Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH PCS Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty PCS hải dương (Trang 43 - 66)

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH PCS Hải Dương

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH PCS Hải Dương

Là một trong những doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố, Công ty TNHH PCS Hải Dương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, với ngành nghề chính là: Cung cấp hàng hóa cho các nhà máy cơng nghiệp nặng và nhẹ, tư vấn và thiết kế tàu thuyền, thi cơng kết cấu thép và cơng trình nổi, công ty đã gặt hái được một số kết quả nhất định.

Bảng 2.1 Khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH PCS Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 (A) Năm 2016 (B) Năm 2017 (C) Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Tuyệt đối (D)=(B)-(A) Tương đối (E)=(D)/(A) Tuyệt đối (F)=(C)-(B) Tương đối (G)=(F)/(B) 1. LNKT trước thuế và lãi vay Đồng 180.797.767 (322.114.632) (472.539.966) (502.912.399) (278,16) 150.425.334 46,70 2. Nguồn vốn Đồng 2.229984320 4.071.904.716 6.590.690.758 1.841.920.396 82,60 2.518.786.042 61,86 3. LNST Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) (320,45) 150.425.334 46,70 4. VCSH Đồng 438.934.872 116.820.240 (356.492.198) (322.114.632) (73,39) (473.312.438) (405,16) 5. Tổng tài sản Đồng 2.229.984.320 4.071.904.716 6.590.690.758 1.841.920.396 82,60 2.518.786.042 61,86 6. DTT Đồng 3.790.548.532 3.110.471.506 4.053.218.927 (680.077.026) (17,94) 942.747.421 30,31 7. Tỷ suất sinh lời

ROI=(1)/(2) % 8,11 (7,91) (7,16) (16,02) (0,75)

8. Tỷ suất sinh lời

ROE=(3)/(4) % 33,29 (275,74) (132,55) (309,03) (143,19) 9. Tỷ suất sinh lời

ROA=(3)/(5) % 6,55 (7,91) (7,17) (14,46) (0,74)

10. Tỷ suất sinh lời

ROS=(3)/(6) % 3,85 (10,36) (11,66) (14,21) 1,3

Qua bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty PCS Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 chúng ta có thể thấy khái qt tình hình kinh doanh của cơng ty. Cụ thể nhu sau:

- Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) của Công ty PCS Hải Dương năm 2016 đạt âm 7,91% giảm 16,02 % so với năm 2015; năm 2017 tỷ suất ROI tiếp tục đạt âm nhưng mức âm đã giảm xuống chỉ còn âm 7,16 % tuơng ứng giảm 0,75 % so với năm 2016. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2015 lợi nhuận công ty tạo ra là 8,11 đồng trên 100 đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đến năm 2016 công ty phải dùng 7,91 đồng vốn bù lỗ và tiếp tục phải sử dụng tới 7,16 đồng vốn trong năm 2017 nhằm mục đích trên. Nguyên nhân chính khiến chỉ tiêu này của doanh nghiệp thấp thâm chí đạt âm là do:

+ Nguyên nhân đầu tiên là do kết quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Năm 2016 doanh thu của công ty PCS Hải Dương từ hoạt động cung cấp sản phẩm, thành phẩm giảm 680.077.026 đồng tuơng ứng giảm 17,94% so với năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017, doanh thu tăng trở lại và khá khả quan khi công ty giảm giá bán nhằm tăng doanh thu giúp doanh thu có xu huớng tăng trở lại đạt mốc 4.053.218.927 đồng; tăng tới 30,31% so với năm 2016.

