Giải pháp cụ thể cho loại hình kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 89)

3.4. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định

3.4.2. Giải pháp cụ thể cho loại hình kinh tế trang trại

3.4.2.1. Đối với trang trại trồng trọt

* Đối với các trang trại trồng cây hàng năm.

Nên tập trung xã vùng bằng, vùng có lợi thế so sánh cao; đồng thời chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp, không chủ động được nước tưới sang trồng thâm canh, tạo vành đai thực phẩm cho thị xã đối với các loại rau, đậu theo hướng sạch; trồng hoa thương phẩm các loại phục vụ cho nhu cầu thị trường.

* Đối với các trang trại cây lâu năm, cây ăn quả.

Trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả trên địa bàn huyện là loại hình trang trại có nhiều ưu thế phát triển với các sản phẩm chủ lực là sản xuất cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đại gia súc được đánh giá là loại hình trang trại có mức thu nhập khá và tương đối ổn định, với nguồn gốc từ kinh tế hộ qua tích luỹ phát triển lên thành

kinh tế trang trại. Ngoài những giải pháp trên bình diện chung đã đưa ra để thực hiện cho các loại hình trang trại, tôi xin đề cập một số giải pháp riêng cho loại hình trang trại này như sau:

- Các trang trại trồng cây lâu năm trên địa bàn hiện nay đang đứng trước một số thực trạng khó khăn trong sản xuất cây ăn quả.

Cây ăn quả, khó khăn, hạn chế lớn nhất vẫn là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; vì các sản phẩm sản xuất chủ yếu của các trang trại trên địa bàn là các cây ăn quả phổ biến như Vải, Nhãn, Cam, Hồng Xiêm,… mặc dù luôn được mùa nhưng thường mất giá và khó khăn trong khâu tiêu thụ, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường trái cây tự do. Đây cũng là tình hình chung hiện nay và rất cần được Nhà nước quan tâm, quy hoạch và thu hút đầu tư các cơ sở công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân nói chung và cho các trang trại nói riêng. Về phía các trang trại, cũng cần phải nỗ lực tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngồi. Bên cạnh đó, cần thực hiện trồng xen canh cây hàng năm để tận dụng diện tích và bù đắp chi phí theo phương châm lấy ngắn ni dài.

- Đối với Nhà nước và địa phương cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả đối với các xã phía tây của huyện như Yên Bái, Yên Trung, Yên Tâm, Yên Lâm... gắn với kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ, giải quyết tốt vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy mạnh các chương trình dự án đầu tư cải tạo và nâng cao chất lượng giống cây ăn quả, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông đi đôi với việc giải quyết tốt nhu cầu về vay vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất nói chung và cho các trang trại nói riêng.

- Đối với các chủ trang trại cần tập trung cải tạo vườn tạp, hoàn thiện phương thức canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư nhiều hơn vào các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

3.4.2.2. Đối với trang trại chăn nuôi

chăn nuôi lợn hướng nạc là chủ yếu, ngồi ra cịn một số mơ hình chăn ni Bị, chăn nuôi gia cầm.

Cần tập trung vào các giải pháp ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi mà trước hết là về giống, công tác thú y, quản lý tốt nguồn giống từ bên ngoài, phấn đấu chủ động được con giống tại địa phương, tăng cường công tác phịng chống, kiểm sốt bệnh dịch.

Trên địa bàn huyện đã có doanh nghiệp đầu tư cơ sở công nghiệp chế biến Thịt, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hình thành các trang trại, các hộ chăn nuôi lợn, gà tạo vùng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ thịt cung cấp cho Thị trường.

Bên cạnh đó từ 2013 trên địa bàn trị trấn Thống Nhất đã liên kết với công ty Vinamilk xây dụng trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi tại đây nên mở ra hướng đi tiêu thụ sản phẩm và hình thành các trang trại bò sữa cũng như vùng ngun liệu tại địa phương.

Vì vậy, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển loại hình trang trại chăn ni bị sữa trên địa bàn.

Tuy nhiên, việc phát triển chăn ni bị sữa tuy đạt hiệu quả cao song yêu cầu về vốn đầu tư lớn, địi hỏi quy trình kỹ thuật chăm sóc về sinh sản, dinh dưỡng và thú y vượt quá khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của người sản xuất nên các trang trại cần phải có sự kết hợp với chăn ni bị thịt để hạn chế yếu tố rủi ro trong sản xuất.

Trang trại chăn ni, nhất là chăn ni Bị sữa, Lợn, gia cầm là loại hình sản xuất kinh doanh địi hỏi lượng vốn đầu tư lớn so với các loại hình trang trại khác. Do vậy, cần đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn đầu tư dưới nhiều hình thức như việc huy động vốn qua mơ hình quan hệ tay ba giữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương nghiệp, chế biến và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ bằng các hợp đồng kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là:

- Quan hệ về cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại giữa doanh nghiệp với trang trại.

- Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng. Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký.

- Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho cho doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá cả phù hợp.

Một giải pháp thiết thực khác là: đẩy mạnh phát triển mơ hình chăn ni gia cơng để tranh thủ sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật theo quy trình chăn ni khép kín từ khâu cung ứng con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm; đảm bảo chủ động phòng, chống dịch bệnh, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi. Đây cũng là kinh nghiệm và là hướng đi có nhiều triển vọng trong phát triển trang trại chăn nuôi hiện nay.

3.4.2.3. Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản

* Đối với tổ chức sản xuất.

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trị hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người ni, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông, ngư dân. Người nuôi ổn định phát triển sản xuất khi tham gia liên kết với doanh nghiệp đảm bảo thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với người nuôi, đồng thời cũng yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Thí điểm, nhân rộng mơ hình người ni, người cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng góp cổ phần, tạo mối liên kết hữu cơ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích người nơng dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để cùng với doanh nghiệp phát triển nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.

Tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mơ hình kinh tế hợp tác, các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng nông dân tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống…

Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở ni trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi trồng thủy tại các xã ven sơng, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường.

* Đối với cơng tác quản lý nhà nước.

Rà sốt, xây dựng, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng các vật tư (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,...).

Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, môi trường dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo mơi trường, hóa chất và thuốc thú y… ở tất cả các khâu.

3.4.2.4. Đối với trang trại tổng hợp

Loại mơ hình trang trại này có quy mơ diện tích khá, đa dạng về cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm. Vì vậy, các chủ trang trại cần chú trọng trong việc xác định hướng kinh doanh chun mơn hố, xác định một vài ngành kinh doanh mũi nhọn.

Các trang trại cần mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, trước hết ưu tiên các loại cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao, thu hẹp quy mô sản xuất các sản phẩm cho hiệu quả kinh tế thấp để tập trung được nguồn vốn đầu tư cho các sản phẩm chủ lực.

Các loại hình trang trại tổng hợp ở đây chủ yếu là các mơ hình trồng kết hợp chăn ni, thủy sản do vậy cần chú ý kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, kết hợp phát triển trồng trọt với chăn nuôi để khai thác triệt để lợi thế phát triển của mơ hình sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Nguồn gốc các trang trại tổng hợp trên địa bàn chủ yếu được hình thành và phát triển từ các mơ hình kinh tế VAC. Vì vậy, việc phổ biến và nhân rộng các mơ hình kinh tế này là giải pháp khá thiết thực để phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Trong đó, trọng tâm là việc cải tạo vườn tạp, trồng cây lâu năm, gắn với phát triển chăn nuôi. Đối với những diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả cần mạnh dạn chuyển đổi sang làm vườn, trồng cây ăn quả, cây dược liệu kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy nhanh cuộc vận động dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất quá manh mún, nhỏ lẻ.

Tóm lại: để kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển nhanh, vững chắc

cần rất nhiều những giải pháp cụ thể, thiết thực và phải được sự quan tâm tiến hành triển khai từ rất nhiều phía. Trong khn khổ của đề tài nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung đề cập đến các giải pháp kinh tế và các giải pháp thực thi cụ thể.

Ở tầm vĩ mơ, đó là các giải pháp về quy hoạch gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách đầu tư tín dụng, đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách thị trường,....

Tập trung đi sâu vào các giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất tập trung, quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại tập trung gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xác định địa vị pháp lý cho kinh tế trang trại, giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các trang trại.

Các giải pháp thực thi cụ thể được thực hiện chung cho các loại hình kinh tế trang trại mà trước hết là việc nâng cao trình độ cho các chủ trang trại và tạo ra các mơ hình liên kết để sản xuất kinh doanh các trang trại có hiệu quả.

Bên cạnh đó là các giải pháp riêng áp dụng cho từng loại hình kinh tế trang trại hiện có trên địa bàn. Trong các giải pháp đã được đề cập, theo chúng tôi hiện nay cần tập trung trước hết vào bốn giải pháp cơ bản và cấp bách đó là:

- Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng. - Giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các trang trại.

- Cấp giấy phép kinh doanh cho các chủ trang trại nhanh chóng kịp thời để có đầy đủ tư cách pháp lý thực hiện các hợp đồng kinh tế.

- Xác định rõ địa vị pháp lý, thực hiện chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại. Trên cơ sở đó, làm rõ trách nhiệm cụ thể của các đối tượng có liên quan trong việc thực thi các giải pháp đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 89)