Giá trị sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 56)

2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

2.3.1. Giá trị sản xuất của trang trại

Qua bảng 2.7 cho thấy năm 2014 giá trị sản xuất của các loại hình trang trại phản ánh được đặc thù sản xuất của mỗi loại trang trại.

Trong 4 loại hình trang trại, trang trại chăn ni có giá trị sản xuất cao nhất với 108.724,995 triệu đồng tương đương với 2.051,4 triệu đồng/trang trại. Có được điều này nguyên nhân là các trang trại đâu tư chun mn hóa cao với số lượng đàn nuôi lớn cộng với số đầu con đạt và giá cả tốt đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho các trang trại chăn nuôi. Các trang trại trồng trọt cho giá trị sản xuất thấp nhất với 516,865 triệu đồng tương đương với 129,216 triệu đồng/ trang trại, giá trị của các trang trại trồng trọt thấp sản phẩm nơng sản nhìn trung chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh, bên cạnh đó môi trường xung quanh người dân cũng sản xuất nhiều loại sản phẩm tương tự nên đầu ra cũng như giá trị hàng hóa thấp. Mặt khác cơ cấu sản xuất của các trang trại trồng trọt sản xuất cây lúa và cây trồng hàng năm, chưa có sản phẩm đặc thù đặc trưng nên giá trị thu nhập thấp. Số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản tuy thấp (13 trang trại) nhưng đem lại giá trị kinh tế rất cao 26.073,6 triệu đồng tương đương với 2.005,662 triệu đồng/ trang trại. Các trang trai thủy sản đã tận dụng được thế mạnh diện tích nuôi trồng lớn với nguồn nước luân chuyển thường xuyên theo sông Mã và sông Cầu Chày nên sản phẩm cá rất nhanh lớn và mang lại hiệu quả cao.

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất theo các loại hình trang trại

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng TS Tổng hợp

SL % SL % SL % SL %

Giá trị tổng sản phẩm 516,865 100 108.724,995 100 26.073,6 100 5.052,95 100

1. Nông nghiệp 483,527 93,55 687,092 0,63 397,25 1,52 1.963,467 38,86

Cây lúa 113,973 22,05 0 0 62,64 0,24 639,356 12,65

Cây trồng hàng năm 311,276 60,22 409,637 0,38 186,79 0,72 1.242,135 24,58

Cây ăn quả khác 58,278 11,28 277,455 0,26 147,82 0,57 81,976 1,62

2. Chăn nuôi 29,875 5,78 107.574,948 98,94 326,75 1,25 2.105,73 41,69 Trâu 0 0 0 0 0 126,442 2,50 Bò 5,216 1,01 1.318,375 1,21 114,784 0,44 183,234 3,63 Lợn 0 0 66.357,007 61,03 0 95,537 1,89 gà 16,123 3,12 38.244,111 35,18 13,536 0,05 426,243 8,44 Vịt 8,536 1,65 1.655,455 1,52 198,43 0,76 52,283 1,03 2. Thủy sản 3,463 0,67 462,955 0,43 25.349,6 97,23 983,753 19.45 3,463 0,67 462,955 0,43 25.349,6 97.23 983,753 19.45

Bên cạnh đó các trang trại thủy sản còn biết kết hợp tăng thu nhập từ các sản phẩm phụ ngồi cá như trồng trọt và chăn ni thêm kết hợp với nuôi cá với vịt. Về cơ cấu cân đối các sản phẩm trang trại thì trang trại tổng hợp là đều nhất với giá trị 5.052,95 triệu đồng tương đương với 148,616 triệu đồng/ trang trại nhưng cơ cấu hợp lý các sản phẩm cả về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã đem lại hiệu quả bền vững cho sản xuất của trang trại.

Qua phân tích cho thấy về cơ bản các loại hình trang trại đã có được quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất theo mục đích chính đã tạo ra giá trị sản xuất cao, bên cạnh đó các lĩnh vực phụ cũng mang lại giá trị cho trang trại. Việc quy hoạch sử dụng đất đúng mục đích và khoa học đã tạo nên thuận lợi lớn trong hoạch định phương án sản xuất kinh doanh của từng loại hình trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 56)