Tuy nhiên bên cạnh đó, chi phí phát sinh q lớn khiến cơng ty khơng tạo đuợc lợi nhuận giữ lại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong q trình sản xuất kinh doanh chiếm giá trị lớn nhất trong tổng chi phí của cơng ty. Chi phí này tăng tập trung chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào tăng cao và chiếm tới 70 - 80% trong tổng chi phí của cơng ty. Cùng với đó, các chi phí cho sản xuất như chi phí sản xuất chung (bao gồm khấu hao, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất trực tiếp...), chi phí bán hàng, chi phí quản lý của công ty tăng qua từng năm dẫn tới cơng ty khó có thể điều chỉnh trong thời gian ngắn và buộc công ty đành chấp nhân sử dụng giá cả của dịch vụ với chi phí thị truờng. Ngồi ra cịn yếu tố chủ quan, vì cơng ty định huớng tuơng lai, phát triển lâu dài, hi sinh lợi ích ngắn hạn, tập trung thâm nhập và phát triển thị truờng mở rộng quy mô song song với quá trình xây dựng chuỗi giá trị từ cung cấp - sản xuất - kinh doanh, phát

triển các dịng sản phẩm khác nên nhiều khoản chi phí hình thành trong quá trình hoạt động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty.

Như vây, mặc dù doanh thu của công ty PCS Hải Dương luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh trở lại sau thời gian giảm năm 2015 nhưng nguồn lợi ích này khơng đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của cơng ty có xu hướng giảm và đặc biêt trong 2 năm 2016 và 2017, hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả khiến cơng ty ln trong tình trạng bị thua lỗ. Cụ thể năm 2016 tổng LNKT trước thuế và lãi vay của công ty đạt âm 322.114.632 đồng giảm 278,19% so với năm 2015 và trong năm 2017 lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay bị thua lỗ nhiều hơn 472.539.966 đồng tương ứng tăng giảm thêm 46,70% so với năm 2016.

+ Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ nguồn vốn hoạt động:

Năm 2016, tổng nguồn vốn của công ty tăng 1.841.920.396 đồng tương ứng tăng 82,60% so với năm 2015, và trong năm 2017 nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 2.518.786.042 đồng tương ứng tăng 61,86% so với năm 2016. Nguồn vốn hoạt động của cơng ty có xu hướng tăng liên tục trong các năm chủ yếu do các khoản tăng từ các chi phí kết chuyển thành các khoản phải trả ngắn hạn liên tục trong 3 năm. Nếu như năm 2015, nghĩa vụ nợ phải trả của DN chỉ là 1.791.049.448 đồng thì đến năm 2016 chỉ tiêu này tăng 120,82% trong năm 2016 và đạt 6.947.183.956 đồng trong năm 2017. Các khoản nợ này phát sinh từ hoạt động thu mua nguyên vật liệu và tiền hàng trả châm, trả góp cùng với những khoản nộp BHXH mà DN chưa thực hiện với cơ quan nhà nước hình thành tài khoản chi phí phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Đây là dịng tiền phát sinh chi phí phải trả trong tương lai do đó, nó trực tiếp tác động tới doanh thu và khiến dịng lợi ích thu về của cơng ty bị ảnh hưởng. Cùng với đó, các khoản nợ này ln đi kèm với nghĩa vụ bắt buộc hồn trả của cơng ty vì vây nó tiềm tàng nhiều rủi ro, dễ dàng phát sinh các khoản chi trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơng ty PCS Hải Dương chưa có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ dài hạn do chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết khiến cho công ty phụ thuộc chủ yếu từ nguồn chi phí vay ngắn hạn. Điều này dẫn tới công ty mất khả năng tự chủ và dễ dàng gặp các rủi ro thanh tốn trong q

trình hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn, giảm sức cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

Từ những tác động trên có thể thấy, tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) của công ty PCS Hải Dương cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty rất kém, hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp, chi phí phát sinh lớn gây tổn thất, thất thốt và lãng phí cho cơng ty, giảm sức sinh lời từ doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)

Tỷ suất sinh lời của VCSH của công ty năm 2016 đạt âm 275,74% giảm 309,03% so với năm 2015 và năm 2017 đạt âm 132,55% giảm thêm 143,19% so với năm 2016. Kết quả của chỉ tiêu này cho thấy năm 2015 công ty PCS Hải Dương tạo ra 33,29 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2016 do kinh doanh không hiệu quả công ty mất tới 275,74 đồng bù lỗ cho hoạt động kinh doanh và khoản bù đắp này năm 2017 đạt 132,55 đồng. Nguyên nhân dẫn tới kết quả ROE của cơng ty thấp là vì:

