo vệ quyền lợi và giảm bớt rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.4.1.5. Giải pháp về chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh tế trang trại

Công tác khuyến nông trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều đóng góp và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 83)