Về quy mô các nguồn lực sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 53)

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Định tỉnh Thanh

2.2.4. Về quy mô các nguồn lực sản xuất của trang trại

2.2.4.1. Về quy mô đất đai của trang trại

Qua bảng 2.3 cho thấy quy mơ diện tích đất của trang trại phụ thuộc vào từng loại hình trang trại cụ thể, trong đó trang trại thủy sản thường có quy mơ diện tích lớn nhất đạt 8,6 ha, trang trại chăn ni có quy mơ diện tích nhỏ nhất đạt 1,43 ha. Mặt khác cơ cấu sử dụng đất cũng khác nhau cơ bản và phản ánh rõ rệt xu hướng sản xuất đặc trưng nhất của các loại hình trang trại. Cụ thể: Đối với trang trại trồng trọt chủ yếu diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp chiếm 94,12%, trong đó tập trung diện tích cho trồng cây hàng năm và trồng lúa nước với 1,9 ha/trang trại chiếm 55,89%. Đối với trang trại chăn nuôi tỷ lệ dùng đất cho chăn nuôi khá cao chiếm 41,96% nguyên nhân chủ yếu là các trang trại chăn ni theo hình thức tập trung, sử dụng thức ăn cơng nghiệp nên diện tích trồng cỏ cho chăn ni ít, chỉ chiếm 3,5%. Đối với trang trại ni trồng thủy sản diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm đến 74,42%. Riêng đối với các trang trại tổng hợp thì khá cân đối đất trồng của các mục đích khác nhau như đất chăn nuôi, đất trồng cỏ chăn nuôi, đất lâu năm chiếm 10,71%. Đất trồng cây hàng năm là 28,58%, đất trồng lúa là 14,29% và đất nuôi trồng thủy sản là 25% nguyên nhân các trang trại tổng hợp thường cơ cấu đa dạng các cây trồng vật nuôi phù hợp khơng chun mơn hóa sản phẩm nào.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất theo các loại hình trang trại năm 2014

ĐVT: ha

Chỉ tiêu

Bình quân phân theo loại hình trang trại Trồng trọt Chăn ni Thủy sản Tổng hợp

SL % SL % SL % SL %

Diện tích đất trang trại 3,4 100 1,43 100 8,6 100 2,8 100

1. Đất sản xuất nông nghiệp 3,2 94,12 1,2 83,92 2,2 25,58 2,1 75,00

Đất trồng cây hàng năm 1 29,41 0,35 24,42 0,3 3,49 0,8 28,58

Đất trồng lúa 1,9 55,89 0 0 1,1 12,78 0,4 14,29

Đất chăn nuôi 0 0 0,6 41,96 0,2 2,33 0,3 10,71

Đất trồng cỏ chăn nuôi 0,2 5,88 0,05 3,50 0,2 2,33 0,3 10,71 Đất trồng cây lâu năm 0,1 2,94 0,2 13,99 0,4 4,65 0,3 10,71

2. Đất nuôi trồng thủy sản 0,2 5,88 0,23 16,08 6,4 74,42 0,6 25,00

Việc sử dụng đất theo mục đích đã phản ánh xu hướng sản xuất đặc thù của mỗi loại hình trang trại, cho thấy được sự quy hoạch sử dụng đất ban đầu khá hợp lý. Đây là sở để chủ trang trại có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, giống, đầu vào… cho q trình sản xuất.

2.2.4.2. Về quy mơ lao động của trang trại

Bảng 2.4. Quy mô lao động của các trang trại tại các xã, thị trấn

Đơn vị tính: người Xã, thị trấn Tổng số lao động tham gia sản xuất của trang trại Trong đó Bình qn lao động/1 trang trại