+ Ngun nhân thứ nhất là do lợi nhuận sau thuế của công ty:

Lợi nhuận của cơng ty có xu hướng giảm liên tục và âm trong 2 năm 2016 và 2017. Như đã phân tích ở trên, mặc dù doanh thu của cơng ty ln ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh trở lại sau thời gian giảm năm 2016 nhưng nguồn lợi ích này khơng đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên làm cho cơng ty ln trong tình trạng bị thua lỗ trong hai năm gần đây. Việc kinh doanh không hiệu quả khiến cơng ty mất dịng lợi ích trước thuế thậm chí cịn thâm hụt vào vốn tự có của cơng ty. Cùng với đó, do cơng ty PCS Hải Dương là DN sản xuất nên nguồn lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và các hoạt động khác không đáng kể khiến tổng lợi nhuận thu về chủ yếu từ hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm. Vì vây kết quả lợi nhuận sau thuế không cao. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh của DN. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của chủ sở hữu DN, tác động tới hiệu quả kinh doanh cũng như những quyết định mang tính vĩ mơ của nhà quản trị.

+ Ngun nhân thứ hai làm chỉ tiêu ROE của DN không cao là do vốn chủ sở hữu:

Nếu như năm 2016, VCSH của công ty đạt 116.820.240 đồng, giảm 322.114.632 đồng tương ứng giảm 73,39% so với năm 2015 thì đến năm 2017, VCSH của cơng ty chỉ cịn âm 356.492.198 đồng giảm thêm 405,16% so với năm 2015. Theo đánh giá từ các hoạt động của cơng ty PCS Hải Dương có thể thấy với mơ hình DN là cơng ty tư nhân nên nguồn vốn chủ yếu đến từ lợi nhuận tạo ra sau q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Trong trường hợp DN có lợi nhuận sau thuế thì dịng tiền này chủ yếu dùng để đóng góp vào lợi nhuận giữ lại của DN làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, DN khơng phát sinh dịng lợi nhuận sau thuế, thậm chí cịn thua lỗ dẫn tới vốn chủ sở hữu không được cải thiện qua các năm. Do đó, cơng ty đang rơi vào tình trạng nguồn vốn âm và giá trị nhỏ hơn giá trị các khoản nợ. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và bổ sung nguồn vốn tự có khơng được thực hiện trong các năm khiến tình hình nguồn vốn khơng được cải thiện. Kinh doanh khơng có hiệu quả khiến hoạt động chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh sang vốn chủ sở hữu làm tình hình nguồn vốn tự có của DN bị sụt giảm nghiêm trọng. Vốn chủ sở hữu thấp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của DN, nó tác động tới khả năng tự chủ về vốn trong quá trình đầu tư tài sản phục vụ mục đích kinh doanh và hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Qua chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty rất kém, Vì vây để cải thiện tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cơng ty cần có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả và chiến lược quản lý vốn rõ ràng nhằm nâng cao uy tín của DN, thu hút thêm kênh đầu tư và cải thiện tình hình nguồn vốn hiện tại.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản của công ty TNHH PCS Hải Dương năm 2016 đạt âm 7,19% tương ứng giảm 14,46% so với năm 2015 và năm 2017 là âm 7,17 % giảm 0,74% so với năm 2016. Điều này có nghĩa là 100 đồng tài sản đầu tư của công ty năm 2015 tạo ra 6,55 đồng lợi nhuận sau thuế; nhưng đến năm 2016 công ty đã phải dùng 7,19 đồng tài sản để bù lỗ và 7,17 đồng tài sản để bù lỗ vào năm 2017.

