Những nhận xét đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 58)

2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

2.3.2. Những nhận xét đánh giá chung

2.3.2.1. Hiệu quả về mặt xã hội

Kinh tế trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà cịn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Yên Định nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất ở các lĩnh vực nông nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biến những diện tích trước kia khơng cho thu nhập hay thu nhập khơng đáng kể trở thành những cánh đồng có thu nhập cao, biến những đoạn sông cắt trở thành những vùng kinh tế.

Các chủ trang trại đã đầu tư vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân trên địa bàn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nơng thơn.

Kinh tế trang trại phát triển cịn là động lực thúc đẩy việc hình thành và triển loại hình kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức, giữa các trang trại và các thành viên kinh tế khác như: HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các nhà máy chế biến nông sản, các công ty xuất khẩu nơng sản, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp nông thôn phát triển.

Kinh tế trang trại như là một điểm sáng, là một mơ hình tốt cho các hộ nơng dân học tập. Nhờ có những mơ hình trang trại, người nơng dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.

2.3.2.2. Hiệu quả về môi trường nông thôn

Mục tiêu chính của hoạt động trang trại là phát triển kinh tế nhưng không thể xem nhẹ việc bảo vệ mơi trường sinh thái, có như vậy mới đảm bảo được quá trình sản xuất ổn định bền vững và lâu dài. Phát triển trang trại tại huyện Yên Định đã có vai trị và tác động rõ rệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái thông qua thực hiện các mơ hình kinh tế trang trại. Với các trang trại trồng trọt sản xuất tập trung đã giúp các trang trại cân đối được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thải ra mơi trường, làm mơ hình điểm cho các hộ dân học tập và làm theo. Vấn đề vệ sinh mô trường càng được chú trọng trong các trang trại chăn nuôi, với quy mô nuôi tập trung và số lượng lớn nếu các trang trại khơng đảm bảo vệ sinh mơi trường thì nguy cơ đầu tiên sẽ là nguồn gây bệnh cho đàn của trang trại, tiếp đến ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân nên 100% các trang trại đã sử dụng hệ thống bioga để trang bị cho các trang trại sử lý chất thải, đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường. Bên cạnh đó trong chính sách quy hoạch của chính quyền đã quy hoạch khu trang trại ra xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

2.3.2.3. Hiệu quả về mặt kinh tế

Năm 2014 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định đạt 1.062,8 tỷ đồng, theo đó giá trị sản lượng hàng hóa của các loại hình kinh tế trang trại và mơ hình gia trại trên địa bàn huyện chiếm khoảng 13,2% giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp, đạt 140.368,4 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất từ lĩnh vực chăn nuôi chiếm 10,2%; Giá trị sản xuất từ lĩnh thủy sản đạt 26.073,6 triệu đồng chiếm 2,5%; Giá trị sản xuất từ lĩnh vực trồng trọt chiếm 0.05%. Qua đó cho thấy trong những năm vừa quy huyện đã đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tập trung tăng tỷ trọng của các ngành chủ lực trong nông nghiệp nhu chăn nuôi, thủy sản phát huy thế mạnh tại địa phương để phát triển kinh tế trang trại ngày càng mở rộng ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)