Th ngồi Lao động tự có của chủ trang trại Lao động thường xuyên Lao động thời vụ Quý lộc 89 6 42 41 4.2 Định Hải 12 6 6 6.0 Yên Trường 11 7 2 2 3.7 Định Long 10 5 1 4 5.0 Yên Thọ 35 9 13 13 4.4 Định Hòa 28 1 14 13 5.6 Định Liên 21 15 6 4.2 Yên Phong 22 5 11 6 7.3 Yên Bái 27 4 9 14 3.0 Yên Lâm 25 2 18 5 12.5 Định Công 6 1 3 2 6.0 Yên Thái 36 5 19 12 7.6 Yên Trung 21 2 11 8 7.0 Định Tăng 9 4 4 1 9.0 Định Tường 40 7 18 15 5.0 Định Tân 42 8 17 17 5.3 Yên Thịnh 38 32 6 19.0 Yên Ninh 14 7 3 4 7.0 Định Bình 36 22 14 7.2 Yên Hùng 3 1 2 3.0 Định Tiến 4 2 1 1 4.0 Yên Tâm 17 3 6 8 5.7 Yên Phú 7 2 3 2 7.0 Yên Giang 4 2 2 4.0 Yên Lạc 8 1 4 3 8.0 TT Thống Nhất 6 1 2 3 6.0 Cộng 571 91 270 210 5.5

Theo số liệu thống kê của phịng Thống kê huyện thì dân số của huyện n Định là 162.750 nhân khẩu. Cả huyện có trên 88.724 lao động trong độ tuổi, trong đó có 85.973 số lao động được sắp xếp việc làm. Phần lớn các trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính, một số có th thêm lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công thoả thuận giữa hai bên. Tiền công thời vụ thường giao động từ 100.000 - 150.000đ/ngày cơng, cịn đối với lao động thường xun, khoảng 3.000.000đ/tháng. Bình quân mỗi trang trại có khoảng 5,5 lao động, trong đó của chủ trang trại bình quân là 2,02 người/trang trại, lao động thuê mướn thường xuyên là 0,88 người/trang trại. Các trang trại có tỷ lệ thuê mướn lao động theo thời vụ chủ yếu là các trang trại trồng trọt và tổng hợp phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọt và tổng hợp là theo thời vụ.

Bảng 2.5. Trình độ lao động tại trang trại

Chỉ tiêu

Loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn ni Thủy sản Tổng hợp

SL % SL % SL % SL %

1. Lao động BQ 1 trang trại

(người/TTr) 3 100 3 100 3.2 100 2.62 100

1.1. Lao động của Chủ hộ 2,75 91,67 1,8 60,00 2,5 78,13 2,1 80,15 1.2. Lao Động thuê thường xuyên 0,25 8,33 1,2 40,00 0,7 21,88 0,51 19,47

2. Trình độ chun mơn, kỹ thuật của Lao động

2.1. Chưa qua đào tạo 3 100 2,04 68,00 2,2 68,75 1,68 64,12

2.2 Sơ cấp 0 0 0,51 17,00 0,63 19,69 0,47 17,94

2.3 Trung cấp 0 0 0,3 10,00 0,31 9,69 0,32 12,21

2.4 Cao đẳng 0 0 0 0 0,08 2,50 0,09 3,44

2.5 Đại học 0 0 0,15 5,00 0,08 2,50 0,06 2,29

3 Lao động thời vụ 11 366,67 1 33,33 1,8 56,25 4,38 167,18 (Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp từ các chủ trang trại) Qua bảng 2.5 cho thấy đối với lao động thường xuyên trong trang trại gần như số trang trại sử dụng lao động tại gia đình chiếm tỷ lệ lớn như trang trại trồng

trọt chiếm tỷ lệ cao 91,67%; Trang trại tổng hợp 80,15%. Lao động thuê thường xuyên của trang trại trồng trọt là nhỏ nhất chỉ chiếm 8,33% và cao nhất là trang trại chăn nuôi với 40% lao động thuê làm thường xuyên. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của các trang trại. Về cơ bản các trang trại chăn ni có như cầu nhân lực ổn định và lâu dài hơn các trang trại trồng trọt vì ngành chăn ni hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên không theo mùa vụ như các trang trại trồng trọt. Điều này phản ảnh rõ hơn ở cơ cấu lao động theo thời vụ. Đối với các trang trại trồng trọt thì lao động theo thời vụ rất lớn, trung bình có tới 11 lao động cho một trang trại theo thời vụ chiếm 366,67% so với lao động thường xuyên.