Qua bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của cơng ty có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2016 tổng tài sản của công ty tăng 1.841.920.396 đồng tương ứng tăng 82,60% so với năm 2015, và trong năm 2017 nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 2.518.786.042 đồng tương ứng tăng 61,86% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu làm tổng tài sản của công ty tăng là do: thứ nhất, công ty dự trữ tiền nhằm tránh rủi ro về hàng tồn kho, rủi ro cạn tiền, tăng khả năng thanh khoản và đặc biệt là tân dụng các cơ hội trong quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào, nên tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm (Năm 2016, giá trị của tiền và các khoản tương đương tiền đạt 58.313.728 đồng tăng 44,64% so với năm 2015 thì đến năm 2017, lượng tiền mà công ty nắm giữ lên tới 163.764.026 tăng 180,83 % so với năm 2016); thứ hai, là do để tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn kinh tế này, công ty đã áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, chấp nhận bán chịu nhằm tăng khả năng thu hút và tiêu thụ sản phẩm (Nếu như trong năm 2016 chỉ tiêu phải thu khách hàng của công ty chỉ có 352.227.878 đồng giảm 7,94% so với năm 2015 thì đến n ăm 2017, phải thu khách hàng của công ty PCS Hải Dương đạt tới 946.262.324 đồng tăng tới 168,85% so với năm 2016); Cuối cùng là do chi phí nguyên vật liệu sản xuất cao dẫn tới giá trị hàng tồn kho của công ty lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty. Điều này làm cho lượng hàng tồn kho của công ty luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao.

Tuy tổng tài sản ln có xu hướng tăng qua các năm, nhưng như đã phân tích ở trên mặc dù doanh thu của công ty PCS Hải Dương luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh trở lại sau thời gian giảm năm 2016 nhưng nguồn lợi ích này khơng đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên làm cho công ty ln trong tình trạng bị thua lỗ trong hai năm gần đây, điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản thấp và luôn đạt âm trong năm 2016 và 2017.

Chỉ tiêu ROA của công ty cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty PCS Hải Dương không cao, hoạt động sử dụng và khai thác nguồn lực từ tài sản đầu tư chưa đem đến kết quả dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh những yếu tố khác, DN cần được quan tâm và xem xét đúng đắn về vấn đề quản lý, khai thác hiệu quả sử dụng tài sản trong quá trình HĐKD.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu của công ty năm 2016 đạt âm 10,36% giảm 14,21% so với năm 2015; năm 2017 ROS của công ty PCS Hải Dương lại tiếp tục đạt âm 14,21% tương ứng tăng 1,3% so với năm 2016. Chỉ tiêu ROS cho biết 100 đồng doanh thu thuần của cơng ty thu được thì năm 2015 có 3,85 đồng lợi nhuận sau thuế; nhưng đến năm 2016 công ty phải sử dụng tới 10,36 đồng doanh thu để bù lỗ và năm 2017 phải dùng đến 14,21 đồng bù lỗ tương ứng tăng 1,3 đồng so với năm 2016.

Chỉ tiêu ROS của công ty rất thấp và thâm chí cịn âm cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty chưa tốt, cơng tác quản lý và kiểm sốt chi phí chưa được đánh giá cao. Do đó, để tăng khả năng sinh lời trên doanh thu, ngoài việc tăng doanh số cũng như chất lượng bán hàng, công ty cần quản lý chặt chẽ các dịng tiền ra trong q trình HĐKD, cắt bỏ các chi phí khơng cần thiết, xây dựng ke hoạch sử dụng và quản lý chi phí và các nguồn lực khác hợp lý nhằm nâng cao HQKD của công ty.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Công ty TNHH PCS Hải Dương sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chế tạo và thi cơng. Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN, ngoài những khía cạnh nghiên cứu khác nhau, một trong những đối tượng mà DN quan tâm đó chính là hiệu quả sử dụng tài sản. Đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng tài sản giúp DN tìm ra những vấn đề, khó khăn trong cơng tác vân hành HĐKD từ đó

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty PCS hải dương (Trang 43 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)