Về trình độ chun mn, kỹ thuật lao động nhìn chung lao động chưa qua đào tạo còn rất lớn như với trang trại trồng trọt là 100% lao động chưa qua đào tạo tiếp đó là ngành thủy sản, chăn ni với 68,75% và 68% cuối cùng là tổng hợp với 64,12%. Những con số này phản ánh mức độ rủ do của các trang trại là rất lớn khi các ứng dụng tiến bộ khoa học sẽ chậm đi vào các trang trại khi trình độ lao động thấp kém. Các trang trại phát triển phần lớn vẫn dựa vào kinh nghiệm của chủ trang trại là chính.

2.2.4.3. Về quy mô vốn của trang trại

Qua bảng 2.6 cho thấy tổng số vốn đầu tư của 104 trang trại hiện nay là 146.478,6 triệu đồng, trong đó trang trại chăn ni có số vốn đầu tư cao nhất là 112.397,4 triệu đồng, trang trại trồng trọt có số vốn đầu tư thấp nhất là 1.836 triệu đồng.

Về cơ cấu vốn: Trong tổng số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện n Định thì vốn tự có của chủ trang trại là 101.421,78 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 69,24% tổng số vốn đầu tư. Số cịn lại đi vay, trong đó vay ngân hàng, tín dụng 41.878,23 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 28,59% vay từ các nguồn khác là 3.178,59 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,17% tổng số vốn đầu tư. Như vậy vốn đầu tư để phát triển trang trại huyện Yên Định phần lớn là vốn tự có của chủ trang trại và vốn vay tín dụng, đây là tỷ lệ huy động vốn tín dụng rất cao, phản ánh khả năng về vốn của các chủ trang trại và mức độ đầu tư lớn của các trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn ni. Chi phí con giống và thức ăn hồn tồn phụ thuộc vào thị trường và yêu cầu vốn cho thức ăn chăn nuôi là rất lớn nên tỷ lệ vay tín dụng của trang trại chăn ni là rất cao chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.6: Cơ cấu vồn, nguồn vốn đầu tư của các loại hình trang trại

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn ni Ni trồng TS Tổng hợp

SL % SL % SL % SL % SL %

Tổng vốn SXKD 146.478,6 100 1.836 100 112.397,4 100 10280 100 21.965,2 100

1. Vốn chủ trang trại 101.421,78 69,24 1.549,58 84,4 74.857,6 66,6 8.049,24 78,3 18.758,28 85,4 2. Vốn Vay NH, Tín dụng 41.878,23 28,59 225,83 12,3 35.405,2 31,5 1.912,08 18,6 2.372,24 10,8

3. Vốn khác 3.178,59 2,17 60,59 3,3 2.135,6 1,9 318,68 3,1 834,68 3,8

Ngược lại với các trang trại tổng hợp thường tận dụng được các nguồn nguyên liệu ban đầu có sẵn nên chi phí đầu tư để phải vay tín dụng khá thấp chỉ chiếm 10,8% con số này phản ánh mức độ chun mơn hóa của các trang trại tại địa bàn huyện Yên Định khá cao.

Như vậy, vốn đầu tư để phát triển trang trại ở Yên Định vẫn chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tư phát triển trang trại. Tuy nhiên, có tới 80% ý kiến của các chủ trang trại điều tra nêu những khó khăn bức súc về tình trạng thiếu vốn sản xuất nhưng lại không được vay vốn của các ngân hàng. Trong đó, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ trong việc cho vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng ln là những trở ngại lớn đối với các trang trại. Mặt khác, mức vốn được vay thường thấp, lãi suất cao trong khi thời gian cho vay lại ngắn nên các chủ trang trại khơng đủ thời gian quay vịng vốn. Do vậy, cần phải có biện pháp tháo gỡ trong quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng với các chủ trang trại, phấn đấu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vay vốn của chính phủ quy định đối với kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